Giáo án Đại số 10 CB - Tiết 1 đến 8 - GV: Nguyễn Văn Thế - Trường THPT Diễn Châu 4

Giáo án Đại số 10 CB - Tiết 1 đến 8 - GV: Nguyễn Văn Thế - Trường THPT Diễn Châu 4

Chương I

MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP

Tiết 1

§1 Mệnh đề

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm mệnh đề, mệnh đề phủ định, kéo theo, hai mệnh đề tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ và biết sử dụng các kí hiệu , .

2. Kĩ năng: - Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong các trường hợp đơn giản. Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.

II. Tiến trình dạy học

1. Ổn đinh tổ chức

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 14 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 CB - Tiết 1 đến 8 - GV: Nguyễn Văn Thế - Trường THPT Diễn Châu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2011
Chương I
MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
Tiết 1
§1 Mệnh đề 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm mệnh đề, mệnh đề phủ định, kéo theo, hai mệnh đề tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ và biết sử dụng các kí hiệu ", $.
2. Kĩ năng: - Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong các trường hợp đơn giản. Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước. 
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ:
3. Bài mới: 
VD: (a) 2 + 3 = 5
 (b) 19 chia hết cho 3
Câu (a) là khẳng định đúng.
Câu (b) là khẳng định sai.
®Mỗi câu trên là một mệnh đề.
Vậy Mệnh đề là gì?
@ Câu ntn thì không phải là một mđề?
VD: P: “3 là số nguyên tố’’
 : “3 không phải là số nguyên tố’’
P và là hai câu khẳng định trái ngược nhau. 
 ® Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
® Khái niệm mệnh đề phủ định?
VD: P: “An vượt đèn đỏ”
 Q: “An vi phạm luật giao thông”
P Þ Q: “Nến An vượt đèn đỏ thì An vi phạm luật giao thông”
Mệnh đề PÞQ đgl mệnh đề kéo theo
® Khái niệm mệnh đề kéo theo?
@Mệnh đề P Þ Q đúng trong trường hợp:
- P sai (bất kể Q đúng hay sai)
- Q đúng (bất kể P đúng hay sai)
- Trả lời sgk? 
@ Mệnh đề PÛQ sai trong trường hợp: P đúng, Q sai hoặc P sai, Q đúng
- Hãy xác định tính đúng - sai của mối mệnh đề?
a) "xÎR, x2 – 2x + 2 =(x-1)2+1>0 (đ)
b) Với n = 3, 23 + 1 là số ngtố (s)
P: “Mọi hs lơp 10C6 đều mặc áo xanh”
: “Tồn tai hs lơp 10C6 không mặc áo xanh”
 Þ Mệnh để phủ định 
@ Cách chuyển mệnh đề chứa biến thành một mệnh đề?
(gán cho biến một giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng hoặc gán các kí hiệu " và $ vào phía trước nó)
I. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến
1. Mệnh đề 
* Mệnh đề là câu khẳng định đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. 
* Chú ý: Câu không phải là câu khẳng định hoặc câu khẳng định mà không có tính đúng – sai thì không phải là mđ.
VD1: Mệt quá!
 Chị ơi, mấy giờ rồi?
2. Mệnh đề chứa biến 
VD2: P(n): “n chia hết cho 3”, với nÎN.
 Q(x,y): “y > x+3” với x, y Î R
II. Mệnh đề phủ định của một mệnh đề
* Cho mệnh đề P. Mệnh đề “không phải P” đgl mệnh đề phủ định của P và được kí hiệu là .
VD3: P: “ là số hữu tỉ”
 : “ không phải là số hữu tỉ”
 hoặc “ là số vô tỉ”
III. Mệnh đề kéo theo
Cho hai mđ P và Q.
* Mđ “Nếu P thì Q” đgl mđ kéo theo và kí hiệu là P Þ Q.
* Mđ P Þ Q sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại.
VD3: “Nếu 1+1=4 thì nhà thơ Xuân Diệu là nhà toán học vĩ đại”
VD4: "Nếu hôm nay thứ sáu thì 2 + 3 = 5”
 (vô nghĩa và rất “ngô nghê”)
* Trong toán học mệnh đề đúng thường có dạng PÞQ. 
Khi đó ta nói
P là giả thiết, Q là kết luận của định lí, hoặc
P là điều kiện đủ để có Q, hoăc
Q là điều kiện cần để có Q.
IV. Mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương đương
* Cho mđ kéo theo P Þ Q. Mđ Q Þ P đgl mđ đảo của mđ P Þ Q.
* Nếu hai mệnh đề P Þ Q và Q Þ P đề đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương. 
Khi đó ta kí hiệu là P Û Q và đọc là
P tương đương Q, hoặc
P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc
P khi và chỉ khi Q.
V. Các kí hiệu " và $ (All, Exist)
a) Kí hiệu "
Cho mđ chứa biến P(x) với x Î X.
Khẳng định:
“Với mọi x thuộc X, P(x) đúng”
 (hay “P(x) đúng với mọi x thuộc X”) là 1 mđ được kí hiệu là 
 “"xÎX, P(x)” hoặc “"xÎX: P(x)”
VD8: a) “"xÎR, x2 – 2x + 2 >0”
 b) “"nÎN, 2n + 1 là số nguyên tố”
b) Kí hiệu $
Cho mđ chứa biến P(x) với x Î X.
Khẳng định:
“Tồn tại x thuộc X để P(x) đúng” là 1mđ được kí hiệu là 
 “$xÎX, P(x)” hoặc “$xÎX: P(x)”
VD9: a) “$nÎN, 2n + 1 chia hết cho n”
 b) “$xÎR, (x – 1)2 < 0”
7. Mệnh để phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu " và $
Cho mđ chứa biến P(x) với x Î X.
* Mđ phủ định của mđ “"xÎX, P(x)” là 
 “$xÎ X,”.
* Mđ phủ định của mđ “$xÎX, P(x)” là 
 “"xÎ X,”.
VD10: Mđ phủ định của mđ “$xÎR, (x – 1)2 < 0” là “"xÎR, (x – 1)2 0”.
4. Củng cố: - Mệnh đề P Þ Q đúng khi nào? Sai khi nào?
 - Mệnh đề P Û Q đúng khi nào? Sai khi nào?
5. Dặn dò: Về nhà xem lại nội dung đã học, là bài tập sgk.
Ngày soạn: 15/8/2011
Tiết 2
Luyện tập
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Nắm vững khái niệm mệnh đề, mệnh đề phủ định, kéo theo, hai mệnh đề tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ để áp dụng và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng: - Biết xác định tính đúng – sai của một mệnh đề. Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề. Biết phát biểu một mệnh đề theo nhiều cách khác nhau.
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ: - Mệnh đề P Þ Q đúng trong trường hợp nào? Sai khi nào?
 - Mệnh đề P Û Q đúng trong trường hợp nào? Sai khi nào?
3. Luyện tập: 
- Hãy xác định tính đúng – sai của mỗi mệnh đề đảo trên?
- Tương tự hãy sử dụng điều kiện cần để làm câu c.
- Hãy xác định tính đúng – sai của mỗi mệnh đề trên?
Bình phương của mọi số thực đều không âm.
Bài 1: Câu a, d là mệnh đề. 
 Câu b, c là mệnh đề chứa biến.
Bài 2:
a) “1974 chia hết cho 3” là mệnh đề đúng, mệnh đề phủ đình là “1974 không chia hết cho 3”.
b) “ là số hữu tỉ” là mệnh đề sai, mệnh đề phủ định là “ không phài là số hữu tỉ”.
c) “p < 3,15” là mệnh đề đúng, mệnh đề phủ dịnh là “p ³ 3,15”.
d) “ ” là mệnh đề sai, mệnh đề phủ đinh là “ ”.
Bài 3: 
a) - Nếu a + b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c.
- Các số chia hết cho 5 đều có tận cùng bằng 0.
- Tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác cân.
- Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì bằng nhau.
b) - Điều kiện đủ để a + b chia hết cho c là a và b chia hết cho c.
- Điều kiện đủ để một số chia hết cho 5 là số đó có tận cùng bằng 0
- Điều kiện đủ để mọt tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác đó cân.
- Điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau là chúng bằng nhau.
Bài 4: a) Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 9 là tổng các chữ số của nó chia hết cho 9.
b) Điều kiện cần và đủ để một hình bình hàn là hình thoi là hai đường chéo của nó vuông góc với nhau.
c) Điều kiện cần và đủ để phương trình bậc hai có hai nghiệm phân biệt là biệt thức của nó dương.
Bài 5: a) 
 b) 
 c) 
Bài 6: a) Bình phương của mọi số thực đều dương (Mệnh đề sai)
b) Tồn tại số tự nhiện n mà bình phương của nó lại bằng chính nó (mđ đúng, chẳng hạn n=0)
c) Mọi số tự nhiên n đều không vượt quá hai lần nó (mệnh đề đúng)
d) Tồn tại số thực x nhỏ hơn nghịch đảo của nó (mệnh đề đúng, chẳng hạn x = 0.5)
Bài 7: a) n không chia hết cho n. Mệnh đề đúng, đó là số 0.
b) . Mệnh đề này dúng
c) . Mệnh đề này sai.
d) . Mệnh đề này sai vì phương trình x2 – 3x + 1 = 0 có nghiệm.
4. Củng cố: - Mệnh đề P Þ Q đúng khi nào? Sai khi nào?
 - Mệnh đề P Û Q đúng khi nào? Sai khi nào?
5. Dặn dò: Về nhà xem lại nội dung đã học, là bài tập trong sách bài tập và chuẩn bị bài mới: §2 Tập hợp.
Ngày soạn: 17/08/2011
Tiết 3
§2 Tập hợp 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm tập hợp, tập con, hai tập hợp bằng nhau.
2. Kĩ năng: - Biết biểu diễn tập hợp bằng các cách: Liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra các tính chất đặc trưng của tập hợp. Vận dụng các khái niệm tập con, tập hợp bằng nhau để giải bài tập.
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ: Nhắc lại khái niệm tập hợp số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ và số thực?
3. Bài mới: 
Khi kí hiệu tập hợp bằng một chữ in hoa, chú ý tránh các chữ N, Z, Q, R.
- Hãy chi rỏ tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp B?
@ Hãy thực hiện và ở sgk?
- Cho hai tập hợp A = {2;4,;6}, B = {1;2;3;4;5;6}. Nhật xét các phần tử của A và B? 
 (Mọi ptử của tập A đều là p tử của tập B)
Ta nói tập A là tập con của tập B.
Þ Khái niệm tập con?
- Hãy thực hiện ở sgk?
 (n chia hết cho 12 Û n chia hết cho 4 và 6)
I. Khái niệm tập hợp
1. Tập hợp và phần tử
Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán hoc, không định nghĩa.
* Để chỉ a là 1 ptử của tập hợp A, ta viết aÎA
* Để chỉ a là 1 ptử của tập hợp A, ta viết aÏA
VD: 
2. Cách xác định tập hợp
1) Liệt kê các phẩn tử của tập hợp
 VD: B = {-2,-1,0,1,2}
2) Chỉ rỏ các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
 VD: B ={nÎZ}
 A = {1,2,3,5,,30} B = 
* Biểu đồ ven
 Hình bên thể hiện tập hợp A.
3. Tập hợp rỗng 
Tập hợp rỗng, kí hiệu là Æ, là tập không chứa phần tử nào.
VD: A = {xÎR| x2 + x + 1 = 0}
Chú ý: A ¹Æ Û $x, xÎA
II. Tập hợp con 
 A Ì B Û ("x, xÎA Þ xÎB)
VD: A = {2;4,;6}, B ={1;2;3;4;5;6} 
Ta có A Ì B.
Tính chất:
j A Ì A với mọi tập A
k Æ Ì A với mọi tập A
l Nếu A Ì B và B Ì C thì A Ì C
Chú ý: N* Ì N Ì Z Ì Q Ì R
III. Tập hợp bằng nhau
 A = B Û (A Ì B và B Ì A)
VD: A = {xÎR| x2 – 3x + 2 = 0}
 B = {1,2}
Ta có A = B
4. Củng cố: 	- Khái niệm tập con và hai tập hợp bằng nhau?
5. Dặn dò: - Về nhà xem là nội dung bài học, làm các bài tập sgk và chuẩn bi phần còn lài.
Ngày soạn: 21/08/2011
Tiết 4
§3 Các phép toán tập hợp 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Hiểu được các phép toán: Giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp và phần bù của một tập con.
2. Kĩ năng: - Thực hiện được các phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con. Biết dùng biểu đồ ven để biểu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp.
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ: - Nêu khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau?
3. Bài mới: 
Cho A = {1,3,4,7,8}, B = {2,3,6,7}
Liệt kê các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B?
C = {3,7} đgl giao của A và B
Þ Đ/n giao của hai tập hợp A và B
- Trả lời sgk ?
Cho A = {1,3,4,7,8}, B = {2,3,6,7}
Liệt kê các phần tử thuộc A hoặc thuộc B?
D = {1,2,3,4,6,7,8} đgl hợp của A và B.
Þ Đ/n hợp của hai tập hợp A và B
- Trả lời sgk ?
Cho A = {1,3,4,7,8}, B = {2,3,6,7}
Liệt kê các phần tử thuộc A mà không thuộc B?
E = {1,4,8} đgl hiệu của A và B.
Þ Đ/n hiệu của hai tập hợp A và B
- Trả lời sgk ?
I. Giao của hai tập hợp
 * 
 * 
VD: Cho A = {1, 3, 4, 7, 8}, B = {2, 3, 6, 7}
 Þ A Ç B = {3,7}
 a) A = {1,2,3,4,6,12}, B = {1,2,3,6,9,18}
 b) C = {1,2,3,6}
2. Hợp của hai tập hợp 
 * 
 * 
VD: Cho A = {1, 3, 4, 7, 8}, B = {2, 3, 6, 7}
 Þ A Ç B = {1,2,3,4,6,7,8} 
 C = {Minh, Nam, Lan, Hồng, Nguyệt, Cường, Dũng, Tuyết, Lê}
III. Hiệu và phần bù của hai tập hợp
 * 
 * 
VD: Cho A = {1, 3, 4, 7, 8}, B = {2, 3, 6, 7}
 Þ A \ B = {1,4,8} , B\A = {2,6}
 C={Minh, Bảo, Cường, Hoa, Lan, Tâm}
* Khi B Ì A thì A\B đgl phần bù của B trong A, kí hiêu .
4. Củng cố: 	- Cho A = {a, c, d, e, m, p, r, s}, B = {a, b, f, m, n, p, q, k}.
	 Xác định: AÇB, AÈB, A\B, B\A.
5. Dặn dò: - Về nhà xem là nội dung bài học, làm các bài tập sgk.
Ngày soạn: 22/08/2011
Tiết 5
Bài tập
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Hiểu được các phép toán: Giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
2. Kĩ năng: - Áp dụng phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con để làm bài tập. 
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ: - Nêu định nghĩa các phép toán trên tập hợp?
3. Bài tập: 
- Liệt kê các phần tử của A và B rồi xác định AÇB, AÈB, A\B, B\A?
- Gạch chéo các tập hợp AÇB, AÈB, A\B?
- Số học sinh được khen thưởng là bao nhiêu? 
(muốn được khen thưởng bạn đó phải học lực giỏi hoặc có hạnh kiểm tốt)
- Số học sinh chưa được xếp loại học lực giỏi và chưa có hạnh kiểm tốt là bao nhiêu?
Bài 1: A = {C, O, H, I, T, N, E}
 B = {C, O, N, G, M, A, I, S, T, Y, E, K}
A Ç B = {C, O, I, , N, E}
A È B = {C, O, H, I, T, N, E,G, M,A,S,Y, K}
A \ B = {H}, B \ A = {G, M, A, S, Y, K}
Bài 2: a)
b)
c)
d) 
Bài 3: Theo giả thiết
Số hs có học lực giỏi là 15 bạn 
Số hs có hạnh kiểm tốt là 20 bạn
Số hs vừa học lực giỏi, vừa hk tốt là 10 bạn
a) Số học sinh được khen thưởng là 
 (15 + 20) – 10 = 25 bạn
b) Số học sinh chưa được xếp loại học lực giỏi và chưa có hạnh kiểm tốt là 
 45 – 25 = 20 bạn
Bài 14:
4. Củng cố: 	- Nêu định nghĩa các phép toán trên tập hợp?
5. Dặn dò: - Về nhà xem lại các bài tập đã làm, làm các bài tập trong sách bài tập.
Ngày soạn: 24/08/2011
Tiết 6
§4 Các tập hợp số 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Nắm vững khái niệm khoảng, đoạn, nữa khoảng.
2. Kĩ năng: - Tìm hợp, giao, hiệu của các khoảng, đoạn và biểu diễn chúng trên trục số.
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ: - Cho A = {2,3,4,5,7,8,10}, B = {1,3,5,6,7,8,9}.
	 Xác định: AÇB, AÈB, A\B, B\A.
3. Bài mới: 
- Trong các tập số đã học, tập hợp số nào đếm được? tập hợp số nào không đếm được?
(Số tự nhiên và số nguyên là đếm được, các tập hợp số còn lại không đếm được)
- Cách xác định giao của hai tập hợp?
-Cách xác định hợp của hai tập hợp?
-Cách xác định hiệu của hai tập hợp?
I. Các tập hợp số đã học 
II. Các tập con thường dùng của R
VD: Cho A = (-1;3] và B = (2;4). Xác định:
 a) A Ç B b) A È B c) A \ B d) B \ A 
Giải: 
a) C1: Sử dụng hai trục số 
 Þ (-1;3] Ç (2;4) = (2;3]
C2: Sử dụng một trục số
 Þ (-1;3] Ç (2;4) = (2;3]
b) (-1;3] È (2;4) = (-1;4)
c) (-1;3]\(2;4) = (-1;2] d) (2;4)\(-1;3] = (2;3)
4. Củng cố: 	- Nhắc lại các tập hợp con thường dùng trên R.
5. Dặn dò: - Về nhà xem là nội dung bài học, làm các bài tập sgk.
Ngày soạn: 04/09/2011
Tiết 7
 Luyện tập 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Nắm vững định nghĩa các phép toán trên tập hợp số: Giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp.
2. Kĩ năng: - Áp dụng các phép toán trên tập hợp để làm bài tập.
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ: - Cho A = {1,3,4,5,7,8,12}, B = {1,3,5,6,7,8,9,11}.
	 Xác định: AÇB, AÈB, A\B, B\A.
Các bài tập sau giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bay lời giải, sau đó cùng cả lớp nhận xét và cho điểm?
- Tuỳ theo giá trị của m hãy xác định A Ç B?
- Khi nào thì A Ç B = Æ?
- Khi nào thì A Ç B ¹ Æ?
Bài tập làm thêm
Giải: 
4. Củng cố: 	- Nêu định nghĩa các phép toán trên tập hợp?.
5. Dặn dò: - Về nhà xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị nội dung tiếp theo.
Kiểm tra 15’
Câu 1(4đ): Cho A = {1;2;4;5;6;8;9} và B = {0;3;4;5;7;9;11}. 
 Hãy xác định AÇB, AÈB, A\B, B\A,
Câu 2(4đ): Cho A = [1;3] và B = (2;+¥). 
Hãy xác định AÇB, AÈB, , 
Câu 3(2 đ): Cho A = [2a; +¥) và B = . Tìm a đề A Ç B =Æ
Đáp án:
Câu 1: AÇB = {4;5;9}, AÈB = {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9;11}
 A\B = {1;2;6;8}, B\A = {0;3;7;11}
Câu 2: AÇB = (2;3], AÈB = [1; +¥),
	 A\B = [1;2] Þ 
	 B\A = (3;+¥) Þ 
Câu 3: Điều kiện để A Ç B =Æ là 
Ngày soạn: 07/09/2011
Tiết 7’
§4 Số gần đúng và sai số
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Nắm được tầm quan trọng của số gần đúng, ý nghĩa của số gần đúng. Nắm được thế nào là sai số tuyệt đối, sai số thương đối.
2. Kĩ năng: - Biết đánh giá sai số tuyệt đối.
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
- Khi tính toán ta thường lấy số p bằng bao nhiêu? số bằng bao nhiêu?
- Hãy đánh giá được không vượt quá một số dương d nào?
I. Số gần đúng
* Số p = 3,141592653... la số vô tỉ
Khi tính toán ta thường lấy giá trị gần đúng là 3,14 hoặc 3,14159.
Số = 1,414213567... là số vô tỉ
Khi tính toán ta thường lấy giá trị gần đúng là 1,41 hoặc 1,414.
II. Sai số tuyệt đối 
1. Sai số tuyệt đối của một số gần đúng
 Sai số tuyệt đối của số gần đúng a là 
 là giá trị đúng của một đại lượng.
 a là giá trị gần đúng của .
Nhận xét: Trên thực tế, nhiều khi không thể biết được nên không thể tính được chính xác . Tuy nhiên, ta có thể đánh giá được không vượt quá một số dương d nào đó.
VD1: Giả sử và một giá trị gần đúng của nó là a = 1,414. Hãy đánh giá .
Giải: Ta có:
(1,414)2 = 1,999396 < 2 Þ 1,414 < 
 Þ – 1,414 > 0
(1,415)2 = 2,002225 >2 Þ 1,415 > 
 Þ – 1,414 < 0,001
 Do đó 
Vậy sai số tuyệt đối của 1,414 không vượt quá 0,001.
2. Độ chính xác của một só gần đúng
j Nếu thì 
 Quy ước viết: 
k d càng nhỏ thì độ sai lệch của a và càng ít. d đgl độ chính xác của a.
VD2: Kết quả đo chiều dài của một cái cầu được ghi là 152 m ± 0,2 m. Điều đó có nghĩa như thế nào? 
Giải thích: Có nghĩa là chiếu dài đúng của cái cầu (kí hiệu là C) là một số nằm trong khoảng 151,8 m đến 152,2 m, tức là 
4. Củng cố: - Khái niệm sai số tuyệt đối?
5. Dặn dò: - Về nhà xem lại nội dung đã học, chuẩn bị nội dung tiết theo và làm các bài tập trong sgk.
Ngày soạn: 09/09/2011
Tiết 8
§4 Số gần đúng và sai số
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - 
2. Kĩ năng: - 
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn đinh tổ chức
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
- Hãy quy tròn số 756,453
 a) Đến hàng chục
 b) Hàng đơn vị
 c) Hàng phần chục 
 d) Hàng phần trăm
Giải:
 a) Số quy tròn là 760
 b) Số quy tròn là 756
 c) Số quy tròn là 756,5
 d) Số quy tròn là 756,45
- Hãy so sánh sai số tuyệt đối của hai số trên với nữa đơn vị của hàng quy tròn?
III. Quy tròn số gần đúng
1. Ôn tập quy tắc làm tròn số
- Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn nhỏ hơn 5 thì ta chỉ việc thay thế chữ số đó và các chữ số bên phải nó bởi 0. 
- Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn lớn hơn hay bằng 5 thì ta thay thế chữ số đó và các chữ số bên phải nó bởi 0 và cộng thêm một đơn vị vào chữ số ở hàng quy tròn. (sgk)
2. Cách viết số quy tròn của số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước.
VD4: Cho số gần đúng a = 2841275 với độ chính xác d = 300. Hãy viết số quy tròn của a.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_I_1_Menh_de.doc