Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Năm học 2012 - 2013

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Năm học 2012 - 2013

Hoạt động 1.Ôn lí thuyết

H: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

*GV:Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

H:Xét về thể loại có thể xếp văn bản thuộc kiểu loại nào?

+Biểu cảm

 

doc 110 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3319Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
Hoạt động của Thầy- Trò
Hoạt động 1.Ôn lí thuyết
H: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
*GV:Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.
H:Xét về thể loại có thể xếp văn bản thuộc kiểu loại nào?
+Biểu cảm
H: Ai là nhân vật chính?
H:Văn bảnnày trích từ đâu?
H: Kỉ niệm ngày đầu đến trường được kể theo trình tự nào? 
Trình tự thời gian
H: Nội dung chính của văn bản này là gì?
H: Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật?
* GV mở rộng:
- “Tôi đi học” thuộc loại truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện và xung đột. Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng mơm man về buổi tựu trường của nhân vật “tôi”. Nó gần như tự truyện, vừa nhẹ nhàng, vừa man mác vừa ngọt ngào quyến luyến những dư vị buồn thương của kỉ niệm đầu đời.
- Là 1 văn bản thể hiện hài hoà giữa trữ tinh (biểu cảm) với miêu tả và kể (tự sự), thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không phải là ở sự trình bày các sự kiện hay các xung đột nổi bật. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế về dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường qua ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vùa náo nức, vừa bỡ ngỡ Tác giả đã khơi gợi lại những rung cảm sau xa trong tâm hồn bạn đọc bởi trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua những cảm xúc, tâm trạng tương tự
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập
GV yêu cầu HS mở SBT trắc nghiệm 
+HS đọc, trả lời các câu hỏi 1-12/ 11-13
-GV nhận xét
H:Đọc và xác định yêu cầu BT2?
-Hoạt động nhóm bàn.
-Đại diện trình bày
-HS tự làm
-GV chuẩn kiến thức (tham khảo /7- sách nâng cao)
H:Xác định yêu cầu bài 3?
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
H:Xác định yêu cầu bài 4?
-Làm việc cá nhân.
- Hướng dẫn học sinh làm dàn ý:
Lập dàn bài, nhận xét
Gv tổ chức cho học sinh viết đoạn mở bài và kết bài.
Viết đoạn.
Trình bày.
Nhận xét.
Cho học sinh tham khảo đoạn mở bài, đoạn kết bài
a. Mở bài:
“ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp.
 Kết bài:
 Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.
Kiến thức cần đạt
I.Lí thuyết
a.Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911 – 1988.)
- Sáng tác đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm nhẹ nhàng lắng sâu êm dịu trong trẻo
- Quê ở Huế, từng dạy học, viết báo, làm văn. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, truyện thơ. “Quê mẹ”, “đi giữa một mùa sen 
b,Tác phẩm
- “Tôi đi học” thuộc “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
2.Nội dung
-Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi.Thanh Tịnh diễn tả dòng cảm nghĩ này.
3.Nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm , hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng
II. Luyện tập
Bài 1 .Bài tập trắc nghiệm
Câu 1 đến câu13 /SBT trắc nghiệm lớp 8/11-13
1b,2d,3b,4a,5d,6a,7c,8c,9d,10d,11c,12d.
Bài tập 2
Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện
Bài tập 3 Bằng cảm nhận của riêng mình, em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn ‘Tôi đi học” của ông.
*Định hướng
 Khi giới thiệu về truyện ngắn Tôi đi học, có thể chọn một trong những cách sau đây:
+ Giới thiệu những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
+ Tóm tắt truyện theo mạch cảm xúc của nhân vật tôi.
