Giáo án Đại số 10 Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai

Giáo án Đại số 10 Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai

B. NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

I. Về kiến thức:

1. Ôn tập và chính xác hóa các khái niệm cơ bản về:

a. Hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.

b. Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.

2. Hàm số chẵn, hàm số lẻ. Biết được tính chất đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ.

3. Áp dụng vào việc khảo sát các hàm số bậc nhất, bậc hai.

a. Hiểu được chiều biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất.

b. Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàmsố y = . Biết được đồ thị hàmsố y= nhận trục tung làm trục đối xứng.

c. Hiểu được sự biến thiên của hàm số bậc hai trên R.

d. Biết được các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc hai.

 

doc 15 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 2636Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/09/2006
CHƯƠNG II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI.
A. CẤU TẠO CHƯƠNG: Tổng số tiết của chương II: 8 tiết, được phân bổ như sau:
Nội dung
Số tiết
Tiết thứ
Dạy ở tuần
Ghi chú
§1. Đại cương về hàm số 
2
§2. Hàm số y = ax + b
2
§3. Hàm số bậc hai
2
Ôn tập chương II
1
Kiểm tra chương II
1
B. NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
I. Về kiến thức: 
1. Ôn tập và chính xác hóa các khái niệm cơ bản về:
a. Hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.
b. Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến. 
2. Hàm số chẵn, hàm số lẻ. Biết được tính chất đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ.
3. Áp dụng vào việc khảo sát các hàm số bậc nhất, bậc hai.
a. Hiểu được chiều biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất.
b. Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàmsố y = . Biết được đồ thị hàmsố y= nhận trục tung làm trục đối xứng.
c. Hiểu được sự biến thiên của hàm số bậc hai trên R.
d. Biết được các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
II. Về kỹ năng: (chú ý các mục được in đậm sau đây)
1. Nắm vững khái niệm tập xác định và biết tìm tập xác định của một hàm số đã cho bằng công thức.
2. Nắm vững các khái niệm đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ, biết lập bảng biến thiên để trình bày kết quả xét chiều biến thiên của một hàm số.
3. Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
4. Biết cách vẽ đồ thị y = b, đồ thị hàm số y = .
5. Biết tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước.
6. Biết lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c (a≠ 0).
7. Tìm được phương trình parabol y = ax2 + bx + c (a≠ 0) khi biết một trong các hệ số và biết đồ thị đi qua hai điểm cho trước.
III. Về tư duy:
1. Hiểu được khái niệm hàm số và tính thực tiễn về phương pháp mô hình hóa Toán học.
2. Hiểu được các khái niệm được đưa ra bởi các thuật ngữ đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ thông qua mối liên hệ giữa các biến x, y và đồ thị trực quan.
3. Nắm được các bước khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số và biết vận dụng.
IV. Về thái độ: cẩn thận, chính xác, thẩm mỹ.
C. LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
I. Bài dạy: Đại cương về hàm số.
1. Dạy khái niệm hàm số là một cơ hội để giáo dục HS về tính thực tiễn của Toán học, về phương pháp mô hình hóa Toán học. Từ bản chất của các hiện tượng thực tế cụ thể và riêng rẽ để nêu một khái niệm Toán học trừu tượng mô tả các hiện tượng đó. Có thể thay thế các ví dụ trong SGK bởi những ví dụ cập nhật và sinh động hơn (sĩ số HS lớp 10 của trường theo từng năm học, số vụ tai nạn giao thông trong 1 năm của Tỉnh thống kê trong vòng 5 năm,...).
2. Tập xác định của hàm số đó là kiến thức trọng tâm của bài này. Về nguyên tắc khi cho một hàm số là phải cho tập xác định của nó. Nhưng với các hàm số cho bởi công thức, ta có quy ước riêng và từ đó có các bài toán tìm tập xác định của một hàm số.
3. Các khái niệm đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ đều trình bày theo cách HS nhận biết khái niệm thông qua một ví dụ cụ thể một cách trực quan, rồi từ đó nêu định nghĩa tổng quát. Sau khi trình bày khái niệm trong các trường hợp cụ thể, GV nên để HS tự phát biểu khái niệm trong trường hợp tổng quát.
II. Bài dạy: Hàm số y = ax + b, hàm số y = .
1. Yêu cầu HS ôn tập về hàm số bậc nhất trước buổi học. Với đối tượng HS khá có thể yêu cầu các em chứng minh tính đồng biến (khi a > 0), nghịch biến (khi a < 0) của hàm số y = ax + b.
* Vấn đề mới ở đây là lập bảng biến thiên của hàm số bậc nhất.
* Về kỹ năng, rèn luyện cách vẽ đường thẳng y = ax + b.
2. Hàm số hằng tuy rất đơn giản, nhưng lại khó quan niệm đối với HS. Hàm số hằng là một hàm đặc biệt, nó không đồng biến, cũng không nghịch biến trong bất cứ khoảng nào. 
* GV không nên đi sâu phân tích hàm số này, điều quan trọng là HS biết vẽ đồ thị của hàm số (đường thẳng y = b). 
* Để HS dễ tiếp cận, đề nghị GV nên viết lại y = ax + b thành y = 0.x + b rồi biểu diễn trên mặt phẳng với hệ trục Oxy, với mỗi x ∈ R đều tương ứng với y = b.
3. Hoàn toàn có thể hướng dẫn để HS tự biểu diễn hàm số y = bởi hai biểu thức và nhờ đó nêu lên khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của nó.
* Trong các bài tập, có thể đề cập hàm số y = nhưng với những giá trị cụ thể của a và b.
III. Bài dạy: Hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c, (a ≠ 0)
1. Chú ý cách trình bày của SGK:
* Từ đồ thị của hàm số y = ax2 (lớp 9), nhận xét về đỉnh của parabol y = ax2 và sự biến đổi:
 suy ra đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c.
Mục đích của việc làm nầy là để HS thấy điểm đối với đồ thị của hàm số 
y = ax2 + bx + c đóng vai trò như đỉnh của parabol y = ax2, và do đó có một sự trực quan để chấp nhận kết luận mà SGK đưa ra.
* Trình bày cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c. Từ đồ thị, suy ra chiều biến thiên của nó.
2. Nhận xét: cách làm này ngược với quy trình khảo sát một hàm số nói chung. Tuy nhiên, SGK trình bày như vậy là căn cứ trên hai điểm sau:
- Việc khảo sát chiều biến thiên của hàm số bậc hai tổng quát là quá khó đối với HS đại trà.
- Dù có hoàn thành được việc khảo sát chiều biến thiên của hàm số bậc hai vẫn chưa thể suy ra được đồ thị của nó là một đường parabol.
3. Lưu ý về phương pháp giảng dạy:
a. Trước khi nêu kết quả thừa nhận về đồ thị hàm số bậc hai nên giải thích kết quả này (không cần chứng minh chặt chẽ) dựa trên bài đọc thêm và quan sát hình vẽ. Đề nghị làm giáo cụ trực quan (hoặc dùng máy vi tính và đèn chiếu, nên sử dụng phần mềm GSP) để mô tả phép tịnh tiến đường parabol y = ax2 để được đồ thị của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c. 
b. Trọng tâm của bài học là rèn luyện kỹ năng lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c.
IV. Ôn tập chương II:
1. Những kiến thức cơ bản của chương:
a. Hàm số. Tập xác định của một hàm số. 
b. Tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên một khoảng.
c. Hàm số y = ax + b. Tính đồng biến, nghịch biến, đồ thị của hàm số y = ax + b.
d. Hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c. Các khoảng đồng biến, nghich biến, đồ thị của hàm số ấy.
2. Những kỹ năng cơ bản của chương:
a. Tìm tập xác định của một hàm số đã cho bằng công thức.
c. Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b.
d. Biết lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c (a≠ 0).
3. Hướng dẫn giải bài tập ôn chương:
a. Các câu hỏi từ 1 đến 7: để HS ôn tập lại các khái niệm cơ bản cần nắm của chương II. GV có thể dùng để KTM trong tiết ôn tập (ở mức nhận biết).
b. 5 bài tập: 8, 9, 10, 11, 12: là các bài tập cơ bản, tối thiểu đòi hỏi HS phải làm được.
- Bài tập 8, 9, 10 là ba dạng kỹ năng cơ bản nêu trên của chương (ở mức thông thạo).
- Bài tập 11, 12: xác định các hệ số của PT đường thẳng, PT parabol (ở mức vận dụng).
D. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
I. Đồ dùng trực quan: 
1. Đề nghị dùng máy vi tính và đèn chiếu đối với hai bài dạy: §1-Hàm số, §3-Hàm số bậc hai.
2. Nếu không dùng đèn chiếu như trên, thì phải làm giáo cụ trực quan:
- Biểu đồ cho các ví dụ thống kê trong bài hàm số (in biểu đồ từ máy vi tính vàphóng to).
- Biểu diễn tịnh tiến đồ thị của hàm số y = ax2 thành đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c.
3. Phấn màu, thước kẻ.
II. Phiếu học tập trong mỗi bài dạy:
1. Cho các bài HS thảo luận theo nhóm.
2. Phiếu học tập chung, trực quan gắn trên bảng (hoặc đèn chiếu) dùng cho cá nhân HS làm. 
Chương II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI.
Tiết 9-10
§ 1. HÀM SỐ 
 Ngày soạn : 10 /09 /2006
I. MỤC TIÊU
 Qua bài học HS cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.
- Khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, lẻ. Tính đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, lẻ.
2. Về kỹ năng:
- Tìm được tập xác định của các hàm số đơn giản.
- Biết cách chứng minh hàm số đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, lẻ.
- Biết cách lập bảng biến thiên (BBT) của một số hàm số đơn giản.
3. Về tư duy:
- Hiểu được khái niệm của hàm số và tập xác định của nó. 
- Hiểu được sự biến thiên của hàm số thông qua đồ thị của nó.
4. Về thái độ:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
- Thấy được ý nghĩa thực tiễn của khái niệm hàm số và đồ thị.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Thực tiễn: Ở lớp 7 và 9, HS đã biết về hàm số như một khái niệm mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai đại lượng biến thiên. Vì vậy ở đây tổ chức các hoạt động để HS nhớ lại và chính xác hóa từ định nghĩa hàm số đã học ở lớp 7 và 9, đưa thêm tập xác định của hàm số.
2. Phương tiện:
- Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động (treo hoặc chiếu qua overheat hay dùng projector).
- Chuẩn bị phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Cơ bản dùng PP gợi mở vấn đáp thông qua các HĐ điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
A. CÁC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
B. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
HĐ1: Cho hàm số y = 2x – 3. Lập bảng tính các trị của y tương ứng với x = -3, 0, 2, 3, 5.
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Nghe hiểu nhiệm vụ và các nhân thực hiện:
x
-3
0
2
3
5
y = 2x-3
-9
-3
1
4
7
2. Học bài mới:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Hàm số 
Chú ý , lắng nghe những ví dụ thực tế 
 Thông qua sách giaó khoa 
Học sinh trả lời các giá trị tương ứng thông qua ví dụ SGK 
 Từ đó HS định nghĩa hàm số 
Cho học sinh vài khái niệm về hàm số từ những hàm số quen thuộc 
Tương ứng mỗi giá trị x có duy nhất một y. thông qua vài ví dụ cụ thể thực tế để HS nắm 
Cho Hs đưa ra số x và HS khác trả lời số  ... .HÀM SỐ BẬC HAI 
 Ngày soạn : 25/09/2006
I.Mục tiêu :
Về kiến thức :Hiểu được quan hệ giữa hàm số y=ax2 và hàm số y= ax2+bx+c 
 Ghi nhớ tính chất hàm số y= ax2+bx+c, 
Về kĩ năng và tư duy :Khi cho hàm số y= ax2+bx+c biết tìm được tọa độ đỉnh I( ) , trục đối xứng ,Giao điểm với trục tung , trục hoành, các tính chất hàm số , từ đó tìm được bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bật 2.
Về thái độ:
+ Cẩn thận, chính xác, biết liên hệ thực tế,
+ Rèn luyện tính tỉ mỹ chính xác khi vẽ đồ thị .
II.Chuẩn bị phương tiện dạy học :
 2.1.Thực tiễn :GV ôn lại một số kiến thức lớp 9 đã học.
 2.2.Phương tiện :Cần công cụ vẽ Parapol, thước bút chì ,bút vẽ 
III.Phương pháp dạy học :
	+Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động :
1/Kiểm tra bài cũ 
2/Bài mới :
Hoạt động 1 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Trả lời các ý GV đưa ra .a>0 đồ thi lõm ,a<0 đồ thị lồi . Đỉnh (o;o) đồ thị nhận trục oy làm trục Đối xứng .
Cho HS nhắc lại kết quả vẽ đồ thị hàm số y=ax2?lõm khi nào lồi khi nào ?Đỉnh là gì /?
 Tímh đối xứng đồ thị ?
 GV thông qua kết quả HS trả lời .Sau đó chuyển qua hoạt động 2
Hoạt động 2 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
 Theo dõi biến đổi của GV
GV thực hiện phép biến đổi hàm số bậc 2 y=
Sau đó nhận xét :Nếu x= thì y=
Nếu a>0 thì y, Nếu a<0 thì y
Như vậy điểm I( ) đóng vai trò như đỉnh O(0;0) của Parapol y=ax2
Hoạt động 3 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Đồ thị giống hàm số y= ax2+c . Hình dạng là Parapol.
Nếu a<0 thì hàm số tăng trên (-; ) giảm trên (;+)
 Nếu a>0 thì hàm số giảm trên (-; ) tăng trên (;+)
HS nêu các bước vẽ đồ thị :
Tìm tập xác định 
Xác định tọa độ đỉnh,trục đoiá xứng
Tìm chiều biến thiên , lập bảng biến thiên 
Xác định giao điểm với trục tung , trục hoành
Cho điểm đặt biệt
Vẽ đồ thị
 Đặt X = thì hàm số này giống hàm số nào ?Hình dạng ra sao?Chiều biến thiên như thế nào?
Từ đó GV kết luận .
Vậy cách vẽ Parapol trên là làm như thế nào?
Gv kiểm tra các bước thực hiện của học sinh 
 Sau đó cho HS áp dụng thông qua hoạt đôïng 4.
Hoạt động 4 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
HS thực hiện ví dụ theo nhóm thảo luận tìm ra kêùt quả đúng
Cử đại diện lên trình bày.
GV chia HS thành 6 nhóm thực hiện các ví dụ sau:
Tìm đỉnh và trục đối xứng của các hàm số :
1.y=x2-3x+2 2.y=2x2+4x-3 3.y= -2x2+ 6x-4
GV theo dõi các nhóm giải gọi tùng nhóm thực hiện , sau đó nhận xét kết quả.
Hoạt động 5 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Các nhóm xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số 
GV chia HS thành 6 nhóm thực hiện các ví dụ sau:
Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số sau :1.y= x2-3x+2 2.y= - 2x2+4x
GV theo dõi các nhóm vẽ đồ thị rồi gọi từng nhóm thực hiện , sau đó nhận xét kết quả.
3. Củng cố toàn bài:Nhắc lạinội dung chính bài học ,Gvnhấn mạnh trọngtam bài học .
 4. Bài tập về nhà: BT SGKvà Sách bài tập.
Tiết thứ 15 ÔN TẬP 
 Ngày soạn : 05/10/2006
I.Mục tiêu :
Về kiến thức :Nắm và hiểu được các tính chất của hàm số .Miền xác định , chiều biến thiên ,đồ thị hàm số tính chẵn lẻ của hàm số 
 Hiểu và ghi nhớ các tính chất các tính chất của hàm số y= ax +b, y=ax2+bx+c, Xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số trên.
Về kĩ năng và tư duy : Khi cho môït hàm số bậc 2 , biết cách xác định tạo độ đỉnh ,trục đối xứng và một số điểm đặc biệc khác , hướng quay của Parapol 
 Thành thạo cách vẽ đồ thị đường thẳng y=ax+b,và cách vẽ Parapol 
 Biết cách giải bài toán về đường thẳng và Parapol 
Về thái độ:Rèn luyện tính tỉ mĩ chính xác khi vẽ đồ thị 
+ Cẩn thận, chính xác, biết liên hệ thực tế.
II.Chuẩn bị phương tiện dạy học :
 2.1.Thực tiễn :Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi vềtổng hợp kiến thức của chương 
 2.2.Phương tiện :Chuẩn bị sẵn mô hình đẻ vẽ Parapol , Học sinh thì cần ôn lại kiếùn thức cả chương , thước kẻ , phương tiện để vẽ Parapol
III.Phương pháp dạy học :
	+Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động
IV.Tiến trình bài học và các hoạt động :
1/Kiểm tra bài cũ : 
Hoạt động của học sinh 
 Hoạt động của giáo viên 
Tìm tập xác định của hàm số là tìm tất cả các giá tri của x để hàm số f(x) có nghĩa .
Aùp dụng : Xác định tọa độ đỉnh I(2;-2) trục đối xứng x= 2. rồi vẽ đồ thị .
Cho HS nêu cách tìm tập xác định của hàm số ?
Nêu tính chất đơn điệu của hàn số bậc 2?
Aùp dụng :Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y= x2 -4x +3?
GV kiểm tra HS giải nhận xét.
2/Bài mới :
Hoạt động 1 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Nhắc lại các kiến thức cũ đã học vè hàm số .
Cho HS nhắc lại các kiến thức đã học :hàm số , tạp xác định hàm số ,hàm số chẵn , hàm số lẽ,tính đơn điệu hàm số,cách vẽ đồ thị hàm số y=ax+b, y= ax2+bx+c 
Hoạt động 2 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Các nhóm cùng thực hiện bài tập trên .nhận xét lẫn nhau thảo luận tìm ra kết quả đúng 
Chia Hs thành 6 nhóm thực hiện các bài tập sau:
1.Tìm tập xác định hàm số y= 
 b,y= c,
Hàm số trên xác định khi nào ?điều kiện nào để hàm số xác định ?
GV kiểm tra các nhóm thực hiện , cho nhận xét sau đó kết luận.
Hoạt động 3 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Trả lời các câu hỏi của GV đưa ra .
Nêu tính chất và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất . các nhóm kiểm tra đồ thị cùng nhau sau đó tìm ra đồ thị đúng
Chia HS lớp thành 6 nhóm thực hiện BT sau: Xét chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số sau y=2x-3, y=4-2x?
Cho HS nhắt lại các tính chất đơn điệu của hàm số bậc nhất ? cách vẽ đồ thị ? khi vẽ đồ thị cần tìm bao nhiên điểm đặc biệt là đủ? 
GV kiểm tra HS vẽ đồ thị hàm số nhận xét gọi đại diện trình bày, chỉnh sữa kịp thời .
Hoạt động 4 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Các nhóm cùng thực hiện trả lời các câu hỏi kiến thức , tìm ra trục đối xứng , đỉnh, cho điểm đặc biệt rồi cùng vẽ đồ thị hàm số .
Chia HS lớp thành 6 nhóm thực hiện BT sau: Xét chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số sau y = x2-2x -1, y= -x2+3x+2.?
Cho HS nhắt lại các tính chất đơn điệu của hàm số bậc hai ? tìm tọa độ đỉnh ,trục đối xứng ? lập bảng thiên và vẽ đồ thị ? 
GV kiểm tra HS vẽ đồ thị hàm số nhận xét gọi đại diện trình bày, chỉnh sữa kịp thời .
Hoạt động 5 :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Các nhóm cùng giải BT trên :
1.Đường thẳng y= ax+b đi qua A,B thế tọa độ 2 điểm vào giải hệ tìm được kết quả.
2a.Giải tương tự câu 1.
B,thế công thức tọa độ đỉnh vào và đi qua điểm D ta được hệ 3 pt , giải ta có kết quả
Chia HS thành 6 nhóm giải BT sau:
1.Xác định a,b để đường thẳng y=ax+b đi qua 2 điểm A(1;3) B(-1;5)
2.Xác định a,b,c của Parapol sau:
 A,đi qua 3 điểm A(0;1) B(1;-1) C(-1;1)
B,Có đỉnh I(1;4) và qua điểm D(3;0)
GV theo dõi học sinh giải và gợi ý tìm hệ pt 
Nhận xét , chỉnh sữa kịp thời và kết luận.
Hoạt động 6 : Cho HS thực hành trắc nghiệm 
 Hãy chọn câu đúng :
1.Tập xác định của hàm số y= là A=[1/2;3] B = R\(1/2;3) C = (0;3) D =(1/2;3]
2.Parapol y = x2-2x +1 có đỉnh là :
A(-1/3;2/3) B(-1/3;2/3 ) C(1/3;2/3) D(1/3;-2/3)
3.Hàm số y = x2 -5x +3 động biến trên khoảng nào?
A=(-∞;5/2) B=(5/2;+∞) C=R D=(0;+∞)
3. Củng cố toàn bài: 
4. Bài tập về nhà: 
Tiết 16
 KIỂM TRA CHƯƠNGII
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Mục đích đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai.
2. Yêu cầu mức độ kiểm tra: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
II. MỤC TIÊU: Kiểm tra HS:
1. Về kiến thức cơ bản:
- Hàm số, tập xác định, đồ thị của hàm số. Hàm số đồng biến, nghịch biến. Hàm số chẵn, lẻ
- Chiều biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất, bậc hai trên R.
2. Về kỹ năng:
- Biết tìm tập xác định của một hàm số đã cho bằng công thức. 
- Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
- Biết lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c (a≠ 0).
3. Về tư duy:
- Quan sát, nhận biết, phân tích.
- Vận dụng được các kiến thức đã học để đưa ra cách giải quyết các bài toán.
- Nắm được các bước khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số và biết vận dụng.
4. Về thái độ:
- Cẩn thận, chính xác.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN HAI CHIỀU
Kiến thức
Nhận biết
Thông thạo
Vận dụng
TSCâu
TSĐiểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 TN
 TL
 TN
 TL
Hàm số, TXĐ
C1 1đ
C2 1đ
CII1a 1đ
2
1
2
1
Hsố bậc nhất
C4 1đ
CII1b 1đ
1
1
1
1
Hsố bậc hai
C5 1đ
C3 1đ
C6 1đ
CII
 2đ
3
1
3
1
Tổng số
Câu
6
3
6
3
Điểm
10
10 điểm
- Mỗi câu trắc nghiệm đều có số điểm là: 	1đ.	Thang điểm 10.
- Tổng số điểm phần trắc nghiệm là: 	6đ 
- Tổng số điểm phần tự luận là: 	4đ.
- Cấu tạo bài kiểm tra gồm có:
+6 câu trắc nghiệm (từ C1 đến C6)
+ 2 bài tự luận 
- Sự sắp xếp ma trận nêu trên là đã tính đến đối tượng đại trà ở mức TB yếu và TB.
IV. ĐỀ KIỂM TRA
Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Chọn câu đúng 
Câu 1:
Tập xác định hàm số y= là 
A=R\ B=R\ C =R\ D=R
Câu 2:Tìm kết quả phép toán [1;9] (8;10)
A=[8;9] B=[8;9) C=(8;9) D=(8;9]
Câu 3:Hàm số y = 2x2 -3 tăng trên 
A=(0;+) B=(-;0) C = R D=R\
Câu 4:Đồ thị nào sau đâysong song với đường thẳng y = -3x +2 
a.y= 3(x-3) +2 b. y= -3+2x c. y= 4x-2 d. y= 4(x -4) -7x+6
Câu 5:Đỉnh của đồ thị hàm số y = x2- 4x +6 là
A(2;5) B(2;6) C(-2;6) D(-2;-6)
Câu 6:Với a là bao nhiêu thì đồ thị hàm số y= ax2 +bx +c trờ thành đường thẳng
A:0 B:1 C:2 D:số khác 
Phần II: TỰ LUẬN (4 điểm)
Bài 1:Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số : y = - x2 +4x - 3
Bài 2:Xét tính chẵn lẻ của hàm số : y= 
-------------------------------------------------Hết ------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10 chuongI.doc