Giáo án Đại số 10 chuẩn tiết 1: Mệnh đề

Giáo án Đại số 10 chuẩn tiết 1: Mệnh đề

Chương I: MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP

Tiết dạy: 01 Bài 1: MỆNH ĐỀ

I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

– Nắm vững các khái niệm mệnh đề, MĐ phủ định, kéo theo, hai MĐ tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ.

– Biết khái niệm MĐ chứa biến.

 Kĩ năng:

– Biết lập MĐ phủ định của 1 MĐ, MĐ kéo theo và MĐ tương đương.

Biết sử dụng các kí hiệu , trong các suy luận toán học

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 chuẩn tiết 1: Mệnh đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/9/2007	Chương I: MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP 
Tiết dạy:	01	Bàøi 1: MỆNH ĐỀ 
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
Nắm vững các khái niệm mệnh đề, MĐ phủ định, kéo theo, hai MĐ tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ.
Biết khái niệm MĐ chứa biến.	
	Kĩ năng: 
Biết lập MĐ phủ định của 1 MĐ, MĐ kéo theo và MĐ tương đương.
Biết sử dụng các kí hiệu ", $ trong các suy luận toán học.
	Thái độ: 
Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập. Một số kiến thức mà HS đã học ở lớp dưới.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức đã học ở lớp dưới. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	H. 
	Đ.
	3. Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Mệnh đề, Mệnh đề chứa biến
8’
· GV đưa ra một số câu và cho HS xét tính Đ–S của các câu đó.
a) “Phan–xi–păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam.”
b) “ < 9,86”
c) “Hôm nay trời đẹp quá!”
· Cho các nhóm nêu một số câu. Xét xem câu nào là mệnh đề và tính Đ–S của các mệnh đề.
· Xét tính Đ–S của các câu:
d) “n chia hết cho 3”
e) “2 + n = 5”
–> mệnh đề chứa biến.
· Cho các nhóm nêu một số mệnh đề chứa biến (hằng đẳng thức, ).
· HS thực hiện yêu cầu.
a) Đ
b) S
c) không biết
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
· Tính Đ–S phụ thuộc vào giá trị của n.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
I. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến.
1. Mệnh đề.
– Một mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc sai.
– Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
2. Mệnh đề chứa biến.
Mệnh đề chứa biến là một câu chứa biến, với mỗi giá trị của biến thuộc một tập nào đó, ta được một mệnh đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề
5’
· GV đưa ra một số cặp mệnh đề phủ định nhau để cho HS nhận xét về tính Đ–S.
a) P: “3 là một số nguyên tố”
: “3 không phải là số ngtố”
b) Q: “7 không chia hết cho 5”
: “7 chia hết cho 5”
· Cho các nhóm nêu một số mệnh đề và lập mệnh đề phủ định.
· HS trả lời tính Đ–S của các mệnh đề.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
II. Phủ định của 1 mệnh đề.
Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
 đúng khi P sai
 sai khi P đúng
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề kéo theo
8’
· GV đưa ra một số mệnh đề được phát biểu dưới dạng “Nếu P thì Q”.
a) “Nếu n là số chẵn thì n chia hết cho 2.”
b) “Nếu tứ giác ABCD là hbh thì nó có các cặp cạnh đối song song.”
· Cho các nhóm nêu một số VD về mệnh đề kéo theo.
+ Cho P, Q. Lập P Þ Q.
+ Cho P Þ Q. Tìm P, Q.
· Cho các nhóm phát biểu một số định lí dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
III. Mệnh đề kéo theo.
Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” đgl mệnh đề kéo theo, và kí hiệu P Þ Q.
Mệnh đề P Þ Q chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng P Þ Q. Khi đó, ta nói:
P là giả thiết, Q là kết luận.
P là điều kiện đủ để có Q.
Q là điều kiện cần để có P.
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương đương
7’
· Dẫn dắt từ KTBC, QÞP đgl mệnh đề đảo của PÞQ.
· Cho các nhóm nêu một số mệnh đề và lập mệnh đề đảo của chúng, rồi xét tính Đ–S của các mệnh đề đó.
· Trong các mệnh đề vừa lập, tìm các cặp PÞQ, QÞP đều đúng. Từ đó dẫn đến khái niệm hai mệnh đề tương đương.
· Cho các nhóm tìm các cặp mệnh đề tương đương và phát biểu chúng bằng nhiều cách khác nhau.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
IV. Mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương đương.
· Mệnh đề QÞP đgl mệnh đề đảo của mệnh đề PÞQ.
· Nếu cả hai mệnh đề PÞQ và QÞP đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.
Kí hiệu: PÛQ
Đọc là: P tương đương Q
hoặc P là đk cần và đủ để có Q
hoặc P khi và chỉ khi Q.
Hoạt động 5: Tìm hiểu các kí hiệu " và $
8’
· GV đưa ra một số mệnh đề có sử dụng các lượng hoá: ", $.
a) “Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng 0”.
–> "xỴR: x2 ≥ 0
b) “Có một số nguyên nhỏ hơn 0”.
–> $n Ỵ Z: n < 0.
· Cho các nhóm phát biểu các mệnh đề có sử dụng các lượng hoá: ", $. (Phát biểu bằng lời và viết bằng kí hiệu)
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
V. Kí hiệu " và $.
": với mọi.
$: tồn tại, có một.
Hoạt động 6: Mệnh đề phủ định của các mệnh đề có chứa kí hiệu ", $
5'
· GV đưa ra các mệnh đề có chứa các kí hiệu ", $. Hướng dẫn HS lập các mệnh đề phủ định.
a) A: “"xỴR: x2 ≥ 0”
–> : “$x Ỵ R: x2 < 0”.
b) B: “$n Ỵ Z: n < 0”
–> : “"n Ỵ Z: n ≥ 0”.
· Cho các nhóm phát biểu các mệnh đề có chứa các kí hiệu ", $, rồi lập các mệnh đề phủ định của chúng.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
· 
· 
Hoạt động 7: Củng cố
3’
· Nhấn mạnh các khái niệm:
– Mệnh đề, MĐ phủ định.
– Mệnh đề kéo theo.
– Hai mệnh đề tương đương.
– MĐ có chứa kí hiệu ", $.
· Cho các nhóm nêu VD về mệnh đề, không phải mđ, phủ định một mđ, mệnh đề kéo theo.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu.
	4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2, 3 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docdai10cb01.doc