Bài 4 : Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
 Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Tôi đi học” và cảm xúc của mình khi đọc truyện.
b. Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nv “tôi”.
- Phân tích dòng cảm xúc của nv “tôi” và phát biểu cảm nghĩ:
+ Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học.
+ Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều. 
+ Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp. 
+ Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng.
+ Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng. 
- Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm.
- Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện.
c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân).
. 
Bài tập 5. (Bài tập về nhà) Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên
*Định hướng
* Mở bài: Tạo ra tình huống để kể lại kỉ niệm (từ câu chuyện của cha mẹ mà bắt vào giới thiệu kỉ niệm của mình; Nhân khi nhìn lại 1 đồ vật cũ, nhận 1 bức thư, xem 1 cuốn phim )
* Thân bài: Kể lại kỉ niệm ngày đầu đi học:
- Gợi nhớ kỉ niệm:
 + Giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện đáng nhớ.
 + Thời gian, địa điểm.
-Diễn biến câu chuyện, tình huống xảy ra mâu thuẫn.
-Kết thúc câu chuyện:
+ Mâu thuẫn được giải quyết.
+ Câu chuyện trở thành kỉ niệm.
* Kết bài: - Suy nghĩ của bản thân.
III. Hướng dẫn về nhà.
-Hoàn chỉnh bài tập 4.
- Tham khảo các bài 1,2,3/6 sách nâng cao
-Chuần bị bài: cấp độ khái quát của từ ngữ.
* ** * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Ngày soạn : 16.08.2012 
Ngày dạy : 22.08.2012 
 Tiết 3
 Ôn cấp độ khái quát của nghiã từ ngữ
I.Mục tiêu
Giúp HS:
 -Củng cố các kiến thức cấp độ khái quát của từ ngữ.
 -Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, viết đoạn văn có sử dụng cấp độ khái quát của từ ngữ. .
II.Nội dung
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 Ôn lí thuyết
*Gv:cho Hs nhắc lại nhanh lí thuyết
- Hướng dẫn HS ôn tập về cấp độ khái quát của từ ngữ:
H:Thế nào là cấp độ khái quát của từ ngữ?Cho ví dụ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập
-Gv yêu cầu Hs giở SBT trắcnghiệm(trang 14,15)
Và từ câu 13-câu 19 (trang14-15)
-Hs đọc và trả lời –Gv nhận xét. 
H:HS đọc yêu cầu bài 2?
-Hoạt động nhóm bàn
-Đại diện trình bày.
-Gv nhận xét.
-Hs đọc yêu cầu bài 3?
-Hoạt động cá nhân.
a Con người, giới tính, tuổi tác, đàn ông, đàn bà, nhi đồng, thiếu niên, cụ già
b Đồ vật, nhạc cụ, đồ dùng học tập, sáo, nhị, đàn bầu, đàn thanh, bút, vở, thước kẻ
H:Tìm từ ngữ có nghĩa rộng hơn và hẹp hơn các từ ngữ sau rồi thể hiện bằng sơ đồ?
a.Học tập b.Giáo viên
c.Cờ d.Truyện dân gian 
-Hs lên bảng làm
-Lớp nhận xét.
H: Đọc và làm bài 4?
Hs xác định yêu cầu bài4
Gọi 2 Hs lên bảng làm.,
Dưới làm bài độc lập.
Gv nhận xét, chữa.
I.Lí thuyết
1.Cấp độ khái quát của từ ngữ:
Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
II.Luyện tập
*Bài tập trắc nghiệm
-Từ câu 13-câu 19 (trang14-15)
*Đáp án:
13a, 14c, 15b, 16c,17a,18b,19d.
Bài tập 2. Hãy tìm từ ngữ để điền vào sơ đồ sau cho phù hợp với các từ: 
 Động vật
 Thú Chim	 	 
Bài tập 3 : Xác định cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ mỗi nhóm từ sau:
*Đáp án:
a Con người: -Giới tính: đàn ông, đàn bà, nam. nữ
 -Tuổi tác: thiếu niên, thanh niên, cụ giàj
b, Đồ vật: -Nhạc cụ
 Bài tập 3/9(Trích ngữ văn nâng cao)
*Gợi ý:
a,Viết văn, làm toán < học tập <lao động
b Thầy giáo, cô giáo< giáo viên< viên chức
c,Cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn<Truyện dân gian< Văn học dân gian
Bài tập 4.Viết một đoạn hội thoại ngắn có vận dụng kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
III.Hướng dẫn về nhà.
-Ôn lại kiến thức vừa hoc.
-Hoàn chỉnh bài 4.
-Chuẩn bài văn bản: Trong lòng mẹ 
* * * * * * * * ** * * * * * * * * * * * * * * * * *
Ngày soạn: 20.08.2012
Ngày dạy: 8B,C : 24.08.2012
Tiết4 - 5: 
 Ôn văn bản: Trong lòng mẹ
 (Nguyên Hồng)
I.Mục tiêu
*Giúp Hs:
- Củng cố và nâng cao kiến thức văn bản: Trong lòng mẹ
 -Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, viết đoạn văn.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
II.Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1.Ôn lí thuyết
H:Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
GV bổ sung:
*Nguyên Hồng (1918 – 1982) quê ở Nam Định, sống và viết chủ yếu ở Hải Phòng những năm trước cách mạng sau hòa bình (1954) gia đình ông chuyển về Hà Nội, Yên Thế, Bắc Giang, ông vẫn gắn bó với Hải Phòng. Là nhà văn rất bình dị trong sinh hoạt và giàu tình cảm, dễ xúc động. Là nhà văn cảu phụ nữ, nhi đồng, của những người khốn khổ.
Nguyên Hồng được coi là nhà văn của những cuộc đời cần lao, những nỗi niềm cơ cực. Bản thân ông cũng rất dễ xúc động, thường chảy nước mắt khóc t ... 02/2013
 Tiết 47 Ôn văn bản: Tức cảnh Pác Bó
I.Mục tiêu
*Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố lại các kiến thức về văn bản: Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
-Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, viết đoạn,trình bày miệng, cảm thụ thơ.
II.Nội dung
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1.Ôn lại phần lí thuyết
-Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
H:Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh.
 H:Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
*Giáo viên bổ sung:
Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - 1 hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (Hà Quảng - Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là 1 phiến đá bên bờ suối cạnh hang được người đặt tên là suối Lê-nin. Bài thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh này.
H: Nội dung chính của văn bản này là gì?
H: Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật?
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập
-Giáo viên cho học sinh làmSBT trắc nghiệm /11 và 13( Sách kiểm tra đánh giá lớp 8)
+HS đọc, trả lời
-GV nhận xét
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
H:Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1?
Học sinh hoạt động theo nhóm
->Thảo luận -> Trình bày
*Giáo viên chữa
H:Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2?
-Yêu cầu 2 học sinh lên bảng lập dàn ý
*Giáo viên:Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn
- Gọi học sinh trình bày dàn ý.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại những ý chính.
H:Phần mở bài cần nêu ý chính gì?
H:Phần thân bài triển khai ý như thế nào?
-Gọi học sinh trả lời
H:Phần kết bài nêu lên vấn đề gì?
*Giáo viên yêu cầu học sinh viết Mở bài và Kết bài
-Làm việc cá nhân.
-2học sinh lên bảng viết
->Nhận xét
I.Lí thuyết:
1.Tác giả: 
 - Hồ Chí Minh (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà cách mạng của dân tộc Việt Nam.
2.Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2. 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Trung Quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. 
3.Nội dung
-Học sinh tự nêu
4.Nghệ thuật
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái. 
II.Luyện tập
*Bài tập trắc nghiệm( Lớp yếu)
Đáp án
1A-2D-3D-4C-5D
Bài tập 1 Phân tích nghệ thuật diễn đạt trong hai câu thơ mở đầu
*Định hướng
-Giọng thơ
-Nhịp thơ
-Hai vế câu đối lập, sóng đôi về không gian, thời gian.
->Tác dụng: 
Bài tập 2 Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của ùô Chí Minh? 
*Định hướng
*.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung :Bài thơ
- Cách làm: phân tích các yếu tố nghệ thuật làm sáng tỏ nội dung. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng câu thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
