Giáo án Đại 10 nâng cao - Chương I: Mệnh đề - Tập hợp

Giáo án Đại 10 nâng cao - Chương I: Mệnh đề - Tập hợp

Tiết 1 + 2

Chương I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP

Bài 1 Mệnh đề và mệnh đề chứa biến

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề.

- Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.

- Biết khái niệm mệnh đề chứa biến, ký hiệu phổ biến  và ký hiệu tồn tại .

2. Kỹ năng

- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, phủ định của một mệnh đề, xác định tính đúng sai của mệnh đề.

- Lấy ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

- Lập mệnh đề đảo của một mệnh đề kéo theo cho trước

- Biết sử dụng ký hiệu , và lập mệnh đề của một mệnh chứa ký hiệu , .

 

doc 32 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại 10 nâng cao - Chương I: Mệnh đề - Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 + 2
Chương I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
Bài 1 Mệnh đề và mệnh đề chứa biến
Mục tiêu
Kiến thức
Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
Biết khái niệm mệnh đề chứa biến, ký hiệu phổ biến " và ký hiệu tồn tại.
Kỹ năng
Biết lấy ví dụ về mệnh đề, phủ định của một mệnh đề, xác định tính đúng sai của mệnh đề.
Lấy ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
Lập mệnh đề đảo của một mệnh đề kéo theo cho trước
Biết sử dụng ký hiệu ", và lập mệnh đề của một mệnh chứa ký hiệu ", .
Chuẩn bị của Giáo viên - Học sinh
Giáo viên
Hệ thống ví dụ, câu hỏi
Học sinh
Sách giáo khoa, chuẩn bị bài từ nhà.
Tiến hành bài dạy
Tiết 1: Mục 1, 2, 3, 4
Tiết 2: Mục 5, 6, 7 câu hỏi và bài tập
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Mệnh đề
GV: Lấy ví dụ
CH: Chỉ ra khẳng định đúng? Khẳng định sai?
Þ GV: phát biểu khái niệm mệnh đề
Þ chú ý các khẳng định không phải mệnh đề.
HS lấy ví dụ
Mệnh đề là gì?
VD1: - Pari là thủ đô nước Đức
201 là số nguyên tố
28 không chia hết cho 4
Trời đẹp quá!
Mệnh đề logic (mệnh đề) là 1 câu khẳng định đúng hoặc khẳng định sai. Một câu khẳng định đúng gọi là môt mệnh đề đúng. Một câu khẳng định sai là một mệnh đề sai.
Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai
Chú ý:
Câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh không phải là một mệnh đề.
Hoạt động 2: Mệnh đề phủ định
GV: Lấy VD các mệnh đề phủ định của VD1
CH: Hs nhận xét tính đúng sai của các mệnh đề đó
CH: Nhận xét gì về tính đúng sai của 2 mệnh đề tương ứng ở VD1 và VD2.
GV: Rút ra kết luận về tính đúng sai của P &
GV: Cho 2 hs lấy ví dụ mệnh đề và mệnh đề phủ định
HS: Tự lấy ví dụ
Mệnh đề phủ định
VD2: - Pari không phải thủ đô của nước Đức
 - 201 không là số nguyên tố.
 - 28 chia hết cho 4.
Cho mệnh đề P. Mệnh đề “không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P, ký hiệu .
 P đúng thì sai.
P sai thì đúng.
Hoạt động 3: Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo
GV: Lấy VD mệnh đề có dạng “Nếu P thì Q” Þ mệnh đề kéo theo.
CH: Nêu khái niệm mệnh đề kéo theo và tính đúng sai của mệnh đề kéo theo.
GV: Nêu cách phát biểu khác của mệnh đề P Þ Q. 
 “P kéo theo Q”
 “P suy ra Q”
 “vì P nên Q”
CH: phát biểu mệnh đề ở VD3 bằng các cách khác?
GV: Nêu bảng tính đúng sai của mệnh đề P Þ Q
GV: Lấy VD về các tình huống P Þ Q đúng và sai
CH: Hãy giải thích tính đúng sai của mệnh đề P Þ Q 
CH: Hs thực hiện H2. SGK?
GV: Nêu khái niệm mệnh đề đảo
CH: Hs phát biểu mệnh đề đảo của các mệnh đề ở VD3 & VD4.
Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo
VD3: “Nếu DABC cân thì DABC có 2 cạnh bằng nhau ”
Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo ký hiệu P Þ Q. Mệnh đề P Þ Q sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại.
P
Q
P Þ Q
Đ
Đ
S
S
Đ
S
Đ
S
Đ
S
Đ
Đ
VD4: 
“Vì -5 < 1 nên (-5)2 < 12 ”
“Nếu hôm nay là chủ nhật thì 2 + 3 = 5”
“Trái đất không có nước kéo theo trái đất không có sự sống”
Cho mệnh đề kéo theo P Þ Q thì mệnh đề Q Þ P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P Þ Q 
Hoạt động 4: Mệnh đề tương đương
GV: Lấy VD 2 mệnh đề P, Q
CH: Phát biểu P Þ Q , Q Þ P nhận xét tình huống đúng sai của 2 mệnh đề trên.
GV: Nhận xét, phát biểu mệnh đề “P nếu và chỉ nếu Q” Þ khái niệm mệnh đề tương đương.
CH: Lấy VD về mệnh đề tương đương.
GV: Nêu cách phát biểu khác của mệnh đề P Û Q
“P khi và chỉ khi Q”
CH: phát biểu lại mệnh đề ở VD5 theo cách khác.
GV: Nêu bảng tính đúng sai của mệnh đề P Û Q và lấy VD.
 CH: Nhận xét tính đúng sai và giải thích
- CH: Hs thực hiện trả lời H3. SGK
Mệnh đề tương đương
VD5: Cho 2 mệnh đề
P: “Hình bình hành ABCD có một góc vuông”
Q: “Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật”
Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh đề có dạng “P nếu và chỉ nếu Q” được gọi là mệnh đề tương đương và ký hiệu P Û Q
Mệnh đề P Û Q đúng khi 2 mệnh đề P Þ Q và Q Þ P đều đúng. 
Mệnh đề P Û Q sai trong các trường hợp còn lại
P
Q
P Û Q
Đ
Đ
S
S
Đ
S
Đ
S
Đ
S
S
Đ
VD6:
“Trái đất không có sự sống nếu và chỉ nếu trái đất không có nước” - Mệnh đề đúng
“22 là số chẵn khi và chỉ khi 22 chia hết cho 4” - Mệnh đề sai
Hoạt động 5: Mệnh đề chứa biến
GV: Đưa ra VD
CH: Các khẳng định trên đúng hay sai?
CH: Thay giá trị cụ thể của n vào câu 1.
 Thay giá trị cụ thể của x, y vào câu 2 thì ta được mệnh đề đúng hay sai
GV: Suy ra khái niệm mệnh đề chứa biến
CH: Hs thực hiện H4. SGK
Khái niệm mệnh đề chứa biến
VD7: Xét 2 khẳng định sau:
P(n): “n2+1 là số chẵn” với n là số tự nhiên.
Q(x, y): “x – y> 0” với x, y là số thực
P(n); Q (x, y) là các mệnh đề chứa biến tính đúng sai của chúng tuỳ thuộc vào các giá trị cụ thể của các biến 
P(1): “12+1 là số chẵn” - Mệnh đề đúng
Q(1, 2): “1- 2 > 0” - Mệnh đề sai
Hoạt động6: Ký hiệu " và $
GV: Nêu khái niệm mệnh đề chứa ký hiệu "
GV: Nhấn mạnh mệnh đề “"x ÎX, P(x)” là
- Mệnh đề đúng nếu với x0 bất kỳ ÎX P(x0) là mệnh đề đúng.
- Mệnh đề sai nếu có x0 ÎX để P(x0) là mệnh đề sai.
GV: Lấy VD.
CH: Nhận xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và giải thích
GV: Nhận xét câu trả lời
GV: Nêu khái niệm mệnh đề chứa ký hiệu $
GV: nhấn mạnh
Mệnh đề “$x ÎX, P(x)” là 
- Mệnh đề đúng nếu có x0 ÎX sao cho P(x0) là mệnh đề đúng.
- Mệnh đề sai nếu có x0 bất kỳÎX để P(x0) là mệnh đề sai.
GV: Lấy ví dụ
CH: Nhận xét tính đúng sai cuả mệnh đề và giải thích
GV: Nhận xét câu trả lời
Hs thực hiện H5, H6 SGK
Các ký hiệu " và $
Ký hiệu "
Cho mệnh đề chứa biến P(x) với x ÎX. Khẳng định “với mọi xÎX, P(x) đúng” hay “P(x) đúng với mọi xÎX” là một mệnh đề.
Ký hiệu: “"x ÎX, P(x)” hoặc “P(x), "x ÎX” 
VD8: 
+) “Bình phương mọi số thực đều dương” 
 “"x ÎR, x2 > 0 ” hoặc “x2 > 0, "x ÎR”
+) “Tích của 2 số tự nhiên liên tiếp bất kỳ đều chia hết cho 2”
 “n(n+1) 2, "n ÎN” hoặc “"n ÎN, n(n+1) 2”
b, Ký hiệu $
Cho mệnh đề P(x) với x ÎX. Khẳng định “tồn tại xÎX để P(x) đúng” là 1 mệnh đề
Ký hiệu: “$x ÎX, P(x)” hoặc “$x ÎX: P(x)” 
VD9
+) “Có một số thực thoả mãn x2 < 1”
Ký hiệu “$x ÎR,x2 < 1”
+) “Có một số tự nhiên x thoả mãn 6x2 – 5x + 1 = 0”
Ký hiệu: ““$x ÎN: 6x2 – 5x + 1 = 0”
Hoạt động 7: Mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa ký hiệu ", $
GV: Nêu cách lập mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa ký hiệu ", $
GV: Lấy Vd
CH:Hs lập mệnh đề phủ định và nhận xét tính đúng sai.
CH: Hs thực hiện H7.SGK
Mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa ký hiệu ", $
- Cho mệnh đề chứa biến P(x) với x ÎX
+) Mệnh đề phủ định của mệnh đề 
 “"x ÎX, P(x)” là “$x ÎX, ” 
+) Mệnh đề phủ định của mệnh đề 
 “$x ÎX, P(x)” là “"x ÎX, ” 
VD10: 
+) “$x ÎR, x2 – 2x + 1 = 0”
Mệnh đề phủ định “"x ÎR, x2 – 2x + 1 ¹ 0”
+) “"n ÎN: 2n + 1 chia hết cho n”
Mệnh đề phủ định “$n ÎN: 2n + 1 không chia hết cho n”
Hoạt động 8: Hướng dẫn câu hỏi và bài tập
- Giao bài tập về nhà
- Củng cố kiến thức cần nhớ
Mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề
Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo
Mệnh đề tương đương
Mệnh đề chứa biến
Ký hiệu ", $
Tiết 3+4
Bài 2 Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học
Mục tiêu
Kiến thức
Phân biệt được giả thiết, kết luận của định lý.
Hiểu được khái niệm điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, định lý đảo, định lý thuận.
Nắm vững phương pháp CM trực tiếp và CM bằng phản chứng
Kỹ năng
Biết sử dụng thuật ngữ: điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ
Biết CM bằng phương pháp phản chứng.
Tư duy, thái độ
Tự giác, tích cực 
Tư duy logic
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên
Câu hỏi gợi mở
Bảng phụ tóm tắt nội dung bài cũ
Học sinh
Chuẩn bị kiến thức về mệnh đề, mệnh đề đảo, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
Đọc trước bài mới ở nhà.
Tiến trình bài dạy
Tiết 1: Củng cố bài cũ, mục 1
Tiết 2: Mục 2, hướng dẫn Câu hỏi và Bài tập
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
CH1: Mệnh đề và mệnh đề phủ định. Lấy VD
CH2: Mệnh đề kéo theo. Lấy VD
CH3: Mệnh đề tương đương. Lấy VD
CH4: Mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa ký hiệu ", $
GV: Nhận xét bằng bảng tổng kết
Bảng 1: Mệnh đề
Tên
Ký hiệu
Phát biểu
Mệnh đề phủ định
Không phải P
Mệnh đề kéo theo
P Þ Q
Nếu P thì Q; P suy ra Q; vì P nên Q; P kéo theo Q
Mệnh đề tương đương
P Û Q
P khi và chỉ khi Q;
P nếu và chỉ nếu Q
Bảng 2: Bảng giá trị đúng sai của các mệnh đề
P
Q
P Þ Q
Q Þ P
P Û Q
Đ
Đ
S
S
Đ
S
Đ
S
Đ
S
Đ
Đ
Đ
Đ
S
Đ
Đ
S
S
Đ
Bảng 3: : Mệnh đề chứa ký hiệu ", $
Mệnh đề
Mệnh đề phủ định
"x ÎX, P(x)
$x ÎX, 
$x ÎX, P(x)
"x ÎX, 
Hoạt động 2: Định lý
GV: Nêu các VD về định lý để học sinh hiểu được định lý trong toán học thường có dạng
“"x ÎX, P(x) Þ Q(x)”
Định lý và chứng minh định lý
a, Định lý
VD1 SGK
Định lý là một mệnh đề đúng
Định lý thường được phát biểu dưới dạng
“"x ÎX, P(x) Þ Q(x)”
(*)
P(x), Q(x) là các mệnh đề chứa biến
X là 1 tập hợp nào đó
VD2: CMR tích 3 số tự nhiên liên tiếp bất kỳ chia hết cho 6.
VD3: CMR mọi Δ không phải Δ đều luôn có ít nhất một góc nhỏ hơn 600
Hoạt động 3: Chứng minh định lý
CH: Muốn chỉ ra (*) là mệnh đề đúng ta phải làm gì?
GV: Nhận xét và nêu cách CM định lý dạng (*)
GV: Nêu phương pháp CM trực tiếp định lý (*)
CH: Biểu diễn của số tự nhiên lẻ?
CH: Chứng minh n2 - 1 chia hết cho 4 
CH: Biểu diễn tích của 3 số tự nhiên liên tiếp.
GV: Gợi ý: CM Tích 3 số tự nhiên liên tiếp bất kỳ chia hết cho 2 và chia hết cho 3.
GV: Nêu phương pháp chứng minh phản chứng
GV: Phân tích VD và CM
GV: Phân tích VD và hướng dẫn Hs chứng minh
CH: Hs thực hiện H1 
CM định lý (*)
"x ÎX mà P(x) đúng thì Q(x) đúng
*) Phương pháp chứng minh trực tiếp
- Lấy x tuỳ ý ÎX mà P(x) đúng
- CM Q(x) đúng
VD: Chứng minh định lý VD1
“"n ÎN nếu n lẻ thì n2 - 1 chia hết cho 4”
CM: n ÎN, n lẻ Þ n = 2k +1, k ÎN
Suy ra n2 - 1 = (2k +1)2 – 1
 = 4k2 + 4k + 1 – 1
 = 4k2 + 4k 
 = 4k(k + 1) 4
VD: CM định lý VD2: Tích 3 số tự nhiên liên tiếp bất kỳ chia hết cho 6.
Chứng minh: Hiển nhiên n(n + 1)(n + 2) 2
"n ÎN: n = 3k; n = 3k + 1; n = 3k + 2 k ÎN
+) n = 3k
 n(n + 1)(n + 2) = 3k(3k + 1)(3k + 2) 3
+) n = 3k + 1
 n(n + 1)(n + 2) = (3k + 1)(3k + 2)(3k + 3)
 = 3(3k + 1)(3k + 2)(k + 1)3
+) n = 3k + 2 
 (n + 1)(n + 2) = (3k + 2)(3k + 3)(3k + 4)
 = 3(3k + 2)(k + 1)(3k + 4)3
Vậy tích 3 số tự nhiên liên tiếp 2 và 3. 
Nên suy ra 6. 
*) Phương pháp chứng minh phản chứng
- Giả sử $ x0 ÎX sao cho P(x0) đúng và Q(x0) sai, tức là mệnh đề (*) sai.
-Dùng kiến thức toán học suy luận dẫn đến mâu thuẫn
VD: CM định lý VD3
Giả sử ΔABC không phải tam giác đều (A³B³C) và ΔABC không có góc nào nhỏ hơn 600.
Suy ra C ³ 600 nên B³ 600 và A > 600.
Do đó A + B + C > 1800 (vô lý)
Vậy định lý được CM
VD: CM trong 3 véctơ ( khác véctơ – không) cùng phương bất kỳ có ít nhất 2 véctơ cùng hướng.
CM: Cho 3 véctơ ;; cùng phương. 
Giả sử không có 2 véctơ nào cùng hướng suy ra và ngược hướng; và ngược hướng.
Do và ngược hướng nên và cùng hướng (mâu thuẫn với giả sử)
Vậy phải có ít nhất 2 véctơ cùng hướng
Hoạt động4: Điều kiện cần, điều kiện đủ
GV: Nêu khái niệm giả thiết, kết luậ ... ười được (m) 
số đúng = 
giá trị gần đúng của nó là a = 1,33(m)
Δa = ê- a ê= ê - 1,33 ê
Ta có 1,33 < < 1,34
Nên 0 < - 1,33 < 0,01
Do đó Δa = ê- a ê= ê - 1,33 ê< 0,01
vậy sai số tuyệt đối của 1,33 không vượt quá 0,01 
Nếu Δa £ d thì a – d £ £ a + d
Ta viết = a ± d
Ta hiểu Î [a – d; a + d]	
Vậy d càng nhỏ thì độ sai lệch của a với càng ít, d được gọi là độ chính xác của số gần đúng.
H2. Cây cầu có chiều dài là một số 
 Î [151,8m ;152,2m]	
Hoạt động 3: Sai số tương đối
GV: Đưa ra ví dụ để Hs so sánh về độ chính xác của số gần đúng và đánh giá sự chính xác của mỗi phép đo.
CH: Phép đo nào có độ chính xác hơn. 
GV: Sai số tuyệt đối chưa đánh giá được độ chính xác của một phép đo đạc, hay tính toán Þ khái niệm sai số tương đối.
GV: Nêu khái niệm sai số tương đối.
CH: Tính sai số tương đối của hai phép đo trên
CH: Thực hiện H3
 Gợi ý: Tính độ chính xác của số gần đúng
 b.Sai số tương đối.
Ví dụ 2.
- Đo chiều dài của cầu Thăng Long: 4000m ± 1m
- Đo chiều dài của bàn học sinh: 100cm ± 1cm 
Khái niệm: Sai số tương đối 
da = 
Nếu = a ± d thì Δa £ d do đó da £ 
Nếu càng nhỏ thì chất lượng của phép đo đạc hay tính toán càng cao, ta thường viết sai số tương đối da ở dạng phần trăm
Sai số tương đối của phép đo cây cầu là:
 £ = 0,025%
Sai số tương đối của phép đo bàn học là:
 £ = 1%
Vậy phép đo cây cầu chính xác hơn phép đo bàn học
H3: a = 5,7824
 da £ 0,5% Û £ 0,5% Û d £ 0,5%
 Û d £ 5,7824. 0,5% 
 Û d £ 0,028912
Hoạt động 4: Số quy tròn
CH: Nêu nguyên tắc quy tròn số
GV: Đưa ra một vài số và yêu cầu học sinh thực hiện quy tròn.
CH: Nhận xét gì về sai số tuyệt đối của số quy tròn
GV: Nêu nhận xét
CH: Thực hiện H4
GV: Nêu chú ý 
3. Số quy tròn
* Nguyên tắc quy tròn: SGK
Ví dụ 3:
- Quy tròn các số sau đến hàng trăm: 
573410; 543771; 326784
- Quy tròn các số sau đến hàng phần trăm:
1,7325; 15,6743; 17,1578
* Nhận xét:
Sai số tuyệt đối của số quy tròn không vượt quá nửa đơn vị của hàng quy tròn. Độ chính xác của số quy tròn bằng nửa đơn vị của hàng quy tròn.
* Chú ý: SGK
Hoạt đông 5: Chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng
GV: Nêu khái niệm chữ số chắc
GV: Nêu ví dụ và giúp Hs nhận biết chữ số chắc
CH: Xác định chữ số chắc
GV: Nêu nhận xét
GV: Nêu quy ước dạng chuẩn của số gần đúng
GV: Nêu các ví dụ để Hs nắm được dạng chuẩn của số gần đúng
GV: Nêu chú ý
4. Chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng
a, Chữ số chắc
Khái niệm: SGK
Ví dụ 4:
Dân số tỉnh A là 1.379.425 người ± 300 người
Ta có độ chính xác d = 300
Suy ra các chữ số từ hàng nghìn trở đi là chữ số chắc, các chữ số từ hàng trăm trở lại không phải chữ số chắc
Nhận xét: SGK
b, Dạng chuẩn của số gần đúng
 SGK
Ví dụ 6: SGK
Ví dụ 7: SGK
Ví dụ 8: SGK
Chú ý: SGK
Hoạt động 6: Ký hiệu khoa học của một số 
GV: Nêu cách viết ký hiệu khoa học của một số
GV: Lấy ví dụ
GV: Nhận xét: Số mũ n của 10 cho ta thấy độ lớn, bé của số đó
CH: Tính số giây của một ngày
CH: Tính quãng đường tàu vũ trụ đi trong một ngày
CH: Sử dụng ký hiệu khoa học
5. Ký hiệu khoa học của một số
Mọi số khác 0 đều được viết dưới dạng:
 a.10n, 1£ çaç< 10, n ÎZ
(Quy ước n = -m, m là số nguyên dương thì 
)
Ví dụ:
Khối lượng trái đất là: 5,98.1024 kg
Khối lượng nguyên tử hidro: 1,66.10-24kg
Bài tập
Một tàu vũ trụ bay với vận tốc 8km/s. Một ngày nó bay quãng đường là bao nhiêu (sử dụng ký hiệu khoa học)
LG:
1 ngày = 24h = 68400s
Quãng đường tàu vũ trụ bay trong một ngày là:
68400 .8 = 547200km = 5,472.105 km
Hoạt động 7: Tóm tắt bài học và hướng dẫn bài tập về nhà
Sai số tuyệt đối
Sai số tương đối
Quy tắc làm tròn số
Chữ số chắc
Cách viết chuẩn số gần đúng
Ký hiệu khoa học của một số
Hướng dẫn bài tập
Tiết 12+12’
Ôn tập chương I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp Hs ôn tập toàn bộ kiến thức trong chương.
Hs biết vận dụng kiến thức một cách tổng hợp
2. Kỹ năng
Hs phát biểu các loại mệnh đề
Rèn luyện kỹ năng, chứng minh định lý bằng 2 phương pháp
Tìm giao, hợp, hiệu, phần bù tập hợp.
Biết đánh giá sai số tuyệt đối, sai số tương đối, biết viết số quy tròn, sử dụng ký hiệu khoa học và xác định chữ số chắc
3. Thái độ, tư duy
Hs có thái độ hứng thú, liên hệ kiến thức đã học với thực tế
Hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa toán học với đời sống
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	1. Giáo viên
Tóm tắt lý thuyết của chương
Bài tập trắc nghiệm 10’
2. Học sinh
Chuẩn bị câu hỏi và bài tập ở nhà
Đọc lại toàn chương.
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố và ôn tập kiến thức
CH: Các loại mệnh đề , ký hiệu cách phát biểu
CH: Phủ định mệnh đề chứa ký hiệu ", $
CH: Cách chứng minh định lý
CH: Phát biểu định lý “"x ÎX, P(x) Þ Q(x)” sử dụng thuật ngữ điều kiện cần, điều kiện đủ
CH: Phát biểu định lý “"x ÎX, P(x) Û Q(x)” sử dụng thuật ngữ điều kiện cần và đủ.
CH: Định nghĩa tập hợp con và hai tập hợp bằng nhau
CH: Định nghĩa phép giao, phép hợp, phép lấy phần bù, và hiệu của hai tập hợp
CH: Sai số tuyệt đối, sai số tương đối?
CH: Quy tắc quy tròn
CH: Định nghĩa chữ số chắc
GV: Hệ thống kiến thức bằng bảng phụ
Hoạt động 2: Chữa bài tập SGK
GV: Gọi 2 Hs làm bài tập 54
GV: Nhận xét lời giải
