Giáo án Đại số 10 Bài 1: Mệnh đề

Giáo án Đại số 10 Bài 1: Mệnh đề

I. MỤC TIÊU:

 1.1. Về kiến thức:

 - Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến

 1.2. Về kĩ năng:

 - Xác định được một câu cho trước có là mệnh đề hay không.

 - Biết phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một mệnh đề.

 1.3. Về tư duy:

 - Hiểu được các khái niệm để có thể giải được một số bài tập đơn giản

 1.4. Về thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác

 - Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiển.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 6143Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 Bài 1: Mệnh đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết theo PPCT: 1
 Bài 1. 
MỆNH ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
	1.1. Về kiến thức:
	- Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến
 1.2. Về kĩ năng:
	- Xác định được một câu cho trước có là mệnh đề hay không.
	- Biết phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một mệnh đề.
 1.3. Về tư duy:
	- Hiểu được các khái niệm để có thể giải được một số bài tập đơn giản
	1.4. Về thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác
	- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiển.
2. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 Chuẩn bị các bảng phụ có ghi ví dụ khi thực hiện các hoạt động. 
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Gợi mở, vấn đáp thông qua hoạt động điều khiển tư duy.
4. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Học sinh nhận biết khái niệm mệnh đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
* Học sinh nêu nhận xét tính đúng sai của các câu sau?
1. 13 là số nguyên tố.
2. 
3. Bạn làm bài tập chưa?
4. Đi chơi nhé!.
* Ta nói: Các câu 1 và 2 là những mệnh đề, còn các câu 3 và 4 không là những mệnh đề. Do đó, mệnh đề là những khẳng định đúng hoặc những khẳng định sai.
? Nêu ví dụ về những câu là mệnh đề và những câu không là mệnh đề?
*Học sinh xét tính đúng sai cuả câu sau: “2 + n = 5”. 
- Hãy tìm 2 giá trị thực cuả n để từ câu trên ta nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai?
* Câu “2 + n = 5” là ví dụ về mệnh đề chứa biến. Có thể hiểu mệnh đề chứa biến là một câu chứa biến, với mỗi giá trị của biến thuộc một tập nào đó, ta được một mệnh đề.
? Yêu cầu HS thực hiện hoạt động 3 trong SGK?
* GV chỉnh sửa (nếu có)
Câu 2 sai; Câu 1 đúng; Câu 3 và Câu 4 không xác định được đúng hay sai.
Hs có thể lấy thêm một số ví dụ khác! 
TL: Hs lấy tùy ý (vài câu là mệnh đề, vài câu không là mệnh đề)
- Câu trên chưa biết được đúng hay sai.
- Với n = 3 ta được mệnh đề đúng 
 Với n = 1 ta được mệnh đề sai
* Học sinh ghi nhận ví dụ trên từ SGK.
TL HĐ 3:
* Với x = 4 ta được mệnh đề đúng 
 Với x = 2 ta được mệnh đề sai
I. Mệnh đề – Mệnh đề chứa biến:
1. Mệnh đề:
Mệnh đề là một khẳng định chỉ có tính đúng hoặc sai.
 * Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
2. Mệnh đề chứa biến:
Mệnh đề chứa biến là những khẳng định mà ta chưa xc định được tính đúng sai của câu này. Tuy nhiên với mỗi giá trị thực của biến ta được một mệnh đề. 
VD: 2 + n = 5 l một mệnh đề chứa biến.
- Với n = 3 ta được 
“2 + 3 = 5” là mệnh đề đúng 
 Với n = 1 ta được 
“2 + 1 = 5” là mệnh đề sai
Hoạt động 2 : Phủ định của một mệnh đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
Hs xem VD SGK.
Yêu cầu HS thực hiện hoạt động 4 trong SGK?
* Yêu cầu HS phủ định mệnh đề 
* GV nói gọn: “p là một số hưũ tỉ” 
Từ đó, ta có qui ước sau: “Phủ định của phủ định là khẳng định”
* HS trả lời:
: “p không phải là một số hưũ tỉ” 
: “Tổng hai cạnh của một tam giác không lớn hơn cạnh thứ ba” 
P sai, đúng 
Q đúng, sai
II. Phủ định của một mệnh đề:
 Mệnh đề phủ định của mệnh đề P được kí hiệu là 
 đúng khi P sai
 sai khi P đúng
5.CỦNG CỐ BÀI:
	- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của bài học
	- Chú ý: Phủ định của: “có” là “không”; “không” là “có”; “=” là “¹”; “¹” là “=”; “<” là “³”; “³” là “<”;
 - Làm nhanh bài tập 1 và 2 trang 9
6. DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	- Đọc trước phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10(5).doc