Giáo án Đại số 10 cơ bản Chương 1: Mệnh đề. Tập hợp

Giáo án Đại số 10 cơ bản Chương 1: Mệnh đề. Tập hợp

Ngày soạn:

 . CHƯƠNG I

§1 MỆNH ĐỀ Tuần: 1-2

Tiết PPCT:1+2-3

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Về kiến thức:

• Nắm vững các khái niệm mệnh đề, mệnh đề phủ định, kéo theo, hai mệnh đề tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ.

• Nắm được khái niệm mệnh đề chứa biến.

2. Về kỹ năng:

• Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

• Biết sử dụng các kí hiệu trong các suy luận toán học.

3. Về tư duy- thái độ:

• Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

• Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.

 

doc 25 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1561Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 cơ bản Chương 1: Mệnh đề. Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài
Tiết PPCT
Tuần
§1. MỆNH ĐỀ
1-2
1
LUYỆN TẬP
3
2
§2. TẬP HỢP
4
§3. CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP
5
3
§4. CÁC TẬP HỢP SỐ
6
§5. SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ. BÀI TẬP
7
4
ÔN TẬP
8
Ngày soạn:
.
CHƯƠNG I
§1 MỆNH ĐỀ
Tuần: 1-2
Tiết PPCT:1+2-3
Mục đích – yêu cầu:
1. Về kiến thức:
Nắm vững các khái niệm mệnh đề, mệnh đề phủ định, kéo theo, hai mệnh đề tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ.
Nắm được khái niệm mệnh đề chứa biến.
2. Về kỹ năng:
Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
Biết sử dụng các kí hiệu trong các suy luận toán học.
3. Về tư duy- thái độ:
Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ,
Học sinh: Xem trước bài ở nhà, SGK, dụng cụ học tập,
Phương pháp giảng dạy:
 Sử dụng phương pháp gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm.
Tiến trình lên lớp:
TIẾT 1.
1. Chuẩn bị:
 Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số, vệ sinh.
2. Bài dạy:
 GV giới thiệu những nét cơ bản về nội dung chương trình môn Toán lớp 10, từ đó hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung cơ bản của chương I. Mệnh đề. Tập hợp.
HOẠT ĐỘNG 1.
I- MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
1. Mệnh đề
GV: Trong đời sống hàng ngày cũng như trong toán học, ta thường gặp các phát biểu có tính chất đúng, sai. Ta gọi đó là những mệnh đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau:
a) Mọi số nguyên có ba chữ số đều nhỏ hơn 1000.
b) Qua một điểm trên mặt phẳng có vô số đường thẳng.
H2: Những câu sau đây câu nào có tính đúng sai:
a) 3 là số nguyên dương.
b) Quê ta thật giàu đẹp!
c) 
GV: Mệnh đề là khẳng định có tính đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
Ví dụ:
a) 20 là một số tự nhiên.
b) 9 chia hết cho 3.
Suy nghĩ tìm câu trả lời.
a) Đúng (hoặc sai)
b) Đúng (hoặc sai)
Không thể trả lời vừa đúng, vừa sai.
Gợi ý trả lời:
a) Là câu có tính đúng, sai.
b) Là câu cảm thán.
c) Là phát biểu cóp thể đúng hoặc sai( tính đúng sai chưa rõ ràng, còn phụ thuộc )
Ghi nhận kiến thức.
HS lấy các ví dụ về mệnh đề.
2. Mệnh đề chứa biến
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Xét phát biểu sau: “n chia hết cho 3”
H1: Đây có phải là mệnh đề không?
GV: Bản thân phát biểu đó không phải là mệnh đề, nhưng với mỗi giá trị nguyên của n ta được một mệnh đề.
H2: Lấy ví dụ cụ thể và xác định tính đúng, sai trong mỗi trường hợp đó?
GV: Các phát biểu dạng như trên gọi là các mệnh đề chứa biến.
H3: Lấy ví dụ về mệnh đề chứa biến?
Suy nghĩ tìm câu trả lời.
Gợi ý: Có thuộc tính đúng, sai không? Khi nào đúng, khi nào sai?
Gợi ý trả lời:
 ta được mệnh đề đúng.
 ta được mệnh đề sai.
HS phát biểu mệnh đề chứa biến:
Những phát biểu có chứa một hay một số biến mà bản thân nó chưa phải là các mệnh đề nhưng khi cho các biến những giá trị cụ thể thì ta được các mệnh đề. Những phát biểu này gọi là mệnh đề chứa biến.
Ví dụ: a) số n là số nguyên tố.
 b) các PT, BPT đều là các mệnh đề chứa biến.
HOẠT ĐỘNG 2.
II. PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ví dụ: Xét các cặp mệnh đề:
a) M1: “ Dơi là một loài chim”
 M1’: “Dơi không phải là loài chim”
b) M2: “10 chia hết cho 3”.
 M2’: “10 không chia hết cho 3”
H1: Nêu nhận xét về các cặp mệnh đề trên?
Gv: M1 là mệnh đề phủ định của M1’, tương tự đối với M2 cũng là mệnh đề phủ định của M2’.
GV: kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là , ta có:
 đúng khi P sai.
 sai khi P đúng.
Ví dụ: Hãy phủ định các mệnh đề sau:
a) M: “Tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau”
b) N: “39 là số nguyên tố”
H1: M đúng hay sai?
H2: đúng hay sai?
H3: Xác định ?
Suy nghĩ tìm câu trả lời.
a) Nếu M1 đúng thì M1’ sai và ngược lại.
b) Nếu M2 đúng thì M2’ sai và ngược lại.
Ghi nhận kiến thức.
HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
HS trả lời:
M đúng.
 sai vì M đúng.
: “ Tam giác đều không có 3 cạnh bằng nhau”.
HOẠT ĐỘNG 3.
III. MỆNH ĐỀ KÉO THEO
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ví dụ: Xét mệnh đề R: “ Nếu tam giác ABC đều thì tam giác đó có ba góc bằng nhau”.
R có dạng : “ Nếu P thì Q”.
H1: Xác định P, Q?
H2: P, Q có phải là các mệnh đề không?
GV: Mệnh đề “ Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, và kí hiệu là: .
Mệnh đề còn được phát biểu: “ P kéo theo Q” hoặc “ Từ P suy ra Q”.
H3: Từ các mệnh đề:
P: “ Gió Đông Bắc về”, Q: “ Trời trở lạnh”. Hãy phát biểu mệnh đề .
GV: Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Do đó chỉ cần xét tính đúng sai của mệnh đề khi P đúng.
Khi đó đúng khi nào?
GV: Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng . Khi đó ta nói:
P là giả thiết, Q là kết luận của định lí. Hoặc P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P.
H4: Hãy phát biểu một định lí toán học mà em biết.
Đọc ví dụ, suy nghĩ trả lời.
Trả lời: P: “ Tam giác ABC là tam giác đều”, Q: “ Tam giác ABC có ba góc bằng nhau”.
Trả lời: P, Q là các mệnh đề.
Ghi nhận kiến thức.
Trả lời: “ Nếu gió Đông Bắc về thì trời trở lạnh”
Trả lời: Đúng khi Q đúng. Sai khi Q sai.
Ghi nhận kiến thức.
Suy nghĩ tìm câu trả lời
3. Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm
Mệnh đề? Mệnh đề chứa biến?
Mệnh đề phủ định?
Mệnh đề kéo theo?
4. Dặn dò:
Về nhà xem lại những kiến thức đã học.
Làm bài tập 1,2,3 SGK trang 9.
Xem trước phần còn lại của bài.
TIẾT 2.
1. Chuẩn bị:
Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số, vệ sinh.
Kiểm tra bài cũ:
 H1: Lấy một ví dụ về mệnh đề, xác định tính đúng sai của mệnh đề đó.
 H2: Xác định mệnh đề phủ định của mệnh đề đó.
2. Bài dạy:
HOẠT ĐỘNG 4.
IV. MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ví dụ 1. Xét các mệnh đề dạng :
 a) Nếu ABC là tam giác đều thì ABC là tam giác cân.
 b) Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân và có một góc bằng .
H1: Trong a) Hãy xác định P và Q?
H2: Phát biểu các mệnh đề ?
H3: Xét tính đúng sai của mệnh đề?
H4: Xét tương tự đối với b)
GV: Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề .
Mệnh đề đảo là mệnh đề không nhất thiết là đúng.
Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.
Khi đó ta kí hiệu và đọc là
P tương đương Q, hoặc P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc P khi và chỉ khi Q.
H5: Lấy ví dụ về mệnh đề đảo và căp mệnh đề tương đương?
 Nhấn mạnh mệnh đề tương đương.
Đọc ví dụ, suy nghĩ thực hiện.
Trả lời:
P: “ Tam giác ABC đều”
Q: “ Tam giác ABC cân”
Trả lời:
“ Nếu ABC là tam giác cân thì ABC là tam giác đều”.
Trả lời: Đây là mệnh đề sai.
Suy nghĩ tìm câu trả lời.
Gợi ý:
P: “ Tam giác ABC đều”
Q: “ Tam giác ABC cân và có một góc bằng ”.
: Nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng thì ABC là tam giác đều.
Đây là mệnh đề đúng.
Ghi nhận kiến thức.
Suy nghĩ tìm phương án trả lời.
HOẠT ĐỘNG 5.
V. KÍ HIỆU VÀ 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ví dụ 2. Xét phát biểu:
“ Bình phương của mọi số thức đều lớn hơn hoặc bằng 0”.
H1: hãy viết lại bằng kí hiệu:
Kí hiệu đọc là với mọi.
Lưu ý: Với mọi có nghĩa là tất cả.
Ví dụ 3. Phát biểu thành lời mệnh đề sau:
.
H1: xét tính đúng sai của mệnh đề?
Ví dụ 4. Xét phát biểu:
“ Có một số nguyên bé hơn 0”.
H2: Có phải là mệnh đề không?
H3: Viết lại bằng kí hiêu?
Kí hiệu đọc là “ có một” (tồn tại một) hay “ có ít nhất một” (tồn tại ít nhất một).
Ví dụ 5. Phát biểu thành lời mệnh đề sau”
H4: chỉ ra được số đó không?
H5: Xét tính đúng sai của mệnh đề?
Ví dụ 6: Tìm mệnh đề phủ định của:
P: “ Tổng của mọi số nguyên với 1 đều lớn hơn chính nó”.
H6: Viết lại bằng kí hiêu?
Phủ định của mệnh đề R “ có tính chất P” là mệnh đề : “ không có tính chất P”.
Ví dụ 7: Tìm mệnh đề phủ định của:
P: “ Tồn tại số nguyên x mà bình phương của nó bằng chính nó”.
H7: Viết lại bằng kí hiệu?
Phủ định của mệnh đề “ có tính chất P" là mệnh đề “ không có tính chất P.”
GV: Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ.
Suy nghĩ về cách viết.
Gợi ý: 
Suy nghĩ tìm câu trả lời.
Gợi ý:
“ Tổng của mọi số nguyên với 1 đều lớn hơn chính nó”.
Trả lời: Đây là mệnh đề đúng.
Gợi ý: 
Suy nghĩ tìm phương án trả lời.
Gợi ý: “ Tồn tại số nguyên x mà bình phương của nó bằng chính nó”. 
Trả lời: x=0 hoặc x=1.
Đây là mệnh đề đúng.
Trả lời: “Tồn tại số nguyên mà tổng của nó với 1 không lớn hơn chính nó”
: 
Trả lời: : “ Bình phương của mọi số nguyên đều khác chính nó”.
Ví dụ 
P: ;
Ví dụ 
P: “ chẵn, chia hết cho 4”;
: “ chẵn, không chia hết cho 4”.
Ví dụ 
A:$xÎR, x2<0”; : “xÎR, x2≥0”
3. Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm
Mệnh đề đảo? mệnh đề tương tương?
Cách sử dung các kí hiệu và và tìm mệnh đề phủ định.
4. Dặn dò:
Về nhà xem lại kiến thức đã học.
Làm bài tập SGK trang 9, 10.
TIẾT 3.
1. Chuẩn bị:
Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số vệ sinh.
Kiểm tra bài cũ: Cho mệnh đề ” “Nếu hình thoi ABCD có một góc vuông thì ABCD là hình vuông”.
H1: Xác định mệnh đề đảo ?
H2: P và Q có tương đương không?
2. Bài dạy:
HOẠT ĐỘNG 1.
Bài 1.Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề, câu nào là mệnh đề chứa biến:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Nhắc lại khái niệm mệnh đề.
H2: Các phát biểu trên có thuộc dạng đó không?
Suy nghĩ, trả lời.
Gợi ý:
a) là mệnh đề; b) Là mệnh đề chứa biến.
c) Mệnh đề chứa biến; d) Mệnh đề.
HOẠT ĐỘNG 2.
Bài 2. Xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau và phát biểu mệnh đề phủ định của nó.
a) 1794 chia hết cho 3; b) là một số hữu tỉ;
c) ; d) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a)
H1: Tiêu chuẩn chia hết cho 3?
H2: 1794 có thỏa mãn tiêu chuẩn đó không?
H3: Phát biểu mệnh đề phủ định?
H4: Tương tự cho b, c, d?
Trả lời: Tổng các chữ số chia hết cho 3.
Trả lời: Có
 a) là mệnh đề đúng.
Mệnh đề phủ định:
“1794 không chia hết cho 3”.
Gợi ý: b) Sai; c) Đúng; d) Sai.
HOẠT ĐỘNG 3.
Bài 3. SGK trang 9.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Xét phát biểu thứ nhất.
H1: Xác định P, Q trong ?
H2: Phát biểu mệnh đề ?
H3: Phát biểu mệnh đề có sử dụng khái niệm điều kiện đủ?
H4: Phát biểu mệnh đề có dùng khái niệm điều kiện cần?
H5: Tương tự cho các phát biểu khác.
P: “ a và b cùng chia hết cho c”
Q: “ c+b chia hết cho c”
: “ Nếu a+b chia hết cho c thì a và b cùng chia hết cho c”.
Điều kiện đủ để a+b chia hết cho c là a và b cùng chia hết cho c.
Điều kiện cần để a và b chia hết cho c là a+b chia hết cho c.
HOẠT ĐỘNG 4.
Bài 4. SGK trang 9
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Xét phát biểu thứ nhất.
H1: Xc định P, Q trong .
H2: Phát biểu mệnh đề có dùng khái niệm điều kiện cần và đủ.
H3: Tương tự cho các phát biểu khác.
P: “ Số a có tổng các chữ số chia hết cho 9”
Q: “ Số a chia hết cho 9”
Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 9 là tổng các chữ số chia hết cho 9”
Suy nghĩ, trả lời.
HOẠT ĐỘNG 5
Bài 7.SGK trang 10.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Xét mệnh đề:
P: “n chia hết cho n”.
H1: Phát biểu bằng lời?
H2: Mệnh đề phủ định?
H3: Xác định tính đúng sai?
H4: Tương tự cho b, c, d.
P: “ Mọi số ... c số hữu tỉ và vô tỉ.
 Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số và ngược lại.
Ví dụ 4. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:
Mọi số vô tỉ bao giờ cũng tồn tại số đối của nó là số hữu tỉ.
Tập là tập con của tập số vô tỉ.
Tập các số vô tỉ là tập con của tập .
Cả ba phát biểu trên đều sai.
HOẠT ĐỘNG 2.
II. CÁC TẬP HỢP CON THƯỜNG DÙNG CỦA 
 Trong toán học ta thường gặp những tập hợp con sau đây của tập các số thực .
( )
a b 
( 
a 
 )
 b 
[ ]
a b 
[ )
a b 
( ]
a b 
[ 
a 
 ]
 b 
Khoảng:
(a; b) = {xÎ/a<x<b}
(a; +¥) = {xÎ/ a<x} 
(–¥; b) = {xÎ/ x<b}
Đoạn : 
	[a;b] = {xÎ/ a£x£b}
Nửa khoảng:
	[a; b)={xÎ/ a£x<b}
(a; b]= {xÎ/ a<x£b}
[a; +¥)={xÎ/ a£ x}
(–¥; b] = (xÎ/ x£b}
–¥: âm vô cực (hoặc âm vô cùng)
+¥ : dương vô cực (hoặc dương vô cùng).
Có thể viết =(–¥; +¥)
Ví dụ 5. Xác định :
a) ; 
b) ; 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Viết A, B dưới dạng khoảng, đoạn?
H2: Biểu diễn A, B trên trục số?
H3: Xác định các phần tử thuộc A hoặc B.
H4: Xác định 
H5: Tương tự cho b)
Gợi ý trả lời H1:
A=[1; +¥); B =(–¥; 3]
Gợi ý trả lời H2 : Biểu diễn trên hình vẽ.
Gợi ý trả lời H3:	
AÈB = .
Gợi ý trả lời H4:	
AÇB = [1; 3]
3. Củng cố: Nhắc lại những kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hiểu cách sử dụng các kí hiệu khoảng, đoạn.
Các phép toán tập hợp áp dụng với các khoảng, đoạn.
Dặn dò:
Về nhà xem lại những kiến thức đã học.
Làm các bài tập SGK trang 18.
Xem trước bài 5 SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ.
Ngày soạn:
§5 SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ. BÀI TẬP
Tuần: 4
Tiết PPCT: 7
Mục đích – yêu cầu:
1. Về kiến thức: Học sinh hiểu được các khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối, độ chính xác của một số gần đúng, biết cách làm tròn số, biết về chữ số đáng tin, cách viết khoa học của một số.
2. Về kỹ năng: 
Học sinh biết cách viết số quy tròn của số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước.
Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán với các số gần đúng. 
3.Về tư duy- thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
Biết tính các bài toán và làm tròn số trong thực tiển.
Thật nghiêm túc tiếp thu số gần đúng để biết cách làm tròn số đúng qui ước toán học
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị sẵn một số bài tập và hệ thống các câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về làm tròn số. MTBT. Xem trước nội dung bài học.
Phương pháp giảng dạy:
Sử dụng phương pháp gợi mở vấn đáp, hướng dẫn HS tìm lời giải.
Tiến trình lên lớp:
1. Chuẩn bị:
Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số, vệ sinh.
Kiểm tra bài cũ:
H1: Dùng máy tính bỏ túi, hãy tìm giá trị của khi làm tròn đến:
a) 4 chữ số thập phân.
b) 7 chữ số thập phân.
H2: Chọn đúng hay sai?
Bài dạy:
HOẠT ĐỘNG 1
 I. SỐ GẦN ĐÚNG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Xét ví dụ 1, hướng dẫn cho học sinh biết thế nào là một số gần đúng.
Chú ý lắng nge.
1: Khi đọc các thông tin sau em hiểu đó 
là các số đúng hay gần đúng ?
Bán kính đường xúch đạo của trái dất là 6378 km
Khỏang cách từ Mặt trăng đến trái đất là 384400 km
Khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là 148600000 km
GV đặt câu hỏi,gợi ý, sau đó gọi HS trả lời.
H1: Đường xích đạo của trái đất là gì? Em có biết gì về bán kính của nó? Số liệu trên là số gần đúng hay số đúng?
H2: Câu hỏi tương tự với hai số liệu còn lại.
GV đi đến kết luận số gần đúng theo SGK 
H3: Hãy kể một số trong thực tế mà nó là số gần đúng.
H4: Có thể đo chính xác đường chéo hình vuông cạnh là 1 bằng thước được không?
HS lắng nghe câu hỏi,gợi ý sau đó phát biểu.
Gợi ý trả lời H1:
Đường xích đạo là đường tròn lớn vuông góc với trục Trái đất. Ổ lớp 9 có nói bán kính đường tròn lớn khoảng 6400km. Số liệu trên là số gần đúng.
Gợi ý trả lời H2: Đều là những số gần đúng.
Gợi ý trả lời H3: Dân số Việt Nam năm 2005 khoảng 82 triệu người.
Số người chết do tai nạn giao thông năm 2005 khoảng 12 nghìn người.
Gợi ý trả lời H4.
Không vì số đó là 
Trong đo đạc, tính toán ta thường chỉ nhận được các số gần đúng.
HOẠT ĐỘNG 2
II. SAI SỐ TUYỆT ĐỐI
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Sai số tuyệt đối của số gần đúng
H1: Dựa vào ví dụ 1 hãy cho biết : để so sánh xem kết quả nào chính xác hơn ta còn phải làm những gì?
H2: Hãy viết biểu thức về mối quan hệ của hai số S’ trong đó S’ gần số đúng S hơn
Gợi ý trả lời H1:
Ta tính khoảng cách từ các kết quả đó đến số đúng trên trục số rồi xem số nào gần đúng hơn.
Gợi ý trả lời H2.
GV cho HS đi đến kết luận sai số tuyệt đối theo SGK 
Nếu là số gần đúng của số đúng thì được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
GV cho HS làm bài tập trắc ngiệm sau đây:
Hãy chọn kết luận sai trong các kết luận sau đây
(a) Nếu a là số gần đúng của thì là số gần đúng.
(b) Nếu a là số gần đúng của thì là số đúng.
(c) Nếu a là số gần đúng của thì thì ta luôn tìm được số dương d sao cho .
(d) Cả ba câu kết luận trên đều sai.
Đáp chọn câu (d)
2. Độ chính xác của một số gần đúng
2: Tính đường chéo của một hình vuông có cạnh bằng 3cm và xác định độ chính xác tìm được. Cho biết 
H1: Để tính đường chéo của hình vuông, ta dựa vào định lí nào ?
H2: Hãy tính đưòng chéo đó bởi một số đúng.
H3: Với .Hãy tính độ dài của đường chéo với độ chính xác tương ứng.
Định lí Py-ta-go
c = 
c = 3.1,4142135 = 3,42426405.
HOẠT ĐỘNG 3
III. QUY TRÒN SỐ GẦN ĐÚNG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ôn tập về quy tắc làm tròn số
GV cho HS nhắc lại quy tắc làm tròn số:
Sau đó GV cho HS tự đặt ra một số và cho HS đó quy tròn đến hàng đó GV quy định.
GV cho ví dụ theo SGK 
GV đưa ra quy tắc SGK 
+ Nếu chữ số sau hàng quy tròn nhỏ hơn 5 thì ta thay nó và các số bên phải nó bởi số 0.
+ Nếu chữ số sau hàng quy tròn lớn hơn 5 thì ta cũng làm như trên nhưng cộng thêm 1 vào chữ số hàng quy tròn.
HS làm tròn số theo quy tắc SGK 
Ghi nhận.
2. Cách viết số quy tròn của số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước
3: Quy tắc làm tròn số gần đúng:
a) 3742529 200
b) 4,1356 0,001
H1: Sai số tuyệt đối ở phần a ) Bằng bao nhiêu?
H2: Quy tròn số ở câu a) đến hàng thứ mấy theo quy tắc làm tròn?
H3: Hãy làm tròn số trên.
GV: Cho HS làm tròn phần b) tương tự như trên.
Gợi ý trả lời H1.
200
Gợi ý trả lời H2.
Quy tròn đến hàng nghìn.
Gợi ý trả lời H3.
374,103 .
Củng cố:
Tóm tắt bài học
Trong đo đạc, tính toán ta thường chỉ nhận được các số gần đúng.
Nếu a là số gần đúng của thì được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
Cho số gần đúng a của số . Trong số a, một chữ số được gọi là chữ số chắc (hay đáng tin) nếu sai số tuyệt đối của số a không vượt quá một nửa đơn vị của hàng có chữ số đó.
Cách viết chuẩn số gần đúng dưới dạng số thập phân là cách viết trong đó mọi chữ số đều là chữ số chắc. Nếu ngoài các chữ số chắc còn có những chữ số khác thì phải quy tròn đến hàng thấp nhất có chữ số chắc.
Dặn dò:
 Về xem và học lại bài.
Làm bài tập SGK.
Đọc trước bài mới: Bài Ôn Tập.
Bài 1:
. Sai số : 
. Sai số : 
. Sai số : 
Bài 2:
 , d có 5 chữ số đáng tin, dạng chuẩn của d là d = 17452.10-1.
Bài 3:
 	a) = 3,141592654, sai số : 
b) Nếu lấy = 3,14, thì sai số ước lượng là:
số 3,14 có các chữ số đều đáng tin.
Nếu lấy = 3,1416 thì sai số ước lượng là:
số 3,1416 có các chữ số hàng nghìn trở lên là đáng tin.
Ngày soạn:
...
ÔN TẬP
Tuần: 4
Tiết PPCT: 8
Mục đích – yêu cầu:
1. Về kiến thức: HS củng cố thêm các kiến thức cơ bản về mệnh đề, tập hợp, các phép toán về mệnh đề và tập hợp. Số gần đúng, sai số.
2. Về kỹ năng: 
Nhận biết được điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, thực hiện được các phép toán về mệnh đề và tập hợp.
Biết quy tròn số gần đúng và viết được các số gần đúng dưới dạng chuẩn.
3.Về tư duy- thái độ:
Xác định được hợp, giao, hiệu của hai tập hợp đã cho, đặc biệt khi chúng là các khoảng, đoạn. Biết quy tròn số gần đúng và viết số gần đúng dưới dạng chuẩn.
Tự ôn tập chương hệ thống lại các kiến thức.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Cần chuẩn bị sẵn một số bài tập câu hỏi, giáo án, SGK ,
Học sinh : Cần ôn tập lại một số kiến thức đã học về cách làm tròn số; chuẩn bị máy tính Casio fx 500 MS nếu có hoặc một số loại máy tính khác, giải bài tập phần ôn tập chương I.
Phương pháp giảng dạy:
 Sử dụng phương pháp vấn đáp, gợi mở đan xen hoạt động nhóm.
Tiến trình lên lớp:
1. Chuẩn bị:
Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số, vệ sinh.
Kiểm tra bài cũ : 
Hãy chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
Mệnh đề là câu khẳng định đúng.
Mệnh đề là câu khẳng định sai.
Mệnh đề là câu khẳng định hoặc đúng hoặc sai.
Mệnh đề là câu nói thông thường.
Đáp án chọn câu c
Hãy chọn kết luận sai trong các kết luận sau:
Phủ định của mệnh đề đúng là mệnh đề sai.
Phủ định của mệnh đề sai là mệnh đề đúng.
Phủ định của mệnh đề là mệnh đề P.
Cả ba câu trên đều sai.
Đáp án chọn câu d
Bài tập 8. SGK trang 24.
2. Bài dạy:
HOẠT ĐỘNG 1.
Bài 9 SGK trang 25.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Định nghĩa hình bình hành từ tứ giác? Từ đó xét quan hệ giữa A và B.
H2: Định nghĩa hình thang từ tứ giác? Xét quan hệ giữa A, B, C?
H3: Nhận xét về các kết quả thu được?
H4: Xét các mối quan hệ còn lại? Suy ra kết luận cuối cùng?
Gợi ý trả lời H1:
Là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Vậy A ÉB
Gợi ý trả lời H2:
Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối song song.Þ AÉC ÉB
Gợi ý trả lời H3: 
AÉC ÉBÉDÉE
AÉC ÉBÉFÉE
HOẠT ĐỘNG 2.
Bài 10 SGK trang 25.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Tính khi .
H2: khi 
H3: Tương tự cho các giá trị khác của , từ đó liệt kê các phần tử của A.
H4: Xét các câu còn lại.
Gợi ý trả lời H1: 
Gợi ý trả lời H2: 
Gợi ý trả lời H3:
A={–2; 1; 4; 7; 10; 13}
HOẠT ĐỘNG 3.
Bài 11 SGK trang 25..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Định nghĩa cặp mệnh đề tương đương?
H2: AÈB =?
H3: vậy mệnh đề P tương đương với mệnh đề nào?
H4: xét các câu còn lại?
Gợi ý trả lời H1: x = 3.0–2 =–2
Gợi ý trả lời H2:
Gợi ý trả lời H3: PÛ T
Gợi ý trả lời H4: Q Û X; RÛ S
HOẠT ĐỘNG 4.
Bài 12 SGK trang 25.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Biểu diễn các tập hợp đã cho trên trục số?
H2: 
H3: xét các câu còn lại?
Gợi ý trả lời H1.
 ( ( ) )
 –3 0 7 10 
Gợi ý trả lời H2.
(–3; 7)Ç(0; 10) = (3; 7)
Gợi ý trả lời H3.
b) (–¥; 5) Ç(2; +¥) = (2; 5)
c) \(–¥; 3) = [3; +¥)
HOẠT ĐỘNG 5.
Bài 15 SGK trang 25.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Định nghĩa ?
H2: Từ aÎA có thể suy ra aÎAÇB không?
H3: Kết luận?
H4: Tương tự cho các câu còn lại?
Gợi ý trả lời H1: 
AÈB = {x/xÎA hoặc xÎB}
Gợi ý trả lời H2:
Đúng
Gợi ý trả lời H3: Quan hệ a) đúng
Gợi ý trả lời H4:
b) Sai; c) đúng; d) Sai; e) Đúng.
3. Củng cố: GV hệ thống lại những kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
Mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định,
Các phép toán tập hợp.
Các tập hợp số.
Cách quy tròn của số gần đúng.
4.Dặn dò:
Về nhà xem lại những kiến thức của chương I.
Xem lại các bài tập đã giải.
Làm thêm các bài tập sách bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DAI SO 10 CB C1.doc