GV: Gợi ý Hs làm bài tập 58
CH: Đánh giá số π
CH: Đánh giá sai số tuyệt đối Δa?
GV: Gọi Hs làm phần b
GV: Gợi ý tìm AÇB. Ta phải so sánh m và 5
GV: Sử dụng hai nửa khoảng di chuyển để Hs nhận xét các trường hợp có thể xảy ra
GV: Gọi ba Hs trả lời cho ba trường hợp:
m 5.
GV: Sử dụng hai khoảng: một khoảng có độ dài bằng 2, một khoảng có độ dài bằng 1. Di chuyển hai khoảng để Hs xác định các trường hợp.
CH: Khi nào AÈB là một khoảng 
CH: Khi nào AÇB = Æ
CH: Xác định AÈB
Bài 54
a, Giả sử a + b < 2 và a, b ³ 1
 a ³ 1; b ³ 1 Þ a + b ³ 2 mâu thuẫn
b. Giả sử 5n + 4 là số lẻ và n là số chẵn Þ n = 2k
Þ 5n + 4 = 5.2k + 4 = 10k + 4 là số chẵn vô lý
Bài 58
a, 3,1415 < π < 3,1416
 a = 3,14
Δa = = 
 = π – 3,14 < 3,1416 – 3,14
Þ Δa < 0,0016 < 0,002
b, a = 3,1416
Δa = = 
 = 3,1416 – π < 3,1416 – 3,1415
Þ Δa < 0,001
Bài 60
A = (-¥; m] và B = [5; +¥)
+) m = 5 Þ AÇB = 5 
+) m < 5 Þ AÇB = Æ
+) m > 5 Þ AÇB [5; m]
Bài 61
A = (m; m+1)
B = (3; 5)
AÈB là một khoảng khi AÈB ¹ Æ
AÇB = Æ
Vậy AÇB ¹ Æ Û 2 < m < 5. 
Hay với 2 < m < 5 thì AÈB là một khoảng 
2 < m£ 3 Þ 2 <m £ 3<m+1 <5 Þ AÈB (m; 5)
3 < m£ 4 Þ 3 <m <m+1 £ 5 Þ AÈB (3; 5)
4 < m< 5 Þ 3 <m <5<m+1 Þ AÈB (3; m+1)
PHIẾU HỌC TẬP
Khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Mệnh đề “ΔABC đều có 3 đường cao bằng nhau” có mệnh đề phủ định là
A. ΔABC có 3 đường cao bằng nhau
B. ΔABC không phải tam giác đều có 3 đường cao bằng nhau
C. ΔABC đều không có 3 đường cao bằng nhau
D. ΔABC không phải tam giác đều không có 3 đường cao bằng nhau
2. Mệnh đề “Nếu 30 chia hết cho 5 thì 30 chia hết cho 6” có mệnh đề đảo là
A. 30 chia hết cho 5 kéo theo 30 chia hết cho 6
B. 30 chia hết cho 6 kéo theo 30 chia hết cho 5
C. 30 chia hết cho 5 suy ra 30 chia hết cho 6
D. 30 chia hết cho 6 khi và chỉ khi 30 chia hết cho 5
3. Phủ định của mệnh đề “"x ÎR, x2 > 0” 
A. “"x ÎR, x2 £ 0”
C. “"x ÎR, x2 < 0”
B. “$x ÎR, x2 £ 0”
D. “$x ÎR, x2 < 0”
4. Định lý “Nếu ABCD là hình vuông thì AC = BD” nghĩa là:
A. ABCD là hình vuông khi và chỉ khi AC = BD
B. ABCD là hình vuông là điều kiện cần để AC = BD
C. Nếu AC = BD thì ABCD là hình vuông 
D. ABCD là hình vuông là điều kiện đủ để AC = BD
5. Cho A = {1; 2} B ={-1; 0; 1; 2; 3} Khi đó CBA là:
A. {-1; 0; 3}
C. {-1; 0 ;1}
B. {3; 2; -1}
D. {1; -1}
6. Cho A = {x ÎRú x > 3}; B = {x ÎRú x £ 5} thì AÇB là:
A. (-¥;+¥)
C. [3;5]
B. (3;5)
D. (3;5]
7. Cho A = [-1;7]; B = (2;+¥) thì AÈB là:
A. [-1;+¥)
C. (2;7]
B. (7;+¥)
D. (-1;+¥)
8. Cho A = {x ÎRú 0 £ x £ 3 }; B = {x ÎRú x – 2 > 0 } thì A\B là: 
A. [0;2)
C. [0;2]
B. (0;2)
D. (0;2]
9.Cho số gần đúng của là a = 2,236 khi đó 
A. Δa < 0,00001
C. Δa < 0,01
B. Δa < 0,0001
D. Δa < 0,001
10. Chiều dài một chi tiết máy là 2,43863cm ± 0,0024cm. Số chữ số chắc trong số gần đúng trên là:
A. 3
C. 5
B. 4
D. 6
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1. Xác định các tập hợp sau bằng cách liệt kê cácphần tử:
 A = {x ÎNú (2x + x2)(x2 + x - 2)(x2 – x - 12) = 0}
 B = {x ÎZú (6x2 - 5x + 1) = 0}
 C = {x ÎNú çxç£ 3}
Bài 2. Tìm tập hợp X biết {a; b} Ì X Ì{a; b; c; d}
Bài 3. Cho các tập hợp
 A= {x ÎRú 1£ x £ 5}
 B= {x ÎRú 4£ x £ 6}
 A= {x ÎRú 2£ x £ 7}
a. Tìm AÇ B; AÇ C; BÇ C; AÇ BÇ C.
b.Gọi D= {x ÎRú a£ x £ b}. Xác định a,b để D Ì AÇ BÇ C.
Bài 4. Vẽ biểu đồ Ven để thể hiện các phép toán sau:
a.AÈ (BÈ C)
b.AÇ (BÇ C)
c.(AÇ B)È C
d.(AÈ B)Ç C
e.(A\B)È(A\C)È(B\C)
Bài 5. Nhận xét gì về A và B nếu 
a. AÈ B= A
b.AÇ B= A
c.A\B = A
d.A\B = B\A
e.A\B = Æ
Bài 6. Biểu diễn A, B thành hợp các tập hợp con của tập số thực.
A = {x ÎRú 1< çxç< 5}
B = {x ÎRú çxç³ 1}
Bài 7. Cho A = {x ÎRú çx-1ç 5}
 Tìm AÇ B, AÈ B.
Bài 8. Chứng minh rằng
a.(AÇ B)Ì A
b.(A\B )Ì A
c.AÇ (BÈ C) =(AÇ B)È(AÇ C).
Tiết 13
Kiểm tra 45 phút
I. Mục tiêu
- Hs nắm vững các khái niệm về mệnh đề
- Biết chứng minh các định lý đơn giản 
- Biết tìm giao, hợp, hiệu, phần bù của hai tập hợp
- Nắm vững định nghĩa chữ số chắc, sai số tương đối, sai số tuyệt đối.
II. Nội dung
Bài 1(4đ). Cho hai mệnh đề chứa biến với n là số tự nhiên
A(n): “n là số chính phương”
B(n): “n + 1 không chia hết cho 4”
a. Xác định tính đúng sai của các mệnh đề A(16), B(2003).
b. Phát biểu bằng lời định lý “"nÎN,A(n)ÞB(n)”.
c. Phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề trên.
d. Chứng minh định lý “"nÎN,A(n)ÞB(n)”.
Bài 2(1đ). Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập rỗng
 A={xÎNú x > x2}; B={xúx là số nguyên tố chẵn}
Bài 3(3đ).
a. Xác định AÈB và AÇB trong các trường hợp sau:
 + A={xÎRúx -1} 
 + A={xÎRú ôxô £ 3}; B={xÎRú -1 < x – 1 < 3} 
b. Tìm m để AÈB là một khoảng:
 A=[-2; 5]; B={m}
Bài 4(1đ). Sau một phản ứng hoá học, khối lượng một chất sinh ra 13,4731gam với độ chính xác 0,00132. Xác định số chữ số chắc trong kết quả trên.
Bài 5(1đ). 
a. Tìm A\B biết A={nÎNún chẵn và n < 10}; B={nÎNú2 < n < 8 }
b. Tìm CR(AÈB) với A=(-¥; 1); B=(7; +¥)
III. Đáp án
Bài 1(4đ). 
a. (1đ) A(16) đúng
 B(2003) sai
b. (1đ) Với mọi số tự nhiên n, nếu n là số chính phương thì n + 1 không chia hết cho 4.
c. (1đ) Với mọi số tự nhiên n, nếu n + 1 không chia hết cho 4 thì n là số chính phương.
d. (1đ) n = k2 Þ n + 1 = k2+1.
	+) n = 2m Þ n + 1 = 4m2 + 1 không chia hết cho 4
	+) n = 2m +1 Þ n + 1 = 4m2 + 4m +2 không chia hết cho 4
Bài 2(1đ). B={2}; A = Æ
Bài 3(3đ).
a. (2đ) + A =(-¥; 1); B =(-1; +¥) ; AÇB = (-1; 1); AÈB =(-¥; +¥) 
 + A=[-3; 3]; B = (0; 4); AÇB = (0; 3]; AÈB = [-3; 4)
b. (1đ) m Î[-2; 5] 
Bài 4(1đ). 0,0005 < d = 0,00132 < 0, 005 Þ chữ số hàng phần trăm là chữ số chắc, chữ số hàng phần nghìn là chữ số không chắc Þ có 4 chữ số chắc.
Bài 5(1đ). 
a. A = {0; 2; 4; 6; 8} B = {3; 4; 5; 6; 7}; A\B = {0; 2; 8}
b. CR(AÈB) = [1; 7]

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoandai10NCchuongI.doc