- Hồ Chí Minh (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà cách mạng của dân tộc Việt Nam. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong những ngày hoạt động cách mạng gian khổ ở Pác Bó.
b. Thân bài
- Câu thơ 1 sử dụng phép đối về không gian và đối về thời gian, ngắt nhịp 4/3 sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng giúp ta hiểu về cuộc sống của Bác. Đó là cuộc sống hài hoà thư thái, ung dung hoà điệu với nhịp sống của núi rừng.
- Câu thơ 2 nói về chuyện ăn của Bác ở Pác Bó. Thức ăn chủ yếu là cháo bẹ, rau măng. Đây là những thức ăn có sẵn hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Giọng điệu đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ và dư thừa. Bữa ăn của Bác thật đạm bạc giản dị mà chan chứa tình cảm đó là toàn là sản vật của thiên nhiên ban tặng cách mạng cho con người. Đó cũng là niềm vui của người chiến sĩ cách mạng luôn gắn bó với cuộc sống của thiên nhiên
- Câu thơ 3 nói về điều kiện làm việc của Bác. Bác làm việc bên bàn đá chông chênh rất giản dị, đơn sơ.
 Hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ thật nổi bật vừa chân thực vừa sinh động lại vừa như có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng, giống như một bức tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng. Hồ Chí Minh đang dịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ đồng thời chính là xoay chuyển lịch sử Việt Nam.
- Câu thơ thứ 3 là suy nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng. Đó là cuộc sống gian khổ nhưng là niềm vui giữa chốn núi rừng – cuộc đời “ sang” - sang trọng giàu có. Đó là TT, cuộc đời làm cách mạng lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống không hề bị gian khổ khuất phục.
Cuộc đời cách mạng của Bác thật gian khổ nhưng Bác thấy đó là niềm vui của người chiến sĩ cách mạng -giữa chốn lâm tuyền. Bác là người cách mạng sống lạc quan tự tin yêu đời.
c. Kết bài
- là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của ấc Hồ trong cuộc sống cách mạng gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
3. Viết bài 
a. Mở bài
- Hồ Chí Minh (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà cách mạng của dân tộc Việt Nam. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong những ngày hoạt động cách mạng gian khổ ở Pác Bó.
b. Thân bài
c. Kết bài
- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
III.Hướng dẫn về nhà.
-Ôn lại kiến thức vừa hoc.
-Hoàn chỉnh bài 2.
-Chuẩn bị: Ôn luyện câu cầu khiến
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 16 /1 /2011 Ngày dạy 8C: /1/2011 
 Tiết 39: Ôn luyện câu cầu khiến
I.Mục tiêu
*Giúp HS:Củng cố các kiến thức câu cầu khiến (đặc điểm, chức năng).
 -Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, viết đoạn.
- Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng câu cầu khiến trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản.
II.Nội dung
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
*HĐ1 Ôn lí thuyết
*Gv:cho Hs nhắc lại nhanh lí thuyết
- Hướng dẫn HS ôn tập về câu cầu khiến.
H:Thế nào là câu cầu khiến.?Cho ví dụ?
H:Về mặt hình thức câu cầu khiến.? 
H: Đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến?
-Học sinh nhắc lại 
-Các từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ, đi, nào,.
-VD: 
Đừng cho gió thổi nữa.
Bạn đừng nói chuyện nữa.
*Giáo viên:Thường được cấu tạo bằng các từ ngữ chỉ mệnh lệnh: Hãy đừng, chớ, thôi, nào...Còn được thể hiện bằng ngữ điệu, kết thúc dùng dấu (!).
Ra lệnh: Xung phong.
Yêu cầu: Xin đừng đổ rác.
Đề nghị: Đề nghị mọi người giữ trật tự.
Khuyên bảo: Cậu đừng hút thuốc nữa nhé.
HĐ2:Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên cho học sinh làmSBT trắc nghiệm /22 và 23-3( Sách kiểm tra đánh giá định kì lớp 8)
-Giáo viên đưa bảng phụ->Học sinh xác định theo yêu cầu
+HS đọc, trả lời
-GV nhận xét
H:Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau?
-Hoạt động độc lập
-Thực hiện kĩ thuật trình bày 1 phút.
H:Học sinh đọc yêu cầu bài 2?
H:Xác định sắc thái mệnh lệnh trong những câu trên?
H:Câu nào có tác dụng nhất vì sao.
Gọi 2 Hs lên bảng làm.,
Dưới làm bài độc lập.
-Đại diện trình bày.
-Gv nhận xét.
H:Học sinh đọc yêu cầu bài 3?
H:Xác định sắc thái ý nghĩa của các câu cầu khiến sau đây trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng.?
-Học sinh thảo luận nhóm.
-Thời gian: 2 phút
H:Học sinh đọc yêu cầu bài 4?
-Hoạt động theo cặp
-Đại diện trình bày
a. Câu nào là câu cầu khiến.
b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong 2 câu trên.
H:Học sinh đọc yêu cầu bài 5?
-Học sinh lên bảng làm
H :Xác định phương thức biểu đạt ?
-Nội dung viết
-Gọi 2 học sinh lên bảng viết
-Lớp làm vào vở
*Giáo viên chữa bài trên bảng về :
+Hình thức
+Nội dung
+Dùng từ, diễn đạt, yêu cầu.
I.Lí thuyết
1. Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi thôi, nào,hay ngữ điệu cầu khiến; được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
2.Hình thức
+ Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.Đặc điểm và chức năng của câu cầu khiến.
a. Đặc điểm.
b. Chức năng.
Dùng để ra lệnh yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
II.Luyện tập
-Học sinh làmSBT trắc nghiệm /22 và 23-3( Sách kiểm tra đánh giá định kì lớp 8)
Bài tập 1.Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiên sau.
Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên !
-Anh cứ trả lời thế đi !
-Đi đi con !
-Con, đi đi !
-Mày đi đi !
-Đi đi đồ khỉ.
-Đi đi nhá!
*Định hướng
+Sắc thái các câu.
-Tha thiết.
-Thân thiết.
-Dịu dàng.
-Nhẹ nhàng.
-Gắt gỏng.
-Không hài lòng.
-Thân mật thân thiết.
Bài tập 2.
a. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
b. Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ !
c. Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ !
*Định hướng
a.Kiên quyết.
b. Cầu khẩn mong muốn.
c. Van xin.
->Câu a có tác dụng nhất vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải, Chị Dậu kiên quyết hành động để bảo vệ chồng.
Bài tập 3. Xác định sắc thái ý nghĩa của các câu cầu khiến sau đây trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng.
a. Giúp tôi với cá ơi ! Mụ vợ tôi nó máng nhiều hơn ...đẹp.
b. ông lão ơi ! Đừng băn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Tôi kêu ... 
c. Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương...
Trong các trường hợp sau đây: 
- Đốt nén hương thơm mát dạ người. Hãy về vui chút, mẹ tơm ơi !
- Hãy còn nóng nắm đấy nhé!
Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
*Định hướng
a. Sắc thái cầu xin, mong cá vàng giúp đỡ.
b. Sắc thái ý nghĩa khuyên bảo.
c. Ra lệnh (Mụ vợ ra lệnh bắt ông lão đi tìm cá vàng...)
Bài tập 4. Trong các trường hợp sau đây:
- Đốt nén hương thơm mát dạ người.
 Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi!
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
a. Câu nào là câu cầu khiến?
b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong câu Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi! và câu Hãy còn nóng lắm đấy nhé!
*Định hướng
Các câu cầu khiến là:
a. Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !
b. Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
Phân biệt sự khác nhau
Từ hãy trong câu a có ý nghĩa cầu khiến.
Câu b. Từ hãy mạng ý nghĩa tồn tại, nó đồng nghĩa với từ đang.
Bài tập 5. Đặt 5 câu trần thuật, sau đó dùng các hình thức cần thiết để chuyển thành câu cầu khiến.
Bài tập 6. Hãy viết một đoạn văn (7-10 câu) có dùng ít nhất một câu cầu khiến. Cho biết chức năng của câu cầu khiến ấy.
III.Hướng dẫn về nhà.
-Ôn lại kiến thức vừa hoc.
-Hoàn chỉnh bài 4.
-Chuẩn bị: Ôn văn bản:Ngắm trăng, Đi đường

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong van 8 12-13.doc