CHƯƠNG II
HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI (10 tiết)
Ngày soạn:
TIẾT 14, 15, 16: Đ1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÀM SỐ (3 tiết)
I - Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Chính xác hoá khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số mà học sinh đã học.
- Nắm được khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng (nửa khoảng hoặc một đoạn); khái niệm hàm số chẵn, hàm số lẻ và sự thể hiện của các tính chất ấy qua đồ thị của chúng.
- Hiểu hai phương pháp chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên một khoảng (nửa khoảng hoặc một đoạn): Phương pháp dùng định nghĩa và phương pháp dùng tỷ số biến thiên.
- Hiểu được các phép tịnh tiến đồ thị song song với các trục toạ độ.
Chương II hàm số bậc nhất và bậc hai (10 tiết) Ngày soạn: Tiết 14, 15, 16: Đ1. Đại cương về hàm số (3 tiết) I - Mục tiêu Về kiến thức - Chính xác hoá khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số mà học sinh đã học. - Nắm được khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng (nửa khoảng hoặc một đoạn); khái niệm hàm số chẵn, hàm số lẻ và sự thể hiện của các tính chất ấy qua đồ thị của chúng. - Hiểu hai phương pháp chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên một khoảng (nửa khoảng hoặc một đoạn): Phương pháp dùng định nghĩa và phương pháp dùng tỷ số biến thiên. - Hiểu được các phép tịnh tiến đồ thị song song với các trục toạ độ. Về kĩ năng Khi cho hàm số bằng biểu thức, học sinh cần: + Biết cách tìm tập xác định của Hàm số. + Biết cách tìm giá trị của hàm số tại một điểm cho trước thuộc tập xác định. + Biết cách kiểm tra xem một điểm có toạ độ cho trước có thuộc đồ thị của hàm số đã cho hay không. + Biết chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số đơn giản trên một khoảng (đoạn hoặc nửa đoạn) cho trước bằng cách xét tỷ số biến thiên. + Biết cách chứng minh một hàm số cho trước là hàm chẵn, hàm lẻ bằng định nghĩa. + Biết cách tìm hàm số có đồ thị (G’) trong đó (G’) có được do tịnh tiến đồ thị (G) của một hàm số dã cho bởi một phép tịnh tiến song song với các trục toạ độ. - Khi cho hàm số bằng đồ thị, học sinh cần: + Biết cách tìm giá trị của hàm số tại một điểm cho trước thuộc tập xác định và ngược lại, tìm các giá trị của đối số để hàm số nhận một giá trị cho trước (giá trị gần đúng, giá trị chính xác). + Nhận biết được sự biến thiên và lập được bảng biến thiên của hàm số thông qua đồ thị của nó. + Bước đầu nhận biết được một vài tính chất của hàm số như: Giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của hàm số (nếu có), dấu của hàm số tại một điểm, trên một khoảng. + Nhận biết được tính chẵn, lẻ của hàm số qua đồ thị. Về tư duy - Hiểu được sự tương quan chặt chẽ giữa hàm số và đồ thị của nó. Về thái độ - Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác khi vẽ đồ thị. - Thấy được ý nghĩa quan trọng của hàm số và đồ thị trong thực tiễn cuộc sống. II - Phương tiện dạy học Sách giáo khoa. - Biểu bảng, tranh minh hoạ về đồ thị. III - Tiến trình bài học Tiết 14: Đại cương về hàm số A ổn định lớp: Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng 10 10 10 10 10 10 + Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập (chia theo bàn học) và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm ở từng giai đoạn theo tiến trình của tiết dạy. B. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra trong quá trình giảng bài mới C. Bài mới 1. Khái niệm về hàm số Hoạt động 1: Khái niệm về hàm số. Dùng giáo cụ trực quan: Dùng bảng nêu trong ví dụ 1 và đồ thị ở ví dụ 2 SGK Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời câu hỏi của giáo viên. Nêu được: + Định nghĩa hàm số, cách cho hàm bằng bảng, công thức, đồ thị và bằng biểu đồ. + Tìm được tập xác định của hàm số cho ở hoạt động 1 trang 36 của SGK + Đọc được đồ thị của hàm số cho ở ví dụ 2 về: Giá trị của hàm tại một điểm, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất trên một đoạn, dấu trên một khoảng cho trước. Phát vấn: + Nêu định nghĩa về hàm số đã được học ở cấp THCS ? + Nghiên cứu bảng lãi suất tiết kiệm của một ngân hàng. Nêu quy tắc hàm số đã cho trong bảng và giải thích ý nghĩa của quy tắc ? + Nghiên cứu đồ thị cảu hàm số y = f(x) trong ví dụ 2: Đọc các giá trị f(2); f(- 1). Trong khoảng (- 3 ; 1) hàm số nhận dấu gì ? Trong khoảng (- 1 ; 4) tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số đã cho. 2. Sự biến thiên của hàm số Hoạt động 2: Sự biến thiên của hàm số. Dùng giáo cụ trực quan: Bảng minh hoạ đồ thị y = f(x) nêu trong ví dụ 2 SGK. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời được: + Trong khoảng (- 3 ; - 1) đồ thị của hàm số có hướng đi lên, trong khoảng (-1 ; 2) đồ thị của hàm số có hướng đi xuống. + Với x1 f(x2). Với 0 ≤ x1 < x2 ị ị f(x1) < f(x2). - Đọc SGK phần định nghĩa hàm tăng, giảm. Phát vấn: + Nhận xét dáng điệu của đồ thị trong các khoảng (- 3 ; -1), (- 1 ; 2) ? + Cho hàm số f(x) = x2. Chứng minh rằng tong khoảng (- Ơ ; 0) giá trị của hàm số giảm khi giá trị của đối số tăng còn trong khoảng (0 ; +Ơ) giá trị của hàm số tăng khi giá trị của đối số tăng. - Thuyết trình định nghĩa về sợ đồng biến (tăng), nghịch biến (giảm) của hàm số trên K Hoạt động 3: Củng cố khái niệm Đặt vấn đề: Khảo sát sự biến thiên của hàm số y = f(x) ? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nói được các bước khảo sát sự biến thiên của hàm số y = f(x). - Chứng minh "x1, x2 ẻ K và x1 ≠ x2 : k > 0 hàm số đồng biến trên K. k < 0 hàm số nghịch biến trên K. k = 0 hàm không đổi trên K. - Thực hiện hoạt động 4 của SGK. - Nêu các bước để khảo sát sự biến thiên của hàm số y = f(x). - Thuyết trình về tỉ số biến thiên: "x1, x2 ẻ K và x1 ≠ x2 , k = - Tổ chức cho học sinh thực hiện ví dụ 4 trang 39 SGK. D. Củng cố: - Nhắc lại k/n hàm số, cách cho hàm số, Sự biến thiên của hàm số chú ý về TXĐ, TGT, cách khảo sát sự biến thiên của hàm số. E. Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà: Bài 7, 8, 9, 10, 11, 12trang 45, 46- SGK. Soạn ngày: Tiết 15: Đại cương về hàm số A.ổn định lớp: Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng 10 10 10 10 10 10 + Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập theo vị trí bàn ngồi học. B. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi và bài tập 1, 3, 4 tr 44, 45 – SGK. C. Bài mới: 3. Hàm số chẵn, hàm số lẻ Hoạt động 4: Hàm số chẵn, hàm số lẻ. Dùng giáo cụ trực quan: Bảng vẽ hai đồ thị của y = f(x) = x2 và y = g(x) = x3. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời được: + Đồ thị của y = f(x) = x2 nhận Oy làm trục đối xứng. Đồ thị y = g(x) = x3 nhận O là tâm đối xứng. Chỉ cần vẽ đồ thị của các hàm đã cho trên (0 ; +Ơ) sau đó lấy đối xứng qua Oy (qua O) để được phần đồ thị còn lại. + Lập bảng biến thiên (tương tự). - Phát vấn: + Nêu nhận xét về đồ thị của y = f(x) = x2 và y = g(x) = x3 và suy ra cách vẽ nhanh các đồ thị đó. + Có thể lập nhanh bảng biến thiên của các hàm số đó không ? - Thuyết trình định nghĩa về hàm chẵn, hàm lẻ. Đồ thị của hàm chẵn, hàm lẻ. Hoạt động 5: Củng cố khái niệm Thực hiện ví dụ 5 và hoạt động 5 SGK. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nói được cách chứng minh một hàm số đã cho là hàm chẵn (hàm lẻ). - Thực hiện hoạt động 5 theo nhóm được phân công. - Trình bày ví dụ 5 của SGK. - Tổ chức cho hoạc sinh thực hiện theo nhóm hoạt động 5 của SGK. - Củng cố khái niệm hàm chẵn, lẻ. Thực hiện hoạt động 6 SGK. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Thực hiện hoạt động 6. - Trả lời, trình bày lời giải. - Tổ chức cho học sinh thực hiện cá nhân hoạt động 6 của SGK. - Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh, D. Củng cố: - Phương pháp kiểm tra tính chẵn, lẻ của hàm số E. Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà: Bài 5 trang 45- SGK. Soạn ngày: Tiết 16 Đại cương về hàm số A. ổn định lớp: Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng 10 10 10 10 10 10 + Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập theo vị trí bàn ngồi học. B. Kiểm tra bài cũ: C. Bài mới 4) Sơ lược về tịnh tiến song song với các trục toạ độ Hoạt động 6: Phép tịnh tiến song song với các trục toạ độ. Dùng giáo cụ trực quan: Bảng minh hoạ các phép tịnh tiến song song với các trục toạ độ của đồ thị hàm số y = f(x) = x2. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nêu được: Các đồ thị là giống hệt nhau. Chỉ khác nhau về vị trí. - Đọc, nghiên cứu, thảo luận phần “Sơ lược về tịnh tiến đồ thị song song với các trục toạ độ” của SGK. - Cho học sinh nhận xét về đồ thị của bảng. - Thuyết trình về phép tịnh tiến một điểm song song với các trục toạ độ. - Thuyết trình về phép tịnh tiến một đồ thị song song với các trục toạ độ. - Tổ chức cho học sinh đọc, nghiên cứu phần “Sơ lược về tịnh tiến đồ thị song song với các trục toạ độ” Hoạt động 7: Củng cố khái niệm Thực hiện hoạt động 7 của SGK. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Thực hiện hoạt động 7: Nói được: M1(x0; y0 + 2), M2(x0 ; y0- 2), M3(x0 + 2 ; y0), M4(x0 - 2 ; y0). - Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động 7 của SGK. - Củng cố khái niệm “Tịnh tiến theo các trục toạ độ”. Thực hiện ví dụ 6 trang 43 SGK: Nếu tịnh tiến đường thẳng d: y = f(x) = 2x - 1 sang phải 3 đơn vị thì ta được đồ thị của hàm số nào ? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc, thảo luận tìm phương pháp giải bài tập của ví dụ 6 SGK. - Trả lời câu hỏi của giáo viên. - Tổ chức cho học sinh đọc nghiên cứu ví dụ 6 của SGK. - Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của học sinh. Thực hiện ví dụ 7 trang 44 SGK: Cho đồ thị (H) của hàm số y = g(x) = . Hỏi muốn có đồ thị của hàm số y = thì ta phải tịnh tiến (H) như thế nào? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc, thảo luận tìm phương pháp giải bài tập của ví dụ 7 SGK. - Trả lời câu hỏi của giáo viên. - Tổ chức cho học sinh đọc nghiên cứu ví dụ 7 của SGK. - Phát vấn kiểm tra sự đọc hiểu của h/s. Hoạt động 8: Củng cố khái niệm Giáo viên: Từ đồ thị của hàm số y = f(x) suy ra đồ thị của hàm số y = f(x + a) + b bằng cách nào ? Học sinh: Trước hết tịnh tiến đồ thị của y = f(x) theo trục hoành a đơn vị (về bên trái a đơn vị nếu a > 0, về bên phải a đơn vị nếu a 0, xuống dưới b đơn vị nếu b < 0) D. Củng cố: - Ghi nhớ phép biên đổi đồ thị - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ trong bài E. Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà: Các bài tập còn lại trang 44 - 45 SGK Soạn ngày: Tiết 17: Luyện tập (1 tiết) I - Mục tiêu Về kiến thức - Củng cố các kiến thức đã học trong các tiết 14, 15, 16. Về kĩ năng - Thành thạo về tìm tập xác định của hàm số. - Sử dụng được tỉ số biến thiên để khảo sát sự biến thiên của hàm số trên một khoảng đã cho và lập được bảng biến thiên của nó. - Xác định được mối quan hệ giữa hai hàm số (cho bởi biểu thức) khi biết đồ thị của hàm số này có được là do tịnh tiến đồ thị của hàm số kia song song với các trục toạ độ. Về tư duy - Nhận biết các tính chất của hàm số thông qua đồ thị của nó. - Nhận biết được mối tương quan hàm số thường gặp trong thực tiễn. Về thái độ - Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác khi vẽ đồ thị. - Thấy được ý nghĩa quan trọng của hàm số và đồ thị trong thực tiễn cuộc sống. II - Phương tiện dạy học - Sách giáo khoa. - Biểu bảng, tranh minh hoạ về đồ thị. III - Tiến trình bài học A. ổn định lớp: Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng 10 10 10 10 10 10 + Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập (chia theo bàn học) và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm ở từng giai đoạn theo tiến trình của tiết dạy. B. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra trong quá trình chữa bài tập C. Bài mới Hoạt động 1: Kiểm tra b ... tra: Nhắc lại về đồ thị các hàm số: y = ax2, y = ax2 + bx + c (a ạ0) Vẽ đồ thị hàm số: y = x2 - 4x + 7 3) Sự biến thiên của hàm số bậc hai. Hoạt động 6: Sự biến thiên của hàm số bậc hai. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời được cho các trường hợp: a > 0, a < 0 - Thực hiện ví dụ 2 của SGK (kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa) - Phát vấn: + Từ đồ thị của hàm số bậc hai, hãy lập bảng biến thiên của nó ? + Thực hiện ví dụ 2 của SGK. Hoạt động 6: Củng cố. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Trả lời câu hỏi của giáo viên: Nêu được cách vẽ đồ thị của hàm y = nói chung và đồ thị của hàm y = nói riêng. - áp dụng vẽ đồ thị của y = - Phát vấn: + Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = với a ≠ 0. + áp dụng: Vẽ đồ thị của hàm số y = D) Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức cần ghi nhớ về hàm số bậc hai E) Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà: Bài 27 - 31 trang 58, 59. Soạn ngày: 25/10/2007. Tiết 22: Bài tập (1 tiết) I - Mục tiêu Về kiến thức - Củng cố các kiến thức đã học ở các tiết 20, 21 về hàm số bậc hai. - Củng cố kiến thức về phép tịnh tiến đồ thị đã học ở bài trước. Về kĩ năng - Vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c. - Vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = . - Lập được bảng biến thiên và nêu được tính chất của các hàm số trên. Về tư duy - Liên hệ được với thực tiễn. - Bước đầu khái quát được cho phương pháp nghiên cứu hàm số nói chung. - Bước đầu làm quen với phương pháp hàm số. Về thái độ - Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác khi vẽ đồ thị. - Thấy được ý nghĩa quan trọng của hàm số và đồ thị bậc hai trong thực tiễn cuộc sống. II - Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa. III - Tiến trình bài học A) ổn định lớp: Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng Lớp N.Dạy Sĩ số Học sinh vắng 10 10 10 10 10 10 + Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập (chia theo bàn học) và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm ở từng giai đoạn theo tiến trình của tiết dạy. B) Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra trong quá trình giảng bài mới. C) Bài mới: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Chữa bài tập 32 trang 59 SGK: Với mỗi hàm số: y = - x2 + 2x + 3 và y = x2 + x - 4, Vẽ đồ thị của hàm số; Tìm tập hợp các giá trị của x sao cho y > 0; Tìm tập hợp các giá trị của x sao cho y < 0. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà: a) Vẽ được chính xác: Các điểm Đỉnh, giao với các trục, (0 ; c) và (- ; c), trục đối xứng x = - . b) Từ đồ thị đọc được: - 1 2. c) Từ đồ thị đọc được: x 3. - 4 < x < 2 - Gọi học sinh thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà. - Củng cố : + Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai. + Đọc đồ thị của hàm số bậc hai. +Uốn nắn cách trình bày, biểu đạt của học sinh. Đồ thị của hàm số y = - x2 + 2x + 3 Đồ thị hàm số y = x2 + x - 4 Chữa bài tập 31 trang 59 SGK: (Củng cố) Hàm số y = - 2x2 - 4x + 6 có đồ thị là parabol (P). Tìm toạ độ đỉnh và phương trình trục đối xứng của (P). Vẽ Parabol (P). Dựa vào đồ thị, hãy cho biết tập hợp các giá trị của x sao cho y ³ 0. Giáo viên: Gọi học sinh thực hiện bài tập. Học sinh: Thực hiện bài tập, với yêu cầu đạt được: Tìm được toạ độ đỉnh M(- 1 ; 8), phương trình trục đối xứng x = - 1. Vẽ được đồ thị của (P) chính xác ở: Đỉnh M, trục đối xứng, giao với các trục toạ độ và các điểm đặc biệt c) y ³ 0 Û - 3 ³ x ³ 1 Hoạt động 2: Luyện kĩ năng tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm bậc hai. Chữa bài tập 33 trang 60 SGK: Lập bảng theo mẫu sau đây rồi điền vào ô trống các giá trị thích hợp (nếu có) Hàm số Hàm số có giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) khi x = ? Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất y = 3x2 - 6x + 7 y = - 5x2 - 5x + 3 y = x2 - 6x + 9 y = - 4x2 + 4x - 1 Giáo viên: chia nhóm học tập và giâo nhiệm vụ cho nhóm bàn bạc thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả. Học sinh: Thảo luận, thực hiện bài tập theo nhóm được phân công và cử đại diện báo cáo kết quả. Yêu cầu đạt được: Hàm số Hàm số có giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) khi x = ? Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất y = 3x2 - 6x + 7 x = 1 4 y = - 5x2 - 5x + 3 x = - 0, 5 4,25 y = x2 - 6x + 9 x = 3 0 y = - 4x2 + 4x - 1 x = 0, 5 0 Giáo viên: Củng cố giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm bậc hai trên tập : Hàm số bậc hai y = f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0) có: + Nếu a > 0: Giá trị nhỏ nhất là f = không có giá trị lớn nhất. + Nếu a < 0: Giá trị lớn nhất là f = không có giá trị nhỏ nhất. Câu hỏi cho học sinh khá: Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số bậc hai y = f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0) trên đoạn [m ; n] ? (Gợi ý: Có thể dùng đồ thị của hàm bậc hai trên đoạn [m ; n] được không ?) Chữa bài tập 28 trang 59 SGK: Gọi (P) là đồ thị của hàm số y = ax2 + c. Tìm a và c trong mỗi trường hợp sau: y = 3 khi x = 2, và có giá trị nhỏ nhất bằng - 1; Đỉnh của parabol (P) là I(0 ; 3) và một trong hai giao điểm của (P) với trục hoành là A(- 2 ; 0). Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Trình bày được: Đặt f(x) = ax2 + c a) f(2) = 3 ị 4a + c = 3 (1). Do hàm số đạt GTNN bằng c khi a > 0 nên c = - 1 và từ (1) suy ra a = 1. Ta có f(x) = x2 - 1. b) Do đỉnh của (P) là I(0 ; 3) nên c = 3. (P) cắt 0x tại A(- 2 ; 0) nên f(-2) = 0 hay 4a + c = 0 ị a = - . Ta có f(x) = -x2 + 3 - Gọi học sinh thực hiện bài tập trên bảng. - Củng cố: Giải bài toán xác định Parabol tức là tìm các hệ số a, b, c của parabol y = f(x) = ax2 + bx + c. - Uốn nắn cách trình bày bài giải của học sinh. Hoạt động 3: Củng cố về đồ thị của hàm bậc hai Chữa bài tập 34 trang 60 SGK: Gọi (P) là đồ thị của hàm số bậc hai y = f(x) = ax2 + bx + c. Hãy xác định dấu của hệ số a và biệt số trong mỗi trường hợp sau: (P) nằm hoàn toàn phía trên trục hoành ; (P) nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành ; (P) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt và đỉnh của (P) nằm phía trên trục hoành. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Trả lời được: Từ đồ thị của hàm bậc hai, suy ra: a) a > 0 và < 0. b) a < 0 và < 0. c) a 0. - Chia nhóm học tập và giâo nhiệm vụ cho nhóm bàn bạc thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả. - Củng cố vè vị trí tương đối của đồ thị hàm bậc hai so với trục hoành 0x. Hoạt động 4: Luyện kĩ năng vẽ đồ thị của hàm số bậc hai trên từng khoảng. Chữa bài tập 35 trang 60 SGK: Vẽ đồ thị rồi lập bảng biến thiên của mỗi hàm số sau: a) y = ; b) y = - x2 + 2 + 3 ; c) y = 0,5x2 - + 1 Giáo viên: Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện bài tập Học sinh: Thực hiện được a) Đồ thị của hàm số y = : Suy ra bảng biến thiên x - Ơ - - 0 +Ơ y +Ơ 0,5 +Ơ 0 0 b) Đồ thị của hàm số y = - x2 + 2 + 3: Bảng biến thiên: x - Ơ -1 0 1 + Ơ y 4 4 - Ơ 3 - Ơ c) Đồ thị của hàm số y = 0,5x2 - + 1: Bảng biến thiên: x - Ơ - 1 1 + Ơ y + Ơ + Ơ 1,5 - 0,5 D) Củng cố: - Những ghi nhớ về sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc hai. - Các dạng bài tập thường gặp. E) Hướng dẫn về nhà: - Bài tập về nhà: Bài 36, 37, 38 trang 60 - 61 - SGK. - Dặn dò: Chuẩn bị ôn tập chương 2 Soạn ngày: 10/10/2008 Tiết 17: Câu hỏi và bài Ôn tập chương II (1 tiết) I - Mục tiêu Về kiến thức - Hệ thống hoá được kiến thức của chương. - Ôn tập và củng cố được các kiến thức cơ bản của chương như: Hàm số (định nghĩa, sự biến thiên của hàm số , hàm số chẵn, hàm số lẻ, phép tịnh tiến đồ thị hàm số theo các trục toạ độ), hàm số bậc nhất , hàm số bậc hai. Về kĩ năng - Giải thành thạo bài tập về hàm số bậc nhất, bậc hai. - Biết cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất, bậc nhất trên từng khoảng và hàm số bậc hai. - Nhận biết được sự biến thiên và một vài tính chất của hàm số thông qua đồ thị của nó. Về tư duy - Hiểu được sự tương quan chặt chẽ giữa hàm số và đồ thị của nó. Về thái độ - Rèn luyện được tính cẩn thận, kiên trì và khoa học khi khảo sát và vẽ dồ thị của hàm số. II - Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa. III - Tiến trình bài học A) ổn định lớp: Lớp N.Dạy Sĩ số Lớp N.Dạy Sĩ số 10B 10 + Phân chia nhóm học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm: Chia lớp thành các nhóm học tập (chia theo bàn học) và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm ở từng giai đoạn theo tiến trình của tiết dạy. B) Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp kiểm tra trong quá trình giảng bài mới. C) Bài mới: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Khảo sát sự biến thiên của hàm số y = f(x) = ax + b (a ≠ 0): Khảo sát sự biến thiên của hàm số y = f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0): Hoạt động 2: Luyện kỹ năng làm bài tập về tính chẵn lẻ của hàm số. Chữa bài tập 40 trang 63 SGK: Tìm điều kiện của a và b, sao cho hàm số bậc nhất y = ax + b là hàm số lẻ. Tìm điều kiện của a, b và c sao cho hàm số bậc nhất y = ax2 + bx + c là hàm số chẵn. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Thực hiện bài tập 40 trang 63 SGK: a) Tập xác định của hàm số bậc nhất y = f(x) = ax + b là R nên x ẻ R thì ta cũngcó - x ẻ R. Mặt khác để hàm số đã cho là hàm lẻ thì f(- x) = - f(x) hay: -ax + b = - ax - b "x ẻ R. Suy ra: a ≠ 0 tuỳ ý, còn b = 0. b) Giải tương tự , cho a ≠ 0 tuỳ ý, b = 0 và c tuỳ ý. - Gọi học sinh thực hiện bài tập. - ôn tập củng cố kiến thức về hàm số chẵn, hàm số lẻ. Phương pháp tìm điều kiệncủa tham số để một hàm số cho trước là hàm chẵn, hàm lẻ. Hoạt động 3: Luyện kỹ năng làm bài tập về vẽ đồ thị của hàm số. Chữa bài tập 43 trang 63 SGK: Xác định hệ số a, b và c để hàm số y = ax2 + bx + c đạt giá trị nhỏ nhất bằng khi x = và nhận giá trị bằng 1 khi x = 1. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số đó. Giáo viên: Gọi học sinh thực hiện bài tập trên bảng. Học sinh: Trình bày bài giải, đạt được: Do hàm bậc hai đã cho đạt giá trị nhỏ nhất bằng khi x = nên ta có: f = Û a + 2b + 4c = 3 (1). Mặt khác vì hàm đạt nhỏ nhất tại x = nên hay b = - a (2). và do y = 1 khi x = 1 nên ta cũng có a + b + c = 1 (3). Từ (1), (2), (3) suy ra được: a = 1, b = - 1, c = 1. Ta được hàm số y = x2 - x + 1. x - Ơ +Ơ y +Ơ +Ơ Bảng biến thisên: Đồ thị: Chữa bài tập 42 trang 63 SGK: Trong mỗi trường hợp cho dưới đây, hãy vẽ đồ thị của hàm số trêncùng một mặt phẳng toạ độ rồi xác định toạ độ giao điểm của chúng: a) y = x - 1 và y = x2 - 2x - 1 ; b) y = - x + 3 và y = - x2 - 4x + 1 ; c) y = 2x - 5 và y = x2 - 4x - 1 ; Giáo viên: Tổ chức học sinh thực hiện bài tập theo nhóm (mỗi nhóm một bài). Học sinh: Thảo luận, đưa ra phương án giải bài tập theo nhóm được phân công. Yêu cầu đạt được: Đồ thị của y = x - 1 và y = x2 - 2x - 1: Toạ độ giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của hệ: Cho A(3 ; 2) và B( 0 ; - 1) Đồ thị của y = - x + 3 và y = - x2 - 4x + 1: Toạ độ của giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của hệ: cho A(- 2 ; 5) và B(- 1 ; 4) Đồ thị của y = 2x - 5 và y = x2 - 4x - 1 Toạ độ của giao điểm của hai đồ thị là nghiệm của hệ: Cho A và B D) Củng cố: - Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc hai; - Cách tìm giao điểm của hai đồ thị đã cho. E) Hướng dẫn về nhà: Bài tập về nhà: Hoàn thành các bài còn lại của phần ôn tập chương.
Tài liệu đính kèm: