I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS cần đạt được:
- Biết khái niệm các loại phân bón thường dùng trong sản xuất.
- Biết một số đặc điểm chủ yếu, một số tính chất và kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thường gặp (phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật).
2. Kỹ năng : quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.
3. Thái độ: Có ý thức tích cực bảo vệ môi trường. Vận dụng hiểu biết về phân bón để tham gia và vận động mọi người sử dụng phân bón hợp lí, tăng năng suất cây trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất, đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
II. Định hướng phát triển năng lực
Ngày soạn: 25/9/2018 Tiết: 11,12 BÀI 12. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS cần đạt được: - Biết khái niệm các loại phân bón thường dùng trong sản xuất. - Biết một số đặc điểm chủ yếu, một số tính chất và kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thường gặp (phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật). 2. Kỹ năng : quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. 3. Thái độ: Có ý thức tích cực bảo vệ môi trường. Vận dụng hiểu biết về phân bón để tham gia và vận động mọi người sử dụng phân bón hợp lí, tăng năng suất cây trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất, đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người. II. Định hướng phát triển năng lực STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần 1 Năng lực tự học Học sinh xác định được mục tiêu : Biết khái niệm các loại phân bón thường dùng trong sản xuất. - Biết một số đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng các loại phân thường gặp (phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật). 2 Năng lực giải quyết vấn đề : Giải thích đặc điểm, tính chất, cách sử dụng của phân bón(phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật).. 3 Năng lực sử dụng ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình khái niệm, đặc điểm, tính chất và cách sử dụng phân bón. 4 Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 5 Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích so sánh đặc điểm , tính chất và cách sử dụng phân bón(phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật). III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng phân một số loại phân bón thường dùng Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp. Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng phân hóa học và phân hữu cơ, phân vi sinh vật - So sánh phân hóa học và phân hữu cơ. - Giải thích tại sao phân hóa học bón nhiều năm liên tục làm đất chua. - Tại sao phân hữu cơ bón nhiều, liên tục nhiều năm không hại đất? - Vì sao phân hóa học chủ yếu là bón thúc, nếu bón lót chỉ bón một lượng nhỏ? - Vì sao phân hữu cơ trước khi bón phải ủ cho hoai mục. - Cách ủ phân hữu cơ. Tác dụng của việc ủ phân hữu cơ trước khi dùng. 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá Câu 1. Xác định các câu đúng (ghi Đ), sai (ghi S) trong các câu sau đây: Câu hỏi Đáp án a. Phân hoá học là loại phân có vai trò cải tạo đất b. Phân hoá học là loại phân dễ tan (trừ phân lân) c. Phân hữu cơ có vai trò cải tạo đất nên cần bón với lượng nhiều d. Phân vi sinh là loại phân dễ tan nên sử dụng để bón thúc đ. Phân hữu cơ có tác dụng chậm nên không cần bón nhiều e. Bón nhiều phân hoá học đất dễ bị chua và dễ bị phá vỡ kết cấu viên g. Phân vi sinh vật được trộn hoặc tẩm vào rễ cây trước khi trồng h. Trước khi bón, phân hữu cơ nên được ủ kĩ i. Phân hoá học có nhiều nguyên tố dinh dưỡng k. Tỉ lệ và thành phần chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ ít và không ổn định Câu 2. Điền vào các vị trí (1), (2), (3) trong các câu sau sao cho phù hợp: a. Phân hoá học là loại phân ...(1) vì vậy nên sử dụng để bón...(2)Cũng có thể bón ....(3)với lượng nhỏ. b. Chất ding dưỡng trong phân hữu cơ....(1) sử dụng được ngay, vì vậy cần bón ....(2) đế sau 1 thời gian, phân được.....(3)mới cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ. c. Phân vi sinh vật là loại phân có chứa....(1) Mỗi loại phân chỉ.....(2) với 1 hoặc 1 nhóm cây trồng nhất định. Đáp án: Câu 1: Đúng: b, c, e, g, h, k; Sai: a, d, đ, i Câu 2. a. 1. Dễ tan 2. bón thúc 3. bón lót b. 1. không 2. bón lót 3. khoáng hoá c. 1. vi sinh vật sống 2. phù hợp Câu 3: Khái niệm phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật và cho ví dụ Câu 4: Đặc điểm, tính chất phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh vật. Câu 5: So sánh phân hóa học và phân hữu cơ NỘI DUNG SO SÁNH PHÂN HOÁ HỌC PHÂN HỮU CƠ Số lượng chất dinh dưỡng Tỉ lệ chất dinh dưỡng Khả năng hòa tan, hiệu quả Tác dụng đối với đất Câu 6: Tại sao phân hóa học bón nhiều năm liên tục làm cho đất chua? Câu 7: Tại sao phân hữu cơ bón nhiều, liên tục nhiều năm không hại đất? III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên : - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1 Các loại phân bón Khái niệm Ví dụ 1. Phân hóa học 2. Phân hữu cơ 3. Phân vi sinh vật PHIẾU HỌC TẬP 2 Loại phân Phân hóa học Phân hữu cơ Số lượng, tỉ lệ chất dinh dưỡng Ví dụ Khả năng hấp thụ của cây, hiệu quả Tác dụng cải tạo đất PHIẾU HỌC TẬP 3 Câu hỏi Đặc điểm, tính chất của phân vi sinh vật Câu 1: - Thành phần chính của phân vi sinh vật là gì? - Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 2: Phân vi sinh vật có thích hợp cho tất cả cây trồng không? Câu 3: Bón phân vi sinh vật nhiều, liên tục nhiều năm có làm hại đất không? PHIẾU HỌC TẬP 4 Loại phân Tên phân Kĩ thuật sử dụng Hoá học Đạm, kali Lân NPK Hữu cơ Phân chuồng Phân xanh Vi sinh vật ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP PHIẾU HỌC TÂP SỐ 1 Các loại phân bón Khái niệm Ví dụ Phân hóa học Được sản xuất theo qui trình công nghiệp có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK, phân vi lượng Phân hữu cơ Các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt Phân chuồng, phân xanh, phân bắc, phân rác. Phân vi sinh vật Chứa các loài vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Nitragin, Mana PHIẾU HỌC TÂP SỐ 2 Loại phân Phân hóa học Phân hữu cơ Số lượng, tỉ lệ chất dinh dưỡng - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ từng nguyên tố thấp và không ổn định Ví dụ Phân urê( NH2)2CO chứa 46% đạm nguyên chất , đạm sunphat(NH4)2SO4 chứa 20-21% đạm nguyên chất Trong phân chuồng loại tốt chỉ có 0,35% đạm, 0,15% lân, 0,6% kali Khả năng hấp thụ của cây, hiệu quả Dễ tan ( trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh. - Khó tan, cây không sử dụng được ngay phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được, hiệu quả chậm Tác dụng cải tạo đất - Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều, liên tục nhiều năm(đặc biệt là phân đạm, phân lân) làm đất hóa chua - Có tác dụng cải tạo đất, tạo ra mùn giúp hình thành kết cấu viên cho đất PHIẾU HỌC TÂP SỐ 3 Câu hỏi Đặc điểm, tính chất của phân vi sinh vật Câu 1: - Thành phần chính của phân vi sinh vật là gì? - Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào? - Chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời gian sử dụng ngắn. Ví dụ: Phân VSV cố định đạm có chứa nhóm VSV cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu Câu 2: Phân vi sinh vật có thích hợp cho tất cả cây trồng không? - Mỗi loại phân chỉ thích hợp một hoặc một nhóm cây trồng nhất định Câu 3: Tác dụng cải tạo đất. Bón nhiều, liên tục nhiều năm không làm hại đất Có tác dụng cải tạo đất. PHIẾU HỌC TÂP SỐ 4 Nhóm phân Tên phân Kĩ thuật sử dụng Hoá học Đạm, kali Dùng bón thúc là chính, nếu bón lót chỉ dùng 1 lượng nhỏ. Lân Dùng bón lót NPK Dùng bón lót hoặc bón thúc Hữu cơ Phân chuồng -Dùng bón lót là chính nhưng trước khi bón cần ủ cho hoai mục - Khi sử dung phân chuồng cần vùi ngay vào đất để tránh mất đạm Phân xanh - Bón lót trực tiếp cho cấy bằng cách vùi kín vào đất - Ngâm trong bể lấy nước tưới cho câyàtác dụng cải tạo đất kém - Ủ với phân chuồng rồi đem bón lót cho cây Vi sinh vật - Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ trước khi gieo trồng - Bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng VSV có ích cho đất 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu tài liệu. - Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.- Bảng phụ, SGK, Sưu tầm một số phân bón thường dùng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong. * Kiểm tra bài cũ : không Hoạt động 1. Khởi động GV đưa thông tin sau: Muốn nâng cao năng suất cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của loài người, ngoài yếu tố giống tốt còn cần phải cung cấp đủ và hợp lí chất dinh dưỡng cho cây.Khối lượng chất dinh dưỡng trong đất rất lớn nhưng luôn biến đổi theo hướng bị giảm dần. GV đặt câu hỏi: +Vì sao chất dinh dưỡng trong đất bị giảm dần? +Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách nào? +Tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng? 1) Mục đích - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. - Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới. - Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học. 2) Nội dung - HS nghe thông tin, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của hs để giới thiệu à Phân bón có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được đối với sản xuất nông nghiệp, là cơ sở cho việc sản xuất nông nghiệp thâm canh đạt hiệu quả cao và bền vững. Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao người sử dụng cần có những hiêủ biết cần thiết về phân bón. 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động - Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV phân tích và hoàn thiện kiến thức. 4) Sản phẩm học tập - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức Mục đích - HS biết được những loại phân bón mà nông dân ta thường dùng - Tìm trình bày được những đặc điểm, tính chất các loại phân bón - Nắm được kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp - Vận dụng kiến thức phân bón để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động. 2) Nội dung Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành * Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp * Đặc điểm ,tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp * Kỹ thuật sử dụng 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời: Nhóm 1: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 1 Nhóm 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 2 Nhóm 3: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 