I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được điều kiện phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng
- Trình bày được điều kiện để sâu bênh phát sinh phát triển thành dịch
- Phân tích được ảnh hưởng của từng điều kiện đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh. Lấy ví dụ minh họa( sưu tầm)
- Đề xuất được biện phát hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát,so sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ.
- Có ý thức tìm hiểu điều kiện phát sinh phát triển cuả sâu bệnh hại và bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hại của sâu bệnh
II. Định hướng phát triển năng lực
1. Các năng lực chung
1.1. Năng lực tự học : - Nêu được những điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, điều kiện lây lan ổ dịch.
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được ảnh hưởng của từng điều kiện đến sự phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại. cho ví dụ minh họa.
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình nguồn sâu bệnh hại, điều kiện khí hậu đất đai,điều kiện giống cây trồng và chế độ chăm sóc, điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch.
1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung
1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt được sâu và bệnh hại cây trồng về đối tượng gây hại và biểu hiện bị hại ở cây trồng. cho ví dụ
2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát mẫu cây trồng bị bệnh và một số loại sâu gây hại.
III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
Ngày soạn: 20/10/2018 Tiết: 17 BÀI 15. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Biết được điều kiện phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng Trình bày được điều kiện để sâu bênh phát sinh phát triển thành dịch Phân tích được ảnh hưởng của từng điều kiện đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh. Lấy ví dụ minh họa( sưu tầm) Đề xuất được biện phát hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát,so sánh, phân tích, tổng hợp 3. Thái độ. - Có ý thức tìm hiểu điều kiện phát sinh phát triển cuả sâu bệnh hại và bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hại của sâu bệnh II. Định hướng phát triển năng lực 1. Các năng lực chung 1.1. Năng lực tự học : - Nêu được những điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, điều kiện lây lan ổ dịch. 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được ảnh hưởng của từng điều kiện đến sự phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại. cho ví dụ minh họa.. 1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình nguồn sâu bệnh hại, điều kiện khí hậu đất đai,điều kiện giống cây trồng và chế độ chăm sóc, điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch. 1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : phân biệt được sâu và bệnh hại cây trồng về đối tượng gây hại và biểu hiện bị hại ở cây trồng. cho ví dụ 2 . Năng lực chuyên biệt: quan sát mẫu cây trồng bị bệnh và một số loại sâu gây hại. III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Điều kiện phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại cây trồng. Nguồn sâu bệnh hại. Điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ chăm sóc , giống cây trồng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển sâu bệnh hại cây trồng. - Biện pháp ngăn ngừa sự phát sinh phát triển sâu, bệnh hại cây trồng. - Ngăn ngừa sâu hại và bệnh hại cây trồng phát triển thành dịch. 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá 2.1 Trắc nghiệm Câu 1: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch: A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm. B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp. C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp. D. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Câu 2: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh: A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối. B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp. C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp. D. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh. Câu 3: Nguồn sâu bệnh hại: A. Sâu non. B. Trứng, bào tử. C. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn. D.Trứng, bào tử, Nhộng, VSV. Câu 4 Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng? A. Làm mất nơi cư trú. B. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại. C. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển. D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,... Câu 5: Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng? A. Gió. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm, lượng mưa. D. Nhiệt độ, Độ ẩm, lượng mưa. Câu 6: Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại? A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm. D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng Câu 7: Ổ dịch là: A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng. B. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại. C. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại. D. Có sẵn trên đồng ruộng. Câu 8: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh? A. Đất thiếu dinh dưỡng B. Đất thừa dinh dưỡng C. Đất chua D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng 2.2 Tự luận Câu 1 : Nguồn sâu, bệnh hại có ở đâu ? Câu 2 : Đất đai ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. Câu 3 : Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sâu, bệnh hại cây trồng . Cho ví dụ Câu 4 : Những giống cây trồng như thế nào là điều kiện cho sâu, bệnh phát sinh, phát triển. Câu 5 : Điều kiện nào sâu, bệnh thành dịch. Biện pháp nào để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển thành dịch Câu 6 : Biện pháp ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên : - Giáo án. - Tranh, ảnh một số sâu, bệnh hại liên quan đến bài học, các tư liệu về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến phát sinh, phát triển sâu bệnh hại. - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu tài liệu. - Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm. - Bảng phụ, SGK - Các tranh ảnh tự chụp hoặc sưu tầm liên quan đến bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong. * Kiểm tra bài cũ : Không Hoạt động 1. Khởi động Mục đích Tạo tình huống có vấn đề gây tò mò, hứng thú cho học sinh Dẫn dắt học sinh từ những hiểu biết về các loại sâu bệnh hại cây trồng, đến việc đi tìm hiều nguyên nhân gây ra các loại sâu bệnh hại đó Nội dung Tìm hiểu về các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. Nguyên nhân để dịch bệnh bùng phát thành dịch Kỹ thuât tổ chức hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ Cho học sinh xem đoạn video về một số dịch bệnh trên cây trồng. Giáo viên đặt câu hỏi Câu 1. Các em cảm nhận được gì qua đoạn video vừa xem? Câu 2. Sự phát triển sâu bệnh phụ thuộc vào những yếu tố nào? * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh xem video, làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao *Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên gọi 1, đến 2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để rõ hơn về điều kiện phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng Sản phẩm học tập - Báo cáo của cá nhân về kết quả quan sát, tìm hiểu ảnh hưởng các loại sâu bệnh hại đến cây trồng. - Sự phát triển sâu bệnh phụ thuộc vào những yếu tố nào? Điều kện để sâu bệnh bùng nổ thành dịch là gì? Hoạt động 2. Tiếp nhận kiến thức mới về nguồn sâu bệnh hại và điều kiện phát sinh phát triển của sâu bệnh hại 1) Mục đích - Tiếp thu kiến thức mới về điều kiện phát sinh phát triển sâu bệnh hại cây trồng - Xác định nội dung kiến thức cơ bản về các điều kiện phát sinh phat triển của sâu bệnh hại - Vận dụng kiến thức về điều kiện phát sinh phát triển sâu bệnh hại để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc tiết học 2) Nội dung - Các điều kiện khí hậu đất đai, điều kiện về giống cây trồng, chế độ chăm sóc, điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch 3) Kĩ thuật tổ chức a. Nguồn sâu bệnh hại * Chuyển giao nhiệm vụ Cho học sinh xem đoạn video về một số nguồn sâu bệnh hại. Giáo viên đặt câu hỏi GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau Câu 1. Sâu, bệnh suất hiện trên đồng ruộng từ những nguồn nào? Câu 2. Kể tên một số biện pháp hạn chế nguồn sâu, bệnh trên đồng ruộng? Câu 3. Tại sao phát quang bờ bụi, tiêu hủy tàn dư trước khi gieo trồng? Câu 4. Tác dụng của biện pháp ngâm đất, phơi đất trước khi trồng lúa? * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: - Nhận nhiệm vụ. - Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng cá nhân. - Thực hiện, hoàn thành câu hỏi. Giáo viên: - Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung. *Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên gọi 1, đến 2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để rõ hơn về điều kiện phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng * Kiểm tra đánh giá. Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức * Sản phẩm học tập - Trứng nhộng của côn trùng. - Bào tử của các loại bệnh. - Chúng tồn tại trong đất, bụi cây, bờ ruộng, những hạt giống, cây, con nhiễm bệnh. - Biện pháp hạn chế: Phát quang bờ ruộng, tiêu hủy tàn dư, ngâm đất, phơi đất, b. Các điều kiện phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng. * Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên sử dụng phiếu học tập. Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập vào bảng phụ Nội dung Điều kiện phát sinh phát triển ảnh hưởng Biện pháp Nhiệt độ môi trường Độ ẩm không khí và lượng mưa Điều kiện đất đai Điều kiện về giống cây trồng vật nuôi Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch * Thực hiện nhiệm vụ Học sinh: - Nhận nhiệm vụ. - Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng nhóm. - Thực hiện, hoàn thành nội dung được phân công. Giáo viên: - Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung. *Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên gọi 1 nhóm xong sớm nhất đại diện trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đưa ra câu hỏi cho nhóm trình bày trả lời - Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để rõ hơn về điều kiện phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng * Kiểm tra đánh giá. Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức * Sản phẩm học tập Nội dung Điều kiện phát sinh phát triển ảnh hưởng Biện pháp Nhiệt độ môi trường Ảnh hưởng trực tiếp đến sâu hại và quá trình xâm nhập, lây lan của bệnh hại. Giới hạn sống: 10- 520C Thuận lợi: 25-300C Điều chỉnh thời vụ thích hợp. Chọn giống cây trồng phù hợp Độ ẩm không khí và lượng mưa - Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát dục và lượng nước trong cơ thể sâu hại. - Ảnh hưởng gián tiếp qua nguồn thức ăn. → Độ ẩm cao, mưa nhiều sâu, bệnh nhiều Chọn giống cây trồng thích hợp. Thăm đồng, có biện pháp xử lí kịp thời Điều kiện đất đai - Thừa hoặc thiếu dinh dưỡng. - Ví dụ: + Thừa đạm: Đạo ôn, bạc lá... + Đất chua: Bệnh tiêm lửa... Bón phân khoa học, tưới tiêu hợp lí. - Luân canh cây trồng. Điều kiện về giống cây trồng vật nuôi Sử dụng giống - Bị nhiễm sâu, bệnh - Không chống chịu sâu, bệnh Chọn lựa giống phù hợp với đặc điểm tự nhiên vùng miền Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch Là nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra trên đồng ruộng. Ví dụ: Trong cỏ, rác, rơm rạ sau thu hoạch... Thăm đồng thường xuyên Kịp thời phát hiện và xử lý các mầm mống sâu, bệnh dịch Hoạt động 3. Luyện tập. Mục đích: HS vận dụng kiến thức mới hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố kiến thức và vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn. Nội dung: - HS làm bài tập trắc nghiệm. - Giải quyết tình huống thực tiễn Kỹ thuật tổ chức hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm củng cố. Câu 1. Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh? A. Đất thiếu dinh dưỡng B. Đất thừa dinh dưỡng C. Đất chua D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng Câu 2. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch: A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp D. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp Câu 3. Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng? A. Làm mất nơi cư trú B. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại C. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,... Câu 4. Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại? A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng Câu 5. Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh? A. Làm bộ lá phát triển B. Thừa chất dinh dưỡng C. Làm đất có độ pH thấp D. Là nguồn thức ăn của côn trùng * Câu hỏi vận dung giải thích tình huống trong thực tế. Giáo viên: Biện pháp trồng rau cải sạch đạt hiệu quả cao? Một vài gợi ý: + Chọn giống + Điều kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng. + Chế độ chăm sóc, tưới tiêu hợp lí. . *Thực hiện nhiệm vụ Làm việc cá nhân: Từng cá nhân giải quyết bài tập trắc nghiệm. Làm việc theo nhóm: Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất giải quyết câu hỏi tình huống * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Làm việc cả lớp Đại diện 1 đến 2 nhóm trình bày kết qủa thực hiện nhiệm vụ. Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến. * Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá Ghi kết quả vào vở *sản phẩm học tập Ghi chép kết quả phần bài tập luyện tập vào vở có chỉnh sửa bổ sung sau khi thảo luận nhóm Vận dụng và tìm tòi mở rộng Cho học sinh tìm tòi về một số loài sâu bệnh hại trên các đối tượng cây trông quen thuộc Cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân bùng phát các dịch sâu bệnh hại cây trồng ở địa phương: ví dụ (sự bùng phát của dịch sâu róm, bênh tiêu điên...)
Tài liệu đính kèm: