Giáo án Đại số 10 cơ bản học kỳ I

Giáo án Đại số 10 cơ bản học kỳ I

CHƯƠNG I :MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP

Bài 1 : MỆNH ĐỀ

I. Mục đích yêu cầu.

1) - Nắm được khái niệm mệnh đề,nhận biết 1 phát biểu có phải là mệnh đề hay không.

 - Nắm được khái niệm mệnh đề phủ định,kéo theo ,tương đương và mệnh đề chứa biến.

2) Kiến thức cơ bản.

 - Khái niệm mệnh đề,phủ định mệnh đề,mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương

3) Kỷ năng.

 - Biết lập mệnh đềphủ định của một mệnh đề.

 - Biết lập mệnh đề kéo theo của một mệnh đề, mệnh đề tương đương,nắm vững cấu trúc của mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương .

- Biết cách lập mệnh đề phủ định của 1 mệnh đề có chứa và

 

doc 43 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1399Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 cơ bản học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I :MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP
Bài 1 : MỆNH ĐỀ
I. Mục đích yêu cầu.
1) - Nắm được khái niệm mệnh đề,nhận biết 1 phát biểu có phải là mệnh đề hay không.
 - Nắm được khái niệm mệnh đề phủ định,kéo theo ,tương đương và mệnh đề chứa biến.
2) Kiến thức cơ bản.
 - Khái niệm mệnh đề,phủ định mệnh đề,mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương 
3) Kỷ năng.
 - Biết lập mệnh đềphủ định của một mệnh đề.
 - Biết lập mệnh đề kéo theo của một mệnh đề, mệnh đề tương đương,nắm vững cấu trúc của mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương .
- Biết cách lập mệnh đề phủ định của 1 mệnh đề có chứa $ và"
4) Trọng tâm.
 - Khái niệm mệnh đề,phủ định mệnh đề,mệnh đề có chứa $ và".
II-Phương pháp.
 - Giáo viên đặt vấn đề_Học sinh giải quyết vấn đề.
 - Diễn giải, kết hợp SGK.
III-Tiến trình.
1) Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 1: Xét tính đúng sai của các câu sau:
 a) Số 7 là số nguyên tố.
 b) Số chẳn là số không chia hết cho 2.
Hoạt động của trò
Hoạt động của Giáo viên
Trả lời câu hỏi của Giáo viên 
Đúng .
Sai.
Đặt câu hỏi và gọi học sinh trả lờisau đó gút lại: những khẳng định có 2 khả năng :
đúng hoặc sai.
Hoạt động 2:Những câu nào sau đây không có tính đúng sai:
3 là số lẻ.
Hồ Chí Minh là thanh phố rất đẹp.
x– 4 > 0
Hoạt động của trò
Hoạt động của Giáo viên
-Trả lời câu hỏi của Giáo viên 
Có tính đúng sai.
Câu cảm thán.
Vừa có thể đúng vừa có thể sai.
Giáo viên : nhận xét và kết luận.
Những câu có tính đúng sai là những mệnh đề.
II-Giảng bài mới.
Hoạt động 1: Mệnh đề – mệnh đề chứa biến
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Mệnh đề.
Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
Câu hỏi1:Hà Nội là Thủ Đô của Việt Nam
Đúng hay sai?
Câu hỏi2:Mệt quá! Mấy giờ rồi? Là câu có tính đúng hay sai?
Đúng hoặc sai.
Nhưng không thể vừa đúng vừa sai
 Đây là câu nói thông thường không có tính đúng sai.
Mệnh đề chứa biến.
Câu hỏi 1:Xét câu “n chia hết cho 3” có là mệnh đề ?
Câu hỏi 2: Cho n = 4, n = 6 thì kết quả thế nào?
Mệnh đề chứa biến là những phát biểu chưa phải là mệnh đề nhưng nếu cho biến số những gía trị cụ thể thì phát biểu ấy trở thành mệnh đề.
-Không là mệnh đề vì chưa khẳng định đúng sai.
-Trởø thành mệnh đề.
4 3:mệnh đề sai
6 3: mệnh đề đúng.
Hoạt động 2: Phủ định của một mệnh đề.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Câu hỏi1: P: 3 là số nguyên tố.
 :3 không là số nguyên tố.
Nhận xét ý nghĩa của 2 mệnh đề trên:
Ký hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là.Ta có: đúng khi P sai
 sai khi P đúng
Để phủ định mệnh đề P ta thêm vào từ không.
-Trái ngược nhau
-Mệnh đề là phủ định của P và ngược lại.
- Ghi chép đầy đủ
- Lấy ví dụ về mệnh đề phủ định.
Hoạt động 3 : Mệnh đề kéo theo.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Câu hỏi1:”Nếu Trái Đất không có nước thì không có sự sống ’’Có là mệnh đề?
Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo ,và kí hiệu PÞ Q 
Mệnh đề PÞ Q còn phát biểu là P kéo theo Q, hoặc từ P suy ra Q
Câu hỏi 2:Lấy1 ví dụ về mệnh đề kéo theo đúng 
Chú ý: bảng chân trị
-Là mệnh đề có cấu trúc: Nếu ..thì.
-Cho một ví dụ về một mệnh đề kéo theo.
Ví dụ:Khi gió mùa đông bắc về trời sẽ trở lạnh.
Phát biểu: Nếu gió mùa đông bắc về thì trời trở lạnh.
P
Q
PÞ Q
DABC đều điều kiện cần để D có 3 cạnh bằng nhau.
DABC có 3 cạnh bằng nhau là điều kiện đủ để D ABC đều.
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
*Định lý toán học là những mệnh đề đúng có dạng PÞ Q. Khi đó ta nói:
P là giả thiết ,Q là kết luận 
hoặc
P là điều kiện đủ để có Q 
hoặc
Q là điều kiện cần để có P.
Câu hỏi 3) Gọi học sinh phát biểu định lý sau :theo dạng điều kiện cần và đủ.
Nếu DABC có 3 cạnh bằng nhau thì DABC đều.
Hoạt động 4:Mệnh đề đảo _ Mệnh đề tương đương
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Câu hỏi1: Cho DABC,xét các mệnh đề: 
a) Nếu ABC là Dø đều thì ABC làD cân.
b) Nếu ABC là Dø đều thì ABC làD cân có 1 góc bằng 60.
Phát biểu mệnh đề QÞ P và xét tính đúng sai.
Mệnh đề QÞ P gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề PÞQ
Mệnh đề đảo của 1 mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng.
*Nếu PÞQ hoăïc QÞP đều đúng thì
ta có P và Q là 2 mệnh đề tương đương.
Khi đó ta kí hiệu PÛ Q và đọc là P tương đương Q hoặc P là điều kiện cần và đủ để có Q hoặc P khi và chỉ khi Q.
Câu hỏi 2: Phát biểu định lý ở câu b theo điều kiện cần và đủ.
Bảng chân trị
-Học sinh phát biểu mệnh đề đảo và:
Đúng
Sai
-Lắng nghe và ghi bài đầy đủ.
Ví dụ: câu hỏi a:Mệnh đề đảo sai.
Nếu D cân thì D đều mệnh đề đảo sai
DABC đều là điều kiện cần và đủ để DABC cân có một góc bằng 60.
P
Q
PÛ Q 
Đ
Đ
Đ
Đ
S
S
S
S
Đ
S
Đ
Đ
Hoạt động 5: Ký hiệu $ và "
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
VD: Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng 0,có thể viết : "xỴR:x³ 0
Kí hiệu: " đọc là với mọi.(với mọi có nghĩa là tất cả)
VD: Tồn tại một số nguyên sao cho bình phương bằng chính nó.
$ xỴZ : x= x
Kí hiệu $ đọc là có một ,tồn tại một .
Phủ định của mệnh đề có kí hiệu $ vàø"
Phủ định của mệnh đề có kí hiệu " là$ và ngược lại.
Phát biểu thành lời các mệnh đề sau:
"xỴR:x¹ 1 > 0
P : "xỴR:x¹ 1 
: $ xỴR:x= 1 
3)Củng cố.
-Mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai,mệnh đề chứa biến là mệnh đề tuỳ thuộc vào gía trị của biến .
-Phủ định của mệnh đề,mệnh đề kéo theo, định lý, mệnh đề tưuơng đương .
-Kí hiệu $và".
4)Dặn dò.
-Học bài làm bài tập SGK vàxem trước bài mới.
Bài 2 : CÁC TẬP HỢP SỐ
I_Mục đích yêu cầu.
 1) - Học sinh nắm được khái niệm và tính chất và các phép toán trên tập hợp và vận dụng vào tập hợp số .
 - Biết xác định giao hợp của 2 tập hợp bằng trục số .
 2) Kiến thức cơ bản.
 - Các tập hợp số và cách xác định giao, hợp, hiệu của 2 tập hợp số.
 3) Kỷ năng.
 - Học sinh xác định được giao hợp, hiệu của 2 tập hợp số vận dụng được vào việc giải bài tập.
 4) Trọng tâm bài giảng.
 -Giao,hợp,hiệu và phần bù của 2 tập hợp.
II_Phương pháp.
 - Giáo viên đặt vấn đề,gợi mở,diễn giảng kết hợp SGK.
 - Học sinh giải quyết vấn đề.
III-Tiến trình:
 1) Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi 1: Có mấy cách cho tập hợp? Nêu ví dụ.
 Câu hỏi 2: Định nghĩa tập hợp con, tập hợp bằng nhau?
 -Giáo viên gọi học sinh lên bảng.
 -Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
2)Bài mới.
Hoạt động 1: Ôn lại các tập hợp số đã học. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
_Dùng biểu đồ Ven,minh hoạ quan hệ giữa các tập hợp N,Z,Q,R.
Tập hợp các số tự nhiên N
N = {0,1,2,3..}
N= {1,2,3...}
Tập hợp số nguyên Z
Z={-3,-2,1,0,1,2.}
Gồm các số nguyên dương và âm.
Câu hỏi 1: Phần tử của N có thuộc Z không? Ngược lại.
Tập hợp các số hưũ tỉ Q được biểu diễn dưới dạng phân số , a,bỴZ,b¹0
Q={.-2, -, -1 , 0 , 1 ,, 1}
Số hữu tỉ được biểu thị dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
VD: =1,25 ; =0,45(6)
Câu hỏi 2: a)Cho a,b là những số nguyên 
khi đó luôn là số hữu tỉ.
b)Cho a,b khác 0 là những số nguyên khi đó luôn là số hữu tỉ.
Chọn câu đúng.
Tập hợp các số thực R gồm các số thập phân hữu hạn,vô hạn .tuần hoàn và vô hạn không tuần hoàn.Các số thập phân vô hạn không tuần hoàn gọi là số vô tỉ.
Mỗi số thực được biểu diễn bởi 1 điểm trên trục số và ngược lại.
 -2 -1 0 1 2 
Câu hỏi 3: Yêu cầu học sinh biểu thị một số số thực trên trục số.
Học sinh nhận xét mối quan hệ của các tập hợp đã học thông qua hình vẽ.
Học sinh nhắc lại các tập hợp đã học .
Học sinh nhắc lại khái niệm phần tử trong Z.
Phần tử thuộc N đều thuộc Z,nhưng ngược lại không đúng .-3ỴZ nhưng –3Z.
a) Sai vì b có thể bằng 0
b) Đúng
_Nhắc lại khái niệm số hữu tỉ cho ví dụ một số vô tỉ.
_Vẽ trục số , xác định một điểm trên trục số.
Biểu thị : -5 ,-3, -1, 2, trên trục số.
Hoạt động 2: Các tập hợp con thường dùng của R
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Giáo viên giới thiệu các tập hợp con của R,và minh hoạ bằng trục số.
*Khoảng.
(a;b) = {xỴR / a < x < b}
 a b 
(a;+) = {xỴR / a< x < b}
 a 
(-;b) = {xỴR / x < b}
 a b 
*Đoạn.
[a;b] ={xỴR / a x b}
 a b 
*Nửa khoảng .
[a;b) ={xỴR / a x< b}
 a b
(a;b]={xỴR / a< x b}
 a b
[a;+) ={xỴR / a x}
 a 
(-;b]={xỴR / x b}
 b 
Kí hiệu: + : dương vô cực (vô cùng)
 - :âm vô cực (vô cùng)
Do đó : R = (-;+)
Câu hỏi 1: Chọn câu đúng .
a)[a;b] Ì (a;b]
b)[a;b) Ì (a;b]
c)[a;b) [a;b]
d)(a;b) [a;b]
Câu hỏi 2:Cho A=[-3;1) 
 B=(0;4]
Tìm ẰB ; AÇB và biểu thị trên trục số 
ẰB=[-3;4] 
AÇB=(0;1)
-Học sinh lắng nghe quan sát và nhận xét .
-Học sinh theo dõi nhận xét và ghi bài đầy đủ.
-Vẽ hình minh hoạ 
Chọn (d)
-Học sinh dùng tia số giải
 -3 1 
 0 4 
Ằ B=[-3;4] 
Củõng cố - Giao ,hợp của các tập hợp và biểu thị trên trục số thực .
 - Cách xác định giao hợp của 2 tập hợp bằng trục số .
Dặn dò 
 - Làm bài tập SGK ,học lý thuyết các tập hợp số.
 - Xem trước bài mới.
Bài 3 : TẬP HỢP
I _ Mục đích yêu cầu.
- Giới thiệu nkhai1 niệm về tập hợp,cách xác định tập hợp.
 - Khái niệm tập hợp rổng , tập con ,tập hợp bằng nhau.
 2) Kiến thức cơ bản.
 - Cách xác định ,tập hợp, tập con ,tập hợp rổng ,2 tập hợp bằng nhau.
3) Kỷ năng .
 -Biết xác định tập hợp,tập con ,tập hợp rổng ,2 tập hợp bằng nhau.
4) Trọng tâm bài giảng .
 -Khái niệm tập hợp ,tập con ,tập hợp rổng ,2 tập hợp bằng nhau.
II_ Phương pháp.
 - Đặt vấn đề kết hợp SGK,học sinh giải quyết vấn đề.
III_Tiến trình.
Kiểm tra bài cũû.
 -Câu 1:Tìm các số tự nhiên là ước số của 18
 -Câu 2: Tìm các gía trị của x thoả x–3x+2 = 0
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đọc và ghi câu hỏi lên bảng .Học sinh giải và giáo viên gút lại.
-Lên bảng và ... át luận.
*Hoạt động 4: Sửa bài tập 11
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
*R
x= 2 và x = 3 là nghiệm
* R
x = -4 và x = 
a)	-Hãy tìm đk xác định của pt
	-hãy giải pt
	-Kết luận nghiệm
b) 	-Hãy tìm đk xác định của pt
	-hãy giải pt
	-Kết luận nghiệm
TIẾT 2
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG III
Môn Toán –Lớp 10
Thời gian làm bài : 45 phút
A. Phần trắc nghiệm :(2điểm)
Câu1: Hệ phương trình có nghiệm là:
(a) 	(b) 	(c) 	(d) 
Câu 2 : Phương trình x + – 2 = 0 có nghiệm là :
(a) x = 1 và x = 2 	(b) x = 1 	(c) x = 2 	(d) x = 0
Câu 3: Điều kiện của phương trình x + 2 là :
(a) x > -2 và x -1	(b) x > -2 và x < 
(c) x > -2 , x và x -1	(d) x 1 và x 2 
Câu 4: Phương trình + x = 2 
(a) có nghiệm là x = 	(b) có nghiệm là x = hoặc x = 1
(c) vô nghiệm	(d) cả ba kết luận trên đều sai
B. Phần bài toán:
Câu 1(3điểm): Giải phương trình 
a) = x – 1
b) 
Câu 2 (2điểm): Trên một kệ sách có hai loại sách toán và văn. Biết số sách toán gấp ba lần số sách văn. Nếu lấy số sách văn trừ đi 5 rồi bình phương kết quả ta được một số bằng số sách toán cộng thêm 3. Tính số sách mỗi loại.
Câu 3(2điểm) : Giải các hệ phương trình :
	a) 
	b) 
CHƯƠNG 4 : BẤT ĐẲNG THỨC – BẤT PHƯƠNG TRÌNH
Bài 1 : BẤT ĐẲNG THỨC
Số tiết : 3
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
	a) KIẾN THỨC CƠ BẢN : 
	-Củng cố khái niệm bất đẳng thức trên cơ sở vận dụng các kiến thức về mệnh đề
	-Hệ thống các tính chất của bất đẳng thức đã học.
	b) KỸ NĂNG:
	-Rèn luyện những kỹ năng cơ bản về chứng minh bất đẳng thức .	
	c) TRỌNG TÂM: 
-Chứng minh bất đẳng thức 
 II. PHƯƠNG PHÁP : Sử dụng các phương pháp gợi mở,vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy , đan xen hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH :
TIẾT 1
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
*Hoạt động 1:Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng
	a) < 4
	b) > 1
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
-So sánh hai số rồi trả lời
* Giao nhiệm vụ cho HS
* Gọi 2 HS lên bảng giải
*Kiểm tra bài cũ các HS khác
*Thông qua kiểm tra kiến thức cũ chuẩn bị cho bài mới
II. GIẢNG BÀI MỚI
 	Ôn tập bất đẳng thức
*Hoạt động 2: Bất đẳng thức hệ quả và bất đẳng thức tương đương
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
HS1: a < b a – b < 0
HS2 : a – b < 0 a < b
Chứng minh a < b a – b < 0
*Gọi 2 HS lên bảng giải
*GV giúp HS nắm các bước tiến hành
Phát biểu bất đẳng thức hệ quả và bất đẳng thức tương đương (SGK)
*Hoạt động 3: Tính chất bất đẳng thức 
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
*Biến đổi
*Chuyển vế
*Đưa về hằng đẳng thức
*Kết luận
Chứng minh x2 + y2 + z2 xy + yz + xz
 *GV gợi mở giúp HS giải
Tính chất bất đẳng thức (SGK)
TIẾT 2
Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân
Hoạt động 4: Bất đẳng thức Côsi
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
HS1: Chứng minh x + y 2
HS2 : Chứng minh xy + 1 2
*Nêu định lí (SGK)
*VD áp dụng: 
	Chứng minh (x + y)(xy + 1) 0
-GV hướng dẫn gọi 2 HS giải
-Kiểm tra các HS khác
-Nhận xét
Hoạt động 5: Các hệ quả
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
*Nêu hệ quả 1 , hệ quả 2 , hệ quả 3(SKG)
*Nêu hệ quả 1 , hệ quả 2 (SKG)
	Bất đẳngthức chứa dấu giá trị tuyệt đối
	Hoạt động 6: Phát biểu bất đẳngthức chứa dấu giá trị tuyệt đối
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Nhắc lại định nghĩa giá trị tuyệt đối và tính giá trị tuyệt đối của các số sau x = 0 ;x = -23 ; x = 
* HS vận dụng giải
* 
	 (đpcm)
Phát biểu (SGK)
VD : Chứng minh ,	 
*GV phát vấn , hướng dẫn HS chứng minh bằng cách vận dụng các tính chất đã biết.
* Phát hiện sửa chữa các sai lầm
	III. CỦNG CỐ :
	* Các tính chất của bất đẳng thức
	* Bất đẳng thức Côsi
IV. DẶN DÒ: Về nhà làm bài 1 , 2 , 3 , 4 , 5 SGK tr79
TIẾT 3
BÀI TẬP BẤT ĐẲNG THỨC
Hoạt động 1: Bài 1 tr 79
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Đại diện mỗi nhóm trả lời , các nhóm khác nhận xét: a) sai vd x = -1
sai vd x= 1
sai vd x = 0
đúng theo tính chất của bất đẳng thức
Chia lớp thành 4 nhóm
8x > 4x
4x > 8x 
8x2 > 4x2
8 +x > 4 + x
Hoạt động 2: Bài 2 tr 79
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Đại diện mỗi nhóm trả lời , các nhóm khác nhận xét, kết luận chọn C
Chia lớp thành 4 nhóm
Hoạt động 3: Bài 3 tr 79
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
*Với a , b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác ta có < a < b + c
* Dựa vào bất đẳng thức trên để chứng minh
Ta có 0 < < a (b – c)2 < a2
* Từ a) ta có b2 + c2 – a2 < 2bc
Tương tự b2 + a2 – c2 < 2ab
	 a2 + c2 – b2 < 2ac
Cộng vế với 
*Yêu cầu HS nhắc lại bất đẳng thức tam giác
a) Chứng minh (b – c)2 < a2
b)Gọi 1 HS lên bảng , các HS còn lại làm vào vở, GV gợi ý hướng dẫn HS áp dụng câu a) để làm