3 Nhóm 4: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 4 HS tiếp nhận nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ học tập GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập. HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời Báo cáo kết quả GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. - Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung . I/ Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp: 1. Phân hóa học: - Là loại phân được sản xuất theo quy trình công nghiệp. - Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. - Phân hóa học có thể là phân đơn, phân đa: phân đạm, lân, kali... 2. Phân hữu cơ: -Là loại phân được chế biến từ các chất thải của động vật, người, xác các loại thực vật và vi sinh vật . -Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân bắc... 3. Phân vi sinh vật: Là loại phân có chứa các loại vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. II /Đặc điểm ,tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp: 1-Đặc điểm của phân hóa học: -Chứa ít nguyên tố dinh duỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. -Dễ hòa tan( trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. -Bón nhiều và liên tục à đất hóa chua. 2. Đặc điểm của phân hữu cơ: - Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, nhưng thành phần và tỉ lệ không ổn định. -Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được nên hiệu quả chậm. -Bón nhiều và liên tục không hại đất. 3. Đặc điểm của phân vi sinh vật - Chứa nhiều vi sinh vật sống. Khả năng sống và tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn. -Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định. -Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không hại đất. III/ Kỹ thuật sử dụng : 1. Sử dụng phân hóa học: -Bón thúc là chính. -Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót. Phân đạm, lân có thể bón lót nhưng với lượng nhỏ. -Bón đạm, kali nhiều năm liên tục đất sẽ bị chua nên cần bón vôi để cải tạo. -Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.Tùy từng loại cây trồng mà bón từng loại NPK khác nhau. Ví dụ: SGK. -Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, hiện nay đang có xu hướng sản xuất phân phức hợp, phân nén, phân chậm tan... 2. Sử dụng phân hữu cơ: -Bón lót là chính. -Ủ cho hoai trước khi bón. 3. Sử dụng phân vi sinh vật : -Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng. -Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất. . Hoạt động 3. Luyện tập 1) Mục đích Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được. 2) Nội dung Làm bài tập về phân bón 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu học sinh làm bài tập sau: So sánh phân hóa học và phân hữu cơ NỘI DUNG SO SÁNH PHÂN HOÁ HỌC PHÂN HỮU CƠ Số lượng chất dinh dưỡng Tỉ lệ chất dinh dưỡng Khả năng hòa tan, hiệu quả Tác dụng đối với đất *Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Làm việc cả lớp - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến. *Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Ghi kết quả đánh giá vào vở. 4) Sản phẩm học tập NỘI DUNG SO SÁNH PHÂN HOÁ HỌC PHÂN HỮU CƠ Số lượng chất dinh dưỡng - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, Tỉ lệ chất dinh dưỡng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao tỉ lệ từng nguyên tố thấp và không ổn định Khả năng hòa tan, hiệu quả Dễ tan ( trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh. - Khó tan, cây không sử dụng được ngay phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được, hiệu quả chậm Tác dụng đối với đất - Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều, liên tục nhiều năm(đặc biệt là phân đạm, phân lân) làm đất hóa chua - Có tác dụng cải tạo đất, tạo ra mùn giúp hình thành kết cấu viên cho đất Hoạt động 4. Vận dụng Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp 1) Mục đích Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã về phân bón. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được. 2) Nội dung - Phân hữu cơ có nguồn gốc từ đâu? ( Từ các chất thải của động vật, người, xác các loại động vật và vi sinh vậtà đây là nguồn phân chủ yếu của sản xuất trồng trọt) -Tại sao phân hữu cơ tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp và không ổn định? (Phụ thuộc vào phẩm chất phân, chất thải, chất độn, cách chế biến và bảo quản) -Vì sao phân hóa học thường gây chua cho đất? (Vì phân hóa học có gốc axit (SO42-, Cl-) khi phân được bón vào đất xảy ra sự trao đổi cation trong đất, ion H+ bị đẩy ra tạo thành những axit làm cho đất chua) . 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động - GV đưa câu hỏi. - HS làm việc cá nhân ở nhà và trình bày vào vở. - GV sẽ kiễm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào tiết sau. 4) Sản phẩm học tập Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng. Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau. 1) Mục đích Học sinh mở rộng hiểu biết về các loại phân bón thông thường 2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về các loại phân bón thông thường 3) Sản phẩm học tập Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về các loại phân bón thông thường
Tài liệu đính kèm: