Giáo án Đại Số 10 cơ bản - Chương 1 - Trường THPT số 2 An Nhơn

Giáo án Đại Số 10 cơ bản - Chương 1 - Trường THPT số 2 An Nhơn

Chương I. MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP

Tiết :1

Bài dạy: MỆNH ĐỀ

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Biết thế nào là mệnh đề, mệnh đề chức biến, mệnh đề phủ định.

- Biết kí hiệu phổ biến và kí hiệu tồn tại.

- Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.

- Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.

 2. Kỹ năng:

 - Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một mênh đề trong những trường hợp đơn giản.

 - Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

 - Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.

 

doc 20 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại Số 10 cơ bản - Chương 1 - Trường THPT số 2 An Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I. MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP
Ngày soạn: 15/8/2011
Tiết :1
Bài dạy: MỆNH ĐỀ
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	- Biết thế nào là mệnh đề, mệnh đề chức biến, mệnh đề phủ định.
- Biết kí hiệu phổ biến và kí hiệu tồn tại.
- Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
- Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
	2. Kỹ năng:
	- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một mênh đề trong những trường hợp đơn giản.
	- Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
	- Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước. 
	3. Thái độ:
	- Tích cực tham gia vào bài học.Có tinh thần hợp tác.
	- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của HS:
	- Đồ dụng học tập, bài cũ
	2. Chuẩn bị của GV:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Đồ dùng dạy học của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp 1’
	- Ổn định lớp,kiểm diện.
	2. Bài mới :
	Giới thiệu bài mới :Khi các em khẳng định một điều gì thì khẳng định đó có thể đúng hoặc sai.Và khi điều khẳng định nó thỏa mãn điều kiện nào đó người ta đặt cho nó một cái tên mới,vậy tên nó là gì? Bài học mở đầu này sẽ giúp các em có câu trả lời. 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
12’
Hoạt động 1:
I. MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
- Nhìn vào hai bức tranh ở trên, hãy đọc và so sánh các câu ở bên trái và bên phải.
H: Phan xi păng là ngon núi cao nhất Việt Nam. Đúng hay sai?
H: . Đúng hay sai?
H: Mệt quá, chị ơi mấy giờ rồi? Là câu có tính chất đúng – sai hay không?
- Nêu ví dụ về những mệnh đề và những câu không là mệnh đề.
- Xét câu “x > 3”. Hãy tìm giá trị thực của x để từ câu đã cho, nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.
- HS có thể trả lời hai khả năng: đúng hoặc sai. Nhưng không thể vừa đúng vừa sai.
-Thực hiện yêu cầu theo nhóm. Đại diện trả lời.
- Thực hiện yêu cầu theo nhóm và cử đại diện trả lời. 
1. Mệnh đề
Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.
Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
2. Mệnh đề chứa biến
SGK
5’
Hoạt động 2:
II. PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ
- Hãy phủ định các mệnh đề sau.
P: “là một số hữu tỉ”;
Q: “Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba”
Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định của chúng.
H: Nêu cách lập mệnh đề phủ định mệnh đề cho trước?
- Thực hiện yêu cầu theo nhóm và cử đại diện trả lời. 
- Xem SGK và trả lời câu hỏi.
Để phủ định một mệnh đề, ta thêm (hoặc bớt) từ “không” (hoặc “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.
Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là , ta có:
- đúng khi P sai.
- sai khi P đúng.
7’
Hoạt động 3:
III. MỆNH ĐỀ KÉO THEO
- Từø các mệnh đề 
P: “Gió mùa Đông Bắc về”
Q: “Trời trở lạnh”
Hãy phát biểu mệnh đề .
H: Hãy cho một ví dụ mênh đề kéo theo là sai?
H: Hãy cho ví dụ về mệnh đề kéo theo là đúng?
- Hãy nêu một định lý đã học và cho biết đâu là giả thiết đâu là kết luận?
- Nhận xét gì về định lý đã nêu với dạng mệnh đề kéo theo?
- Cho tam giác ABC. Từ các mệnh đề
P: “Tam giác ABC có hai góc bằng 60o”
Q: “ABC là một tam giác đều”.
Hãy phát biểu định lí . Nêu giả thiết, kết luận và phát biểu lại định lí này dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.
- Thực hiện yêu cầu theo nhóm và cử đại diện trả lời.
- HS cho các ví dụ và giải thích.
- Suy nghĩ nhớ lại vài định lý đã học và phát biểu.
GY: Đinh lý có dạng của mệnh đề kéo theo đúng.
- Thực hiện yêu cầu theo nhóm và cử đại diện trả lời. 
Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, và kí hiệu là .
Mệnh đề còn được phát biểu là “P kéo theo Q” hoặc “Từø P suy ra Q”
Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai.
Các định lí toán học là những mênh đề đúng và thường có dạng . Khi đó ta nói
P là giả thiết, Q là kết luận của định lí, hoặc
P là điều kiện đủ để có Q, hoặc
Q là điều kiện cần để có P.
11’
Hoạt động 4:
IV. MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG
- Cho tam giác ABC. Xét các mệnh đề dạng sau
a) Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân.
b) Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân và có một góc bằng 60o.
Hãy phát biểu các mệnh đề tương ứng và xét tính đúng sai của chúng.
- Thực hiện yêu cầu theo nhóm và cử đại diện trả lời. 
Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề 
Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.
Khi đó ta kí hiệu và đọc là 
P tương đương Q, hoặc 
P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc
P khi và chỉ khi Q.
7’
Hoạt động 5:
V. KÍ HIỆU VÀ 
- Phát biểu thành lời mệnh đề sau . Mệnh đề này đúng hay sai?
GV: Nhấn mạnh với mọi có nghĩa là tất cả.
- Phát biểu thành lời mệnh đề sau . Mệnh đề này đúng hay sai?
GV: Nhấn mạnh tồn tại có nghĩa là có ít nhất một.
- Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau
P: “Mọi động vật đều di chuyển được”.
- Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau
P: “Có một HS của lớp không thích học môn Toán”
- Thực hiện yêu cầu theo nhóm và cử đại diện trả lời. 
+ Với mọi số nguyên n ta có n+1>n.
+ Ta có: n+1-n=1>0 nên n+1>n. Đây là mệnh đề đúng.
+ “Tồn tại động vật không di chuyển được”.
+ Mọi HS của lớp thích học môn Toán”
Kí hiệu đọc là “với mọi”.
Kí hiệu đọc là “có một” (tồn tại một) hay “có ít nhất một” (hay tồn tại ít nhất một”.
Ví dụ:
- Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau
P: “Mọi động vật đều di chuyển được”.
- Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau
P: “Có một HS của lớp không thích học môn Toán”
	4. Củng cố 1’
	- Xem kỹ các đơn vị kiến thức đã học
	5. Dặn dò HS và giao bài tập về nhà 1’
	- Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 9,10 SGK.
	- Xem trước bài học số 2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG	
Ngày soạn:15/8/2011
Tiết :2
Bài dạy: BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	- Biết thế nào là mệnh đề, mệnh đề chức biến, mệnh đề phủ định.
- Biết kí hiệu phổ biến và kí hiệu tồn tại.
- Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
- Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
	2. Kỹ năng:
	- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một mênh đề trong những trường hợp đơn giản.
	- Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
	- Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
	3. Thái độ:
	- Tích cực tham gia vào bài học.Có tinh thần hợp tác.
- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của HS:
	- Đồ dụng học tập, bài cũ
	2. Chuẩn bị của GV:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Đồ dùng dạy học của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp 1’
	- Ổn định lớp,kiểm diện.
	2. Kiểm tra bài cũ 5’
	Câu hỏi: Lập mệnh đề phủ dịnh của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của nó
	a.	b. 
	3. Bài mới :
	Giới thiệu bài mới : Lớp đã học những kiến thức về mệnh đề.Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố lại những kiến thức đã học.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
Hoạt động 1:
1. Bài tập 1
- Vấn đáp các HS bài tập 1.
- Trả lời theo yêu cầu GV .
Khẳng định nào sau đây là mệnh đề?
12’
Hoạt động 2:
2. Bài tập 2
-Phát phiếu học tập chứa bài tập cho các nhóm .
-Yêu cầu các nhóm giải :
+Nhóm 1,2 giải bài a.
+Nhóm 3,4 giải bài b.
+ Nhóm 5,6 giải bài c.
- Gọi các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
- Các nhóm nghiên cứu bài toán.
-Mỗi nhóm hoạt động giải bài toán theo yêu cầu của GV.
- Làm bài theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày kết quả
Cho các mệnh đề kéo theo
-Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a+b chia hết cho c (a, b, c là những số nguyên)
-các số nguyên tận cùng bằng 0 đều chia hết cho 5.
-Tam giác cân có hai trung tuyến bằng nhau.
Hai tam giác bằng nhau có diện tich bằng nhau.
a) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề trên.
b) Phát biểu mỗi mệnh đề trên, bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện đủ”.
c) Phát biểu mỗi mệnh đề trên, bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện cần”.
10’
Hoạt động 3:
3. Bài tập 3
-Phát phiếu học tập chứa bài tập cho các nhóm .
-Yêu cầu các nhóm giải :
+Nhóm 1,2 giải bài a.
+Nhóm 3,4 giải bài b.
+ Nhóm 5,6 giải bài c.
- Gọi các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
- Các nhóm nghiên cứu bài toán.
-Mỗi nhóm hoạt động giải bài toán theo yêu cầu của GV.
- Làm bài theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày kết quả
Phát biểu mỗi mệnh đề sau bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện cần và đủ”
a) Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và ngược lại.
b) Một hình bình hành có các đường chéo vuông góc là một hình thoi và ngược lại.
c) Phương trình bậc hai có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi biệt thức của nó dương.
8’
Hoạt động 4:
4. Bài tập 4
- Gọi HS xung phong lên bảng trả lời câu a,b,c và cho HS dưới lớp nhận xét.
- HS xung phong trả lời.
Dùng kí hiệu , để viết các mệnh đề sau
a) Mọi số nhân với 1 đều bằng chính nó
b) Có một số cộng với chính nó bằng 0
c) Mọi số cộng với số đối của nó đều bằng 0.
	4. Củng cố 1’
	- Xem lại các bài tập đã giải.
	5. Dặn dò HS và giao bài tập về nhà 1’
	- Làm bài tập còn lại . Xem bài học tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG	
Ngày soạn:20/8/2011
Tiết :3
Bài dạy: TẬP HỢP
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	- Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
	2. Kỹ năng:
	- Sử dụng đúng các kí hiệu 
	- Biết cho tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra các tính chất đặc trưng của các phần tử tập hợp.
	- Vận dụng các khái niệm tập hợp con, tập hợp co ... hiện các phép tính trên tập con này như thế nào?
=> hướng dẫn HS làm kỹ cách lấy phép toán trên các tập con này.
- HS nhận nhiệm vụ từ GV và làm theo yêu cầu.
- Theo dõi kỹ hướng dẫn của GV và tập làm theo hướng dẫn.
Khoảng
Đoạn 
Nửa khoảng
Ta có thể viết và gọi là khoảng .
	4. Củng cố 2’
	- Xem kỹ các đơn vị kiến thức đã học, đặc biệt và cách lấy giao, hợp, hiệu của các tập con của tập số thực.
	5. Dặn dò HS và giao bài tập về nhà 1’
	- Bài tập 1,2,3 trang 18 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG
Ngày soạn:30/8/2011
Tiết : 7
Bài dạy: SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	- Hiểu và biết khái niệm số gần đúng, sai số.
	2. Kỹ năng:
	- Viết được số quy tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước.
	- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán với các số gần đúng.
	3. Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của HS:
	- Đồ dụng học tập, bài cũ
	2. Chuẩn bị của GV:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Computer và projecter (nếu có). Đồ dùng dạy học của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp 1’
	- Ổn định lớp,kiểm diện.
	2. Kiểm tra bài cũ 3’
	Câu hỏi: Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên tập hợp số
	a. 	b. 
	3. Bài mới :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
14’
Hoạt động 1:
I. SỐ GẦN ĐÚNG
GV gọi đại diện 4 nhóm HS và yêu cầu:
-Chuẩn bị một cây thước
-Đo chiều dài của chiếc bàn trên lớp
-Báo cáo kết quả đo được.
Hỏi: Số đo của các đại diện có giống nhau không?
Đại diện nhóm làm theo yêu cầu của GV.
-Ghi kết quả đo vào một mảnh giấy nộp cho GV.
Trong đo đạc, tính toán ta thường chỉ nhận được các số gần đúng.
10’
Hoạt động 2:
II. SAI SỐ TUYỆT ĐỐI
GV đưa ra tình huống:
Hai người đo cây cầu dài 500m một người có kết quả là 499,99m; một người kia có kết quả là 499,87m. Vậy trong hai người ai đo chính xác hơn? Làm thế nào để biết người nào đo chính xác hơn?
=> khái niệm sai số tuyệt đối.
Xét hai số sau:
 và
 số nào nhỏ hơn, tương ứng số gần đúng đó chính xác hơn.
Nếu a là số gần đúng của thì được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
15’
Hoạt động 3:
III. QUY TRÒN SỐ GẦN ĐÚNG
H: Hãy nhắc lại quy tắc làm tròn số đã học?
GV hướng dẫn HS cách xác định số bỏ đi khi làm tròn số gần đúng theo độ chính xác:
“Bỏ đi những chữ số mà một đơn vị của hàng số ấy đứng nhỏ hơn hoặc bằng độ chính xác”
Ví dụ: 79456123 với d = 100
Viết lại là: 79456000
Nhắc lại quy tắc quy tròn số.
Chú ý nghe hướng dẫn cách bỏ đi số nào và lấy số nào, cẩn thận trong khi viết.
1. Nhắc lại Quy tắc làm tròn số
(SGK)
2. Viết số quy tròn số gần đúng theo độ chính xác của nó.
(SGK)
Ví dụ: 79456123 với d = 100
	4. Củng cố 1’
	- Xem kỹ các đơn vị kiến thức đã học.
	5. Dặn dò HS và giao bài tập về nhà 1’
	- Bài tập 1,2,3 trang 18 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG
Ngày soạn:30/8/2011
Tiết : 8
Bài dạy: BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	- Ôn tập lại các kiến thức trong chương I:
	+ Mệnh đề phủ định, kéo theo, cần và đủ.
	+ Tập hợp và các phép toán trên tập hợp.
	+ Các tập hợp dạng: đoạn, khoảng, nữa khoảng.
	2. Kỹ năng:
	- Thành thạo lập mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề cần và đủ.
	- Thành thạo thực hiện các phép toán trên các tập hợp con thương dùng.
	3. Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của HS:
	- Đồ dụng học tập, bài cũ
	2. Chuẩn bị của GV:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Computer và projecter (nếu có). Đồ dùng dạy học của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp 1’
	- Ổn định lớp,kiểm diện.
	2. Kiểm tra bài cũ : Trong giờ học
	3. Bài mới :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
22’
Hoạt động 1:
I. Ôn tập về mệnh đề
-Các mệnh đề được xây dựng theo dạng nào ?
-Gợi ý cách xác định mệnh đề đúng hay sai: Phân tích x2 = x.x
-Với mệnh đề sai ta chỉ cần chỉ rỏ một trường hợp sai.?
Phát phiếu học tập chứa bài tập cho các nhóm .
-Yêu cầu các nhóm giải :
+Nhóm 1,2 giải bài 1.
+Nhóm 3,4 giải bài 2.
- Gọi các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
Trả lời :
- Các nhóm nghiên cứu bài toán.
-Mỗi nhóm hoạt động giải bài toán theo yêu cầu của GV.
- Làm bài theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày kết quả
Bài 1 : Các mệnh đề sau đúng hay sai giải thích ?Phát biểu mệnh đề phủ định của nó.
Giải:
Ta có: Đúng
Tương tự : Đúng
Nhưng Sai.
Bài 2: Các mệnh đề sau đúng hay sai giải thích ? Phát biểu mệnh đề phủ định của nó.
20’
Hoạt động 2:
II. Bài tập về thực hiện các phép tính trên tập hợp 
- Gọi HS nhắc lại các định nghĩa : giao , hợp , hiệu của hai tập hợp.
-Gọi HS lên bảng trình bày bài giải
 - Gọi HS nhắc lại các định nghĩa : hai tập bằng nhau
-Gọi HS lên bảng trình bày bài giải. 
-Trả lời nhanh các định nghĩa : giao , hợp , hiệu của hai tập hợp.
- HS xung phong lên bảng
Bài 3 : Cho 3 tập hợp sau:
Giải:
Bài 4: Chứng minh rằng :
 “Nếu A B thì A B = A.” 
Giải:
Ta có: 
Và 
Vậy ta có điều phải chứng minh.
	4. Củng cố 1’
	- Xem kỹ các đơn vị kiến thức đã học trong chương I.
	5. Dặn dò HS và giao bài tập về nhà 1’
	- Xem trước bài học mới của chương II.
IV. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG
Ngày soạn: 05/9/2011
Tiết : 9
 Bài dạy: THỰC HÀNH GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH 
TƯƠNG ĐƯƠNG 500MS, 570MS
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	- Sử dụng máy tính bỏ túi trong giải toán về tập hợp ,mệnh đề.
	2. Kỹ năng:
- Biết dùng máy tính bỏ túi để giải toán về tập hợp ,mệnh đề.
	3. Thái độ:
- Tích cực tham gia vào bài học.Có tinh thần hợp tác.
	- Biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của HS:
	- Máy tính bỏ túi.
	2. Chuẩn bị của GV:
- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Computer và projecter (nếu có). Đồ dùng dạy học của GV.Máy tính bỏ túi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp 1’
- Ổn định lớp,kiểm diện.
	2. Kiểm tra bài cũ : 2’	
- Giả sử A là tập hợp tất cả các ước của 72.Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a. 	b.	c. 	d. 
	3. Bài mới:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ qua về các chứa năng của máy tính CASIO FX 500MS, 570MS
Dùng máy tính giới thiệu cho HS các chức năng cơ bản và chức năng liên qua đến việc giải phương trình ,hệ phương trình lớp 10.
- Nghe GV giới thiệu.
15’
Hoạt động 2: Sử dụng máy tính để giải toán về tập hợp ,mệnh đề
- giáo viên hướng dẫn; 
Khai báo A=0
Ấn 
Ghi vào màn hình 
Ấn lần lượt 11 lần 
 =máy hiện A=1,120 (đúng )
 =máy hiện A=2,60 (đúng )
..........
 =máy hiện A=7, 17,1429 (sai)
............
 =máy hiện A=11, 10,909 (sai)
Ta thấy 10,909 < 11 nên ngưng ấn.
KQ: 
Vậy a sai, b,c,d đúng
Theo dõi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Vd: Giả sử A lả tập hợp tất cả các ước dương của 120.Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a. 	b.
c. 	d. 
Giải
Khai báo A=0
Ấn 
Ghi vào màn hình 
Ấn lần lượt 11 lần 
 =máy hiện A=1,120 (đúng )
 =máy hiện A=2,60 (đúng )
..........
 =máy hiện A=7, 17,1429 (sai)
............
 =máy hiện A=11, 10,909 (sai)
Ta thấy 10,909 < 11 nên ngưng ấn.
KQ: 
Vậy a sai, b,c,d đúng
15’
Hoạt động 3: Luyện tập 
-Phát phiếu học tập chứa bài tập cho các nhóm .
-Yêu cầu các nhóm giải bằng máy tính :
+Nhóm 1,2 giải bài a.
+Nhóm 3,4 giải bài b.
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quảbài làm của nhóm mình.
kết quả.
- Các nhóm nghiên cứu bài toán.
-Mỗi nhóm hoạt động giải bài theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày kết quả.
Bài tập. 
Cho 
a. 
b. 
	4. Củng cố 1’
	- Nhắc lại cách giải phương trình ,hệ phương trình trên máy tính.
	5. Dặn dò và giao BTVN 1’
	- Cho 
a. 
b. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG
Ngày soạn: 05/9/2011 
Tiết : 10
 Bài dạy: KIỂM TRA CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức : 
-Kiểm tra các kiến thức cơ bản trong chương I
-Giải được các bài toán cơ bản về mệnh đề ,tập hợp,sai số và số gần đúng.
2.Kĩ năng :
-Nhận định về mệnh đề .Kĩ năng xác định tập hợp.Thực hiện các phép toán. 
-Biểu diễn các tập hợp số trên tập hợp số.Làm tròn số,viết dạng chuẩn
3.Thái độ :Giáo dục cho các em tính tự giác nghiêm túc trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ 
	1. Chuẩn bị của HS:
	- Đồ dụng học tập, bài cũ
	2. Chuẩn bị của GV:
	Đề kiểm tra . Đồ dùng dạy học của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp 1’
	- Ổn định lớp,kiểm diện.
	2. Bài mới :
Đề kiểm tra:
I.TRẮC NGHIỆM:
1. 
	Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau: 
	A. 	B. 	C. 	D. 
2. Cho số gần đúng a=2834615 với sai số tuyệt đối .
	Số a được viết dưới dạng chuẩn là: 
	A. 2834000 	B. 2830000 	C. 2834600 	D. 2835000 
3. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau: 
	A. 	 	 	 
4. Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề dưới đây: 
	A. 	B. 	
	C. 	D. 
5. Phủ định của mệnh đề “” là:
 	A. 	B. 
 	C. Không tồn tại x mà D. 
6.Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào có mệnh đề phủ định đúng? 
 A. "n 	 B. 
 C. "x :x < x+1 	 D.. 
 II.TỰ LUẬN:
7. Cho A={n Ỵ N/n là ước của 6} ; B={n Ỵ N/n là ước của 12} ; C={0;1;2;3;4;5}
	a. Xác định A Ç B ; A È B ; B\C.
	b. So sánh hai tập A Ç (B\C) và (A Ç B)\C.
8. Xác định các tập sau và biểu diễn trên trục số:
	a. (-¥ ;2)Ç (0;5]	b. [-1;3]È [2;4 )	c. R\(-¥ ;1)
9. Cho .Tìm tất cả các giá trị của m để 
*Đáp án và thang điểm:
I.TRẮC NGHIỆM:(4đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
D
C
D
D
C
II.TỰ LUẬN:(6đ)
Câu 7(3đ)
 a) A= , B=	(0,5đ)
	A Ç B=	(0,5đ)
	A È B=B	(0,5đ)
	B \ C=	(0,5đ)
	b) A Ç (B\C) = (A Ç B)\C.	(1,0đ)
Câu 8(2đ)
(0;2)	(Biểu diễn đúng)	 (0,75đ)	
[-1;4)	(Biểu diễn đúng)	 (0,75đ)	
[1;+¥ )	(Biểu diễn đúng)	 (0,5đ)	
Câu 9(1đ) 
---------------------------------------------------
KẾT QUẢ
LỚP
GIỎI
KHÁ
TBÌNH
YẾU
KÉM
10A4
IV. RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1-8 (C1) ds.doc