I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu
1.1 Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải hệ thống, khái quát và nắm được nội dung kiến thức cơ bản về: Giống cây trồng; Sử dụng, bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp; Sử dụng và ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất phân bón; Bảo vệ cây trồng
1.2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, liên hệ, vận dụng, tư duy lôgic. Kĩ năng hoạt động nhóm và cá nhân.
1.3. Thái độ:- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng kết hợp nghe – quan sát - thực hành – phân tích tổng hợpđể bài thực hành
2: Mục tiêu phát triển năng lực:
2.1. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực chung :Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong tiết
Ngày soạn:25/12/2018 Tiết: 36 HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Mục tiêu 1.1 Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải hệ thống, khái quát và nắm được nội dung kiến thức cơ bản về: Giống cây trồng; Sử dụng, bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp; Sử dụng và ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất phân bón; Bảo vệ cây trồng 1.2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, liên hệ, vận dụng, tư duy lôgic. Kĩ năng hoạt động nhóm và cá nhân. 1.3. Thái độ:- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng kết hợp nghe – quan sát - thực hành – phân tích tổng hợpđể bài thực hành 2: Mục tiêu phát triển năng lực: 2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: - Năng lực chung :Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK. 2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong tiết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CĐT Vận dụng CĐC Nắm được các khái niệm cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của từng chương, mối liên hệ giữa các kiến thức trong các chương, bài. Xây dựng được bản đồ khái niệm, hệ thống câu hỏi ôn tập từng chương II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Hình ảnh về các sơ đồ liên quan đến nội dung SGK 2. Học sinh: - SGK, vở ghi chép. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp.-Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. Hoạt động 1. Khởi động 1. Mục đích: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. - Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới. - Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học. 2. Nội dung: - GV đặt vấn đề vào bài: Điều kiện tự nhiên và xã hội của Việt Nam ảnh hưởng như thề nào đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp? Muốn cây trồng cho năng suất cao cần có những điều kiện gì? 3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh: - Trả lời được câu hỏi của GV dựa vào kiến thức đã học. 4. Kỹ thuật tổ chức Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra vấn đề: Điều kiện tự nhiên và xã hội của Việt Nam ảnh hưởng như thề nào đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp? Muốn cây trồng cho năng suất cao cần có những điều kiện gì? HS tiếp nhận câu hỏi Thực hiện nhiệm vụ học tập - Gợi ý, hướng dẫn HS Suy nghĩ, thảo luận Báo cáo kết quả - GV gọi HS trả lời. - Cá nhân trả lời kết quả. Đánh giá kết quả - Nhận xét câu trả lời của HS. - Chuyển ý vào nội dung bài học - HS tiếp thu kiến thức Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 1. Mục đích: nắm được nội dung kiến thức cơ bản về: Giống cây trồng; Sử dụng, bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp; Sử dụng và ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất phân bón; Bảo vệ cây trồng 2. Nội dung: * Giống cây trồng - Khảo nghiệm giống cây trồng + Mục đích, ý nghĩa của công tác KN + Các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng - Sản xuất giống cây trồng: + Hệ thống sản xuất giống cây trồng + Các quy trình sản xuất giống cây trồng + Sự khác nhau giữa quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn với cây trồng thụ phấn chéo - Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống cây trồng Nông, Lâm nghiệp + Cơ sở khoa học + Quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô + Ý nghĩa của công nghệ Sử dụng và bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp - Một số tính chất của đất trồng + Cấu tạo keo đất + Phản ứng của dung dịch đất; Ý nghĩa phản ứng của dung dịch đất + Độ phì nhiêu của đất; Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất - Sử dụng và cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn + Nguyên nhân hình thành + Đặc điểm + Biện pháp cải tạo và sử dụng Sử dụng và sản xuất phân bón - Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường + Phân bón hóa học + Phân bón hữu cơ + Phân bón vi sinh vật - Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón + Phân bón VSV cố định đạm + Phân bón VSV chuyển hóa lân + Phân bón VSV phân giải chất hữu cơ Bảo vệ cây trồng - Điều kiện phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng + Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch - Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng + Nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại CT + Các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng - Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường + Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật + Ảnh hưởng đến môi trường và con người - Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật + Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu + Chế phẩm virus trừ sâu + Chế phẩm nấm trừ sâu 3. Kỹ thuật tổ chức: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm, - Yêu cầu: Xem lại nội dung kiến thức đã học, khái quát lại những kiến thức trọng tâm của từng phần trong chương I theo các nội dung: + Nhóm 1: Giống cây trồng trong sản xuất Nông, Lâm nghiệp + Nhóm 2: Sử dụng và bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp + Nhóm 3: Sử dụng và sản xuất phân bón + Nhóm 4: Bảo vệ cây trồng - Nhận nhiệm vụ của nhóm. - Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ. - Phân công người trình bày. - Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động. Huy động vốn kiến thức đã học, tái hiện kiến thức cũ dưới dạng sơ đồ tư duy, phiếu học tập Báo cáo kết quả GV chỉ định ngẫu nhiên một nhóm HS trình bày câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phát vấn. Đánh giá kết quả GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn. - Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung . 4) Sản phẩm học tập - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận. Hoạt động 3. Luyện tập 1) Mục đích HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi liên quan. 2) Nội dung - Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng? - Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn khác quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo như thế nào? - So sánh cấu tạo keo âm và keo dương? - Phản ứng của dung dịch đất phụ thuộc vào yếu tố nào? - Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất? - So sánh nguyên nhân hình thành, đặc điểm của đất bạc màu – xói mòn; Đất mặn – đất phèn? - Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào? - Sâu, bệnh phát triển thành dịch cần phải có các yếu tố nào? - Các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Thuốc hóa học bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến quần thể sinh vật như thế nào? Nguyên nhân? - Thuốc hóa học BVTV ảnh hưởng gì tới môi trường và con người? - So sánh các loại chế phẩm vi sinh trừ sâu hại cây trồng? 3. Kỹ thuật tổ chức: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành 7 bài tập trên. GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. GV nhận xét, đánh giá cho điểm. - HS vận dụng kiến thức trả lời theo từng nhóm. 4. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh: HS có thể đưa ra câu trả lời, GV sẽ hướng dẫn và giúp HS phân tích, hoàn thiện kiến thức. Ghi kết quả đánh giá vào vở. Hoạt động 4. Vận dụng 1) Mục đích : Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã thực hành trong thực tế. 2) Nội dung: Câu 1: - Tại sao mỗi tế bào hoặc mô tế bào lại có thể phát triển thành cơ thể thực vật hoàn chỉnh khi nuôi cấy? Câu 2: Công nghệ nuôi cấy mô có ý nghĩa gì? Giải thích tại sao lại có ý nghĩa như vậy? 3) Kỹ thuật tổ chức: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV đưa câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi GV nhận xét, đánh giá cho điểm. - HS đọc câu hỏi, trả lời. 4) Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh: HS có thể đưa ra câu trả lời là đúng hoặc không đúng và đưa ra lí do để chứng minh, GV sẽ hướng dẫn và giúp HS phân tích, hoàn thiện kiến thức.
Tài liệu đính kèm: