Giáo án Đại số 10 cơ bản (3 cột)

Giáo án Đại số 10 cơ bản (3 cột)

Chương I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP.

Bài 1: MỆNH ĐỀ.

I. Mục đích_ yêu cầu.

Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phủ định của một mệnh đề.

Biết thế nào là mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương. Phân biệt được các điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ của một mệnh đề.

Biết xét tính đúng sai của một mệnh đề.

Biết nêu giả thiết và kết luận của định lí toán học có dạng một mệnh đề kéo theo.

Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo, hai mệnh đề tương đương. Xác định tính đúng sai của mệnh đề.

Thành lập mệnh đề đảo của một mệnh đề. Biết phủ định một mệnh đề. Phát biểu lại mệnh đề bằng nhiều cách khác nhau.

 

doc 66 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 3340Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 cơ bản (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1	Ngày soạn:
Tiết: 1 - 2	Ngày dạy:
Chương I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP.
Bài 1: MỆNH ĐỀ.
Mục đích_ yêu cầu.
Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phủ định của một mệnh đề.
Biết thế nào là mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương. Phân biệt được các điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ của một mệnh đề.
Biết xét tính đúng sai của một mệnh đề.
Biết nêu giả thiết và kết luận của định lí toán học có dạng một mệnh đề kéo theo.
Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo, hai mệnh đề tương đương. Xác định tính đúng sai của mệnh đề.
Thành lập mệnh đề đảo của một mệnh đề. Biết phủ định một mệnh đề. Phát biểu lại mệnh đề bằng nhiều cách khác nhau.
II. Trọng tâm.
Mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, mệnh đề phủ định.
III. Cách tiến hành.
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
Hoạt động 1: MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV cho HS đọc và so sánh các câu ở bên trái và bên phải ở bức tranh trong sgk tr. 4.
Từ đó nêu lên khẳng định câu nào là mệnh đề, câu nào không?
Vậy mệnh đề phải có đặc tính gì?
Hãy cho ví dụ về mệnh đề và ví dụ câu không là mệnh đề và giải thích.
Xét câu “n chia hết cho 3”
Có thể khẳng định được tính đúng sai của câu này không?
Hãy cho n một giá trị cụ thể và nêu nhận xét trong trường hợp đó.
Câu trên gọi là mệnh đề chứa biến. vậy mệnh đề chứa biến khác mệnh đề như thế nào?
Câu bên trái là câu khẳng định. Câu bên phải là câu cảm thán và câu hỏi.
Mỗi mệnh đề luôn đúng hoặc sai.
HS tìm kiếm các ví dụ.
Không.
Cho n một giá trị cụ thể ta được một câu đúng hoặc sai.
I. Mệnh đề - mệnh đề chứa biến
1. Mệnh đề.
Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.
Mỗi mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
2. Mệnh đề chứa biến
Câu “ n chia hết cho 3” là một mệnh đề chứa biến.
Hoạt động 2: PHỦ ĐỊNH MỘT MỆNH ĐỀ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
GV cho HS xem xét các ví dụ:
Vd1:
P: 3 là một số nguyên tố
: 3 không là một số nguyên tố.
Vd2: 
Q: 10 không chia hết cho 5.
: 10 chia hết cho 5.
GV khẳng định mệnh đề , gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P, Q.
Mệnh đề , được thành lập từ mệnh đề P, Q bằng cách nào?
Hãy nhận xét tính đúng sai của các mệnh đề trên.
Có nhận xét gì về tính đúng sai của mệnh đề phủ định?.
Để củng cố cho học sinh luyện tập thêm hoạt động 4 trong sgk.
Thêm hoặc bớt từ “không” sau chủ ngữ của câu.
P đúng, sai.
Q sai, đúng.
Tính đúng sai của mệnh đề phủ định trái ngược với tính đúng sai của mệnh đề.
II. Phủ định của một mệnh đề.
Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
 đúng khi P sai.
 sai khi P đúng.
Hoạt động 3: MỆNH ĐỀ KÉO THEO.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
Câu “ nếu trời mưa thì đường ướt” là một mệnh đề kéo theo.
Cho HS nhận xét tính đúng sai của các mệnh đề:
- 3 < - 2 (- 3)2<(-2)2
< 2 3 < 4.
Hãy nêu một định lí toán học có dạng mệnh đề kéo theo.
Sai
Đúng
Nếu tam giác ABC cân tại A thì 
AB = AC.
III. Mệnh đề kéo theo.
Mệnh đề “ Nếu P thì Q” được gọi là một mệnh đề kéo theo. 
Kí hiệu: PQ
Đọc là: P kéo theo Q.
Mệnh đề PQ chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Định lí toán học thường có dạng PQ, trong đó:
P gọi là giả thiết, Q gọi là kết luận của định lí.
Hoặc: P là điều kiện đủ để có Q. Hoặc Q là điều kiện cần để có P.
Hoạt động 4: MỆNH ĐỀ ĐẢO- HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
Xét mệnh đề PQ:
Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân.
Hãy phát biểu mệnh đề QP. Mệnh đề này gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề PQ. 
Nếu mệnh đề là đúng thì mệnh đề đảo có đúng không ? Hãy cho ví dụ minh họa.
Nếu ABC là một tam giác cân thì ABC là một tam giác đều.
Chưa chắc.
Ví dụ trên.
IV. Mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương.
Mệnh đề QP được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề PQ.
Nếu PQ đúng và QP đúng thì P và Q gọi là hai mệnh đề tương đương.
Kí hiệu: PQ.
Đọc là: P tương đương Q
Hoặc là P là điều kiện cần và đủ để có Q hoặc P khi và chỉ khi Q.
Hoạt động 5: KÍ HIỆU VÀ .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
Giới thiệu hai kí hiệu mới.
Viết lại câu sau bằng kí hiệu: “ Với mọi số thực x ta luôn có bình phương x lớn hơn hoặc bằng 0”
Viết lại câu sau bằng kí hiệu: “ Tồn tại một số thực x thỏa bình phương x không lớn hơn hoặc bằng 0”
Mệnh đề sau là phủ định của mệnh đề thứ nhất và ngược lại. vậy làm sao để phủ định một mệnh đề có kí hiệu và .
x: x20.
x: x2< 0.
V. Kí hiệu
 và .
: với mọi.
: tồn tại.
4/ Củng cố.
5/ Dặn dò.
Tuần: 2	Ngày soạn :
Tiết:3	Ngày dạy
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Củng cố lại lý thuyết đã học, rèn luyện kĩ năng giải bài tập.
- Học sinh biết quy lạ về quen, và vận dụng được để giải bài tập.
- Học sinh làm được các bài tập sách giáo khoa.
Chuẩn bị :
- Giáo vien xem lại sách giáo khoa và các bài tập , chuẩn bị thêm một số bài tập trắc nghiệm.
- Học sinh : học kĩ lý thuyết và làm các bài tập ở nhà.
Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ;
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 1-2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 
(2 hs)
H : Thế nào là mệnh đề , mệnh đề chứa biến.
Gv nhận xét và ghi điểm
Học sinh trả lời câu hỏi và lên bảng làm bài tập
Học sinh ghi vào vở
Hoạt động 1: BÀI TẬP SỐ 3
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
HD:xác định mđề P, Q
H1: Mđề đảo của mệnh đề ?
H2 : Mệnh đề nào là điều kiện đủ , đk cần?
Gv nhận xét và ghi điểm
Học sinh trả lòi câu hỏi gợi ý , 1-2
Lên bảng giải bài tập
Học sinh ghi vào vở
Hoạt động 1: BÀI TẬP SỐ 5-6
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gọi học sinh lên bảng giải bài tập.
Gv nhận xét và cho điểm
Hs lên bảng giải 
Học sinh ghi vào vở
4/ củng cố : 
Mệnh đề ,phủ định mđ, mệnh đề kéo theo, mđ đảo , đk cần và đủ ..
Cho học làm các bài tập trắc nghiệm.
5/ Dặn dò: 
Xem lại bài và làm các bài tập còn lại
Tuần 2	Ngày soạn :
Tiết :4	Ngày dạy:
Bài 2: TẬP HỢP
I/ Mục tiêu:
Học sinh nắm được khái niệm tập hợp – xác định được tập hợp.
Diễn đạt được ngôn ngữ tập hợp bằng mệnh đề
Làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
II/ Chuẩn bị:
Gv chuẩn bị bài và hình vẽ biều diễn cho các tập hợp.
Hs học lại bài cũ và xem trước bài mới.
III/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động 1:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
Cho học sinh làm bài hđ 1
Cho hs lấy thêm một số ví dụ. và giáo viên khẳng định lại các vd đó.
Đưa ra kí hiệu cho tập hợpvà phần tử thông quatập hợp.
Cách xác định tập hợp.
Cho hs làm hđ 2
H: tập A = {ước nguyên dương của 30 } chỉ ra các phần tử của A
Học sinh làm hoạt động 4
H : Nghiẹm của phương trình?
Gv lết luận lại về số nghiệm của phương trình và đưa ra khái niệm về tập rỗng.
Hoc sinh làm bài theo yêu cầu của gv.
Tiếp thu kiến thức và ghi vào vở.
Tl: A = { 1 ;3;5 ; 6; 10; 15 ; 30 }
Hs tìm nghiệm của phương trình và chỉ ra phần tử của tập hợp.
I/ Khái niệm tập hợp.
1/ Tập hợp và phần tử.
2/ Cách xác định tập hợp.
3/ tập rỗng :
Là tập hợp không có phần tử nào cả
Hoạt động 2 : TẬP HỢP CON
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
Cho học sinh làm bài hđ 5
Gợi ý:
 Các phần tử của tập Z quan hệ như thế nào với Q ? 
Gv đưa ra kl Z là con của Q
Gv đưa ra kí hiệu về tập con
Làm bài hđ 5
 Từ mối quan hệ giũa Z và Q đưa ra khái niệm tập con
Học sinh dùng biểu đồ Ven để biễu diễn tập con
II/ Tập hợp con.
Nếu mọi phần tử của tập A đều là phần tử của tập B thì A là con B.
Kí hiệu: 
Tính chất: Sgk
Hoạt động 3: Hai tập hợp bằng nhau
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
Cho hs làm bài hđ 5
Nêu mối quan hệ của phần tử của tập hợp A với tập B và ngược lại.
Hai tập hợp như vậy gọi là tập hợp bằng nhau.
Yêu cầu học sinh đưa ra kn về tập hợp bằng nhau
Học sinh làm bài 5 và nêu nhận xét 
Trả lời câu hỏi của gv
III/ Hai tập hợp bằng nhau.
Hai tập hợp bằng nhau khi
4/ Củng cố : 
- Cách xác định tập hợp, thế nào là tập rỗng.
- Tập A là con của tập B khi nào ?
- Hai tập hợp như thế nào được gọi là bằng nhau ?
 5/ Dặn dò:
Tuần : 3	Ngày soạn :
Tiết : 5	Ngày dạy:
Bài 3: CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP.
I/Mục đích_ yêu cầu.
Biết thế nào là giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.
Nắm được các tính chất của các phép toán trên tập hợp.
Tìm giao, hợp, hiệu của hai tập hơp.
Minh họa được các tập hợp bằng biểu đồ Ven.
Vận dụng kiến thức vào các bài toán thực tế.
II/ Chuẩn bị:
Gv chuẩn bị một số hình từ 5 – 8
Hs ôn lại các tính chất về tập hợp.
III/ Tiến trình bài dạy.
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới.
Hoạt động 1: GIAO CỦA HAI TẬP HỢP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gọi A là tập các ước của 6. B là tập các ước của 9. Hãy liệt kê các phần tử của A và B.
Hãy liệt kê các phần tử chung ở A và B.
Phép toán lấy phần tử chung ở cả hai tập hợp A và B gọi là giao của A và B. Vậy thế nào là giao của A và B?
A={1,2,3,6}
B={1,3,9}
1,3
Tập hợp các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B
I. Giao của hai tập hợp
Tập hợp các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B gọi là giao của A và B.
A∩B={x|xA và xB}
x A∩Bó
A
B
A∩B
Hoạt động 2: HỢP CỦA HAI TẬP HỢP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Liệt kê các phần tử có ở cả A và B.
Tập hợp các phần tử trên gọi là hợp của A và B. Vậy thế nào là hợp của A và B?
1,2,3,6,9
Tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B
Hợp của hai tập hợp.
Tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B gọi là hợp của A và B.
AB={x|xA hoặc xB}
AB
A
B
x ABó
Hoạt động 3: HIỆU VÀ PHẦN BÙ CỦA HAI TẬP HỢP.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Liệt kê các phần tử thuộc tập A nhưng không thuộc tập B.
A\B và B\A có khác nhau không?
2, 6
Có. 
III. Hiệu và phần bù của hai tập hợp.
Tập hợp gồm những phần tử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B.
Kí hiệu: A\B
A\B={x| xA và xB}
x A\B 
Khi BA thì A\B gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu CAB.
4/ Củng cố.
5/ Dặn dò.
Tuần: 4	Ngày soạn :
Tiết : 6	Ngày dạy :
Bài 4: CÁC TẬP HỢP SỐ.
I/ Mục đích_ yêu cầu.
Củng cố lại một cách hoàn chỉnh các tập hợp số đã học.
Biết mối quan hệ bao hàm giữa các tập số đã học.
Biết thế nào là khoảng, đoạn, nữa khoảng và biết biểu diễn trên trục số.
Biểu diễn các tập hợp lên trên trục số.
II/ Chuẩn bị
Gv cần chuẩn bị một số hình ( h 11 sgk). Vẽ biểu đồ minh họa quan hệ bao hàm của các tập hợp số.
Hs ôn lại các kiến thức đã học, các tính chất về tập hợp.
III/ Tiến trình bài dạy.
1/Ổn định lớp.
2/Kiểm tra bài cũ. 
3/Bài mới.
Hoạt động 1: ÔN LẠI CÁC TẬP HỢP SỐ ĐÃ HỌC.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
Hãy kể các tập hợp số đã học và viết kí hiệu của chúng.
Cho biết tập hợp nào là con của tập hợp nào?
Nếu một số không là số hữu tỉ thì nó là số gì?
Hs trả lòi câu hỏi
Hsinh trả lời câu hỏi
I. Các tập hợp số đã học.
1. Tập hợp các số tự nhiên 
={0,1,2,3,}
*={1,2,3,}
2. Tập hợp các số nguyên 
={,-2,-1,0,1,2,}
Các số -1,-2,-3, gọi là các số nguyên âm.
Vậy gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
3. ... 
n1=4
n2=7
n3=9
n4=6
n5=5
f1= 12.9
f2=22.6
f3=29.0
f4=19.4
f5=16.1
Tống
N= 31
100%
Hoạt động 4: Tìm hiểu về bảng phân bố tần suất ghép lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Treo bảng 3 sgk, giới thiệu cách chia lớp như SGK.
-Tìm số lần xuất hiện của các giá trị trong mỗi lớp( nửa đoạn )?GV nhấn mạnh đây là tần số của lớp.
- Tương tự hãy tính tần suất của mỗi lớp.
- Quan sát bảng 3 trả lời các câu hỏi.Thực hiện các yêu cầu của gv.
Lớp
Tần số
Tần suất
[150;156)
[156;162)
[162;168)
[168;174]
..
..
..
..
..
..
..
..
N=
100%
III.Bảng tàn số và tần suất ghép lớp:
Giá trị
Tần số
Tần suất
[150;156)
[156;162)
[162;168)
[168;174]
6
12
13
5
f1=12.9
f2=22.6
f3=29.0
f4=19.4
Tống
N= 31
100%
4. Củng cố:
- Thực hiện ? bảng 5.( học sinh hoạt đông theo nhóm thi đua, đại diện nhóm trình bày)
Giá trị
Tần số
Tần suất
[29.5 - 40.5)
[ 40.5 – 51.5)
[51.5 – 62.5)
[62.5 – 73.5)
[73.5 – 84.5)
[84.5 – 95.5]
3
5
7
6
5
4
10
16.7
23.3
20
16.7
13.3
Tống
N= 30
100%
5. Dặn dò:
-Học bài và làm bài tập 1,2,3,4 SGK trang 113-114.
-Chuẩn bị bài học số 2.
Tuần : 25-26	Ngày soạn 
Tiết: 46-47	Ngày dạy
BÀI 2: BIỂU ĐỒ
I. Mục tiêu:
- Hs nắm được khái niệm biểu đồ tần số, tần suất hình cột, đường gấp khúc.
- Biết vẽ biểu đồ hình quạt và mối liên hệ giữa tần suất và góc ở tâm của đường tròn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:Bảng phụ vẽ các hình bàng 34,35,36,37 và 38.
 Phấn màu, máy tính.
Học sinh :
 Ôn tập lại một số kiến thức về thống kê đã học ở lớp 7 và bài học 1.
III Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là tần số, tần suất?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Biểu đồ tần suất hình cột
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV treo bảng phụ hình 34 và đặt vấn đề.
- Hãy mô tả bảng 4 bài học 1
- So sánh độ rộng của cột với độ lớn của lớp
- So sánh chiều cao của cột với tấn suất của mỗi lớp tương ứng? 
- Cho bảng số liệu điều tra sau về chiều cao của 30 học sinh: (Cm)
Giá trị
Tần số
Tần suất
[150;156)
[156;162)
[162;168)
[168;174]
n1=3
n2=9
n3=12
n4=6
f1=10
f2=30
f3=40
f4=20
Tống
N= 30
100%
Hãy vẽ biểu đồ hình cột
- Quan sát bảng 34 trả lời các câu hỏi.
- Chiều cao của 36 học sinh thuộc [150- 156) chiếm 16.7%;.
- độ rộng của cột bằng giá trị của lớp
- Chiều cao của cột bằng tần suất của mỗi lớp.
- Một hs lên bảng thực hiện, hs khác bên dưới cùng thực hiện.
I. Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất:
1. Biểu đồ tần suất hình cột:
Hoạt động 2: Biểu đồ đừơng gấp khúc tần suất 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV treo bảng phụ vẽ hình 35 và đặt vấn đề
- Hãy tính chiều rộng của cột tần suất với độ lớn của lớp
- Tìm giá trị trung bình của lớp?
 - Hãy tìm tọa độ đỉnh các đường gấp khúc? 
- Yêu cầu hs thực hiện ?1 trang 116.
- Quan sát bảng hình 35 trả lời các câu hỏi.
- Chiều rộng của cột bằng 6
- Các giá trị trung bình tương ứng là 153,159,165,171.
- Tọa độ các đỉnh tương ứng là (153;16.7)..
2. Biểu đồ tần suất đường gấp khúc:
Hoạt động 3: Biểu đồ hình quạt:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV nêu ví dụ bảng 7, treo bảng phụ vẽ hình 36 và đặt vấn đề
- Hãy nêu cách xác định hình quạt ứng với tần suất đã cho?
- GV giới thiệu cách vẽ
+ Vẽ hình trón, xác định tâm.
+ Tính góc ở tâm theo công thức = f.3.6 ( f là tần suất)
- Quan sát bảng hình 36 trả lời các câu hỏi.
- Hs suy nghĩ trả lời.
3. Biểu đồ hình quạt :
4. Củng cố:
- Thực hiện ?2 
5. Dặn dò:
-Học bài và làm bài tập 1,2,3SGK trang 118
-Chuẩn bị bài học số 3.
Tuần : 26	Ngày soạn 
Tiết: 48	Ngày dạy
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Hs củng cố khái niệm và rèn luyện kỷ năng vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột, đường gấp khúc.
- Biết vẽ biểu đồ hình quạt và mối liên hệ giữa tần suất và góc ở tâm của đường tròn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:Bảng phụ vẽ các hình bài tập 1,2,3 trang118.
 Phấn màu, máy tính.
Học sinh : Ôn tập lại một số kiến thức về các dạng biểu đồ.
III Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách vẽ biểu tần số, tần suất hình cột và đường gấp khúc?
- Cách tính góc ở tâm của vẽ biểu đồ hình quạt? 
3. Bài tập:
Hoạt động 1: bài tập 2SGK trang 118
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- yêu cầu hs đọc đề bài 
- Gv treo bảng phụ bảng tần số và tần suất bài tập 3 trang 114 và yêu cầu:
- Hãy vẽ biểu đồ hình cột và đường gấp khúc tần suất, tần số?
- Cùng lúc 2 hs lên bảng thực hiện vẽ biểu đồ tần suất hình cột, một hs vẽ biểu đồ hình cột, 1 hs vẽ hình đường gấp khúc.
- 2 hs khác vẽ tương tự cho biểu đồ tần số? 
1. bài tập 2 trang 118 :
Khối Lượng
Tần số
Tần suất (%)
[70;80)
3
10
[80;90)
6
20
[90;100)
12
40
[100;110)
6
20
[110;120]
3
10
Tổng
N=30
100%
b. 
Hoạt động 2: bài tập 3 SGK trang 118
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- yêu cầu hs đọc đề bài 
- Gv treo bảng phụ hình 38 yêu cầu hs thực hiện yêu cầu của đề bài
- Hs quan sát hình và thực hiện yêu cầu bài toán. 
1. bài tập 2 trang 118 :
Thành phần kinh tế
Số %
(1)nhà nước
(2) ngoài q. doanh
(3) nước ngoài
23.5
32.2
44.3
4. Củng cố:
- Thực hiện ?2 
5. Dặn dò:
-Học bài và làm lại bài tập đã giải 1,2,3 SGK trang 118
-Chuẩn bị bài học số 3.
Tuần : 27	Ngày soạn 
Tiết: 49	Ngày dạy
BÀI 3: SỐ TRUNG BÌNH CỘNG . SỐ TRUNG VỊ . MỐT
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được khái niệm và biết tính Số trung bình.
- số trung vị, mốt cũng như nắm được ý nghĩa của nó.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ vẽ các bảng 8,9 SGK trang 120,121.
 Phấn màu, máy tính.
Học sinh : Ôn tập lại một số kiến thức hàm số đã học ở lớp 7
 Xem trước bài ở nhà.
III Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho các số x, y, z . Hãy nêu cách tính trung bình cộng của 3 số ấy? 
- Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc chia lớp? 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về số trung bình cộng ( hay số trung bình )
Chia lớp thành 6 nhóm hoạt động thực hiện yêu cầu sau:
Điểm kiểm tra của hs tên Hoa Hồng sau 10 lần kiểm tra có kết quả:
7	5	9	3	7	
5	7	9	9	7
Tính điểm trung bình của Hoa Hồng ?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Phân lớp thành nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh.
-Theo dõi học sinh làm bài và hướng dẫn khi cần thiết.
-Nhận kết quả của từng nhóm và chính xác hoá kết quả.
*Giới thiệu công thức tính số trung bình của số liệu có N phần tử điều tra .
*Giới thiệu công thức tính số trung bình của mẫu số liệu được cho dưới dạng một bảng phân bố tần số( Sử dụng bảng phụ vẽ sẵn bảng phân bố tần số)
*Giới thiệu công thức tính số trung bình của mẫu số liệu cho dưới dạng ghép lớp( Sử dụng bảng phụ để giới thiệu giá trị đại diện của mỗi lớp)
*Củng cố thông qua ?2
Mỗi nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu cách giải quyết.
-Mỗi nhóm tìm kết quả trả lời.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
-Theo dõi và ghi nhận kiến thức.
-Lắng nghe và ghi nhận kiến thức mới.
- Thực hiện ?2
I. Số trung bình cộng:
 = 6.8
*Một số liệu có N phần tử , có số trung bình () là:
 =f1.x1 + f2.x2 ++ fkxk
* Trường hợp bảng tần số, tần suất: (SGK)
?2
 = 17.93
Hoạt động 2:Giới thiệu Số trung vị.:
Hoạt động của thây
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Hãy sắp xếp các số liệu điều tra sau thành dãy số không giảm.?
4 3 8 6 4 5 7
- Hãy chỉ ra giá trị ở vĩ trí giữa dãy?
- Giá trị đó gọi là số trung vị. Vậy số trung vị là gì?
- GV giới thiệu số trung vị trong dãy có lẻ, chẳn phần tử như SGK
- Thực hiện :
3 4 4 5 6 7 8
- Số 5.
- HS suy nghĩ trả lời.
II. Số trung vị:
 Số trung vị ký hiệu: Me 
* Dãy : 3 4 4 5 6 7 8
Có Me = 5
* Dãy: 2 3 4 5 6 6 7 8
Có Me = =5.5
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mốt
Điều tra về năng suất lúa của 30 Tỉnh có kết quả như sau:
Giá trị
Tần số
25
30
35
40
45
3
7
9
6
5
Tổng
N= 30
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Hãy so sánh tần số của các giá trị ?
- Giá trị 35 được gọi là mốt. Vậy . Vậy môt là gì?
- GV treo bảng phụ vẽ bảng 9 SGK yêu cầu hs thực hiện ?2
- HS suy nghĩ trả lời 
- Số 35 có tần số lớn nhất .
- Thực hiện ?2
III. Mốt:
 Mốt của một bảng phân bố ký hiệu: M0
Giá trị
Tần số
25
30
35
40
45
3
7
9
6
5
Tổng
N= 30
Có M0 = 35
?2
Có hai môt
M0(1)= 38
M0(2)= 40
4. Củng cố:
- Thực hiện bài tập 2,3 SGK trang 122 
5. Dặn dò:
-Học bài và làm lại bài tập đã giải 1,4,5 SGK trang 122-123
-Chuẩn bị bài học số 4.
Tuần 	Ngày soạn :
Tiết 51	Ngày dạy :
Bài : PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN
I/ Mục tiêu 
Học sinh hiểu và nắm được phương sai và độ lệch chuẩn
Vận dụng được kiến thức để làm bài tập 
Hs làm được các bài tập về phương sai , độ lệch chuẩn và biết ý nghĩa của nó
II/ Chuẩn bị :
Gv chuẩn bị bài 
Hs chuẩn bị máy tính bỏ túi và ôn tập lại các kiến thức về tần số , tần suất
III/ Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa về số trung bình cộng , trung vị ,mốt
3/ Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Phương sai
Gv nêu ví dụ 1
Yêu cầu hs tìm hiểu ví dụ 1
Từ ví dụ 1 rút ra cách tính độ lệch , phương sai của dãy số liệu thống kê
Từ đó đưa ra công thức tính
Yêu cầu học sinh tìm hiểu ví dụ 2
Gv chốtlại vấn đề và chính xác hóa lại các công thức tính phương sai ở 2 ví dụ sau đó cho học sinh ghi vào vở.
Yêu cầu học sinh tính phương sai của bảng 6 bài 2
Lớp nhiệt độ
(0C )
Tuần suất (%)
Cộng
100%
Giáo viên nhận xét bài của học sinh .
Hs tìm hiểu ví dụ 1
Rút ra công thức tính phương sai của mẫu số liệu thống kê.
Học sinh tìm hiểu ví dụ 2
Học sinh lên bảng giải 
Các học sinh còn lại theo dõi bài của bạn và nhận xét.
I/ Phương sai
- Độ lệch là hiệu số giữa các số của dãy và số trung bình cộng của 
- Phương sai là trung bình cộng của bình phương các độ lệch của chúng.
Kí hiệu : 
-Phương sai của dãy nào nhỏ hơn thì ta nói độ phân tán của dãy đó ít hơn
- Ngoài ra ta còn tính phương sai theo cách sau đây ( SGK)
Hoạt động 2 :Độ lệch chuẩn
Giáo viên đặt vấn đề 
Cho hs nhận xét về đơn vị của dấu hiệu được nghiên cứu 
Sau khi hs nhận xét giáo viên đưa ra định nghĩa độ lệch chuẩn.
Cho hs tính độ lệch chuẩn ở bài ?2
Hs xem đơn vị trong hai ví dụ và đưa ra nhận xét 
Lắng nghe và ghi nhớ định nghĩa độ lệch chuẩn
Hs tính độ lệch chuẩn
II/ Độ lệch chuẩn
Căn bậc hai của phương sai được gọi là độ lệch chuẩn .
Kí hiệu :
4/ Củng cố :
Nhắc lại công thức tính phương sai theo tần suất , tần số
Nhắc lại công thức tính phương sai theo tần suất , tần số ghép lớp. 
Độ lệch chuẩn.
5/ Dặn dò : Chuẩn bị máy tính và ôn lại kiến thức làm thực hành tính toán trên máy tính

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOAN 10 CB.doc