*Hoạt động 4: Bài 4 tr 79
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Chuyển vế nhóm hạng tử ta có
(x – y)2.(x + y) 0 ( đúng với )
Gọi 1 HS lên bảng , lớp theo dõi nhận xét
GV hướng dẫn , sửa sai
Bài 2 : BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN
Số tiết : 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
	a) KIẾN THỨC CƠ BẢN : 
	-HS nắm được các khái niệm cơ bản về bất phương trình , hệ bất phương trình một ẩn, nghiệm và tập nghiệm của bất phương trình , điều kiện của bất phương trình , giải bất phương trình.
	b) KỸ NĂNG:
	-Thành thạo các bước giải bất phương trình .
-Nắm được một số phép biến đổi bất phương trình cần dùng, các phép biến đổi tương đương trong lời giải để đưa đến các quy tắc quen thuộc ở lớp 8. 
	c) TRỌNG TÂM: 
	-Giải bất phương trình và hệ bất phương trình.
II. PHƯƠNG PHÁP : Sử dụng các phương pháp gợi mở,vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy . Qua đó học sinh tự rút ra phương pháp giải.
III. TIẾN TRÌNH :
TIẾT 1
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Khái niệm bất phương trình một ẩn
*Hoạt động 1: Tìm tất cả các giá trị của x để bất đẳng thức 
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
-Dựa vào bất đẳng thức:
-Tìm x
-Gọi 1 HS lên bảng sau khi kiểm tra kiến thức về bất đẳng thức chứa giá trị tuyệt đối.
-Cho HS nhận xét 
II. GIẢNG BÀI MỚI
*Hoạt động 2: Bất phương trình một ẩn
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
* Biến đổi x2 2x – 1
	 x2 – 2x + 1 0
 	 (x –1)2 0 ( đúng x)
* x2 –1 0 x2 16
Chọn các giá trị nguyên 
x 
Xem định nghĩa SGK
VD: a)Chứng minh x2 2x – 1 (1) với mọi x
 b)Tìm tất cả các giá trị nguyên của x để 
	x2 – 1 15 (2)
-Giới thiệu (1) và (2) là các ví dụ về bất phương trình.
-Đặt ra vấn đề về số nghiệm của bất pt (1)
-Từ số nghiệm nguyên của (2) hướng dẫn giải quyết vấn đề tìm nghiệm thực của (2)
*Hoạt động 3: Điều kiện của một bất phương trình 
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Xem định nghĩa SGK
Đặt điều kiện : 
-`Nêu các tính chất của bất đẳng thức , chú ý phép biến đổi tương đương .
-Cần biết khi giải pt nếu xuất hioện ngoại lai thì có thể thử lại để chọn nghiệm thích hợp, còn bất phương trình thì không.
Tìm điều kiện của bất phương trình 
-Hướng dẫn HS giải quyết 
-Từ các khái niệm về phương trình , hướng dẫn cho HS điều kiện có nghĩa của bất phương trình.
-Cần nhấn mạnh cho HS nắm chắc các phép biến đổi tương đương và các lưu ý về bình phương hai vế 
*Hoạt động 4: Bất phương trình chứa tham số
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
-Cho VD phương trình chứa tham số
-Mỗi HS tự cho 1 VD bất phương trình chứa tham số
- Từ đó ta đưa ra VD về bất pt chứa tham số
VD : (2m + 1)x < 3
*Hoạt động 5: Hệ bất phương trình một ẩn
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Xem định nghĩa SGK
HS1: 	3 – x x 3
HS 2:	x + 1 x –1
HS 3 vẽ trục số, giao của hai tập nghiệm trên là 
Vậy nghiệm của hệ bpt trên là -1 x 3
 VD : Giải hệ bất phương trình:
-GV hướng dẫn HS giải từng bất pt
-Gọi 2HS lên bảng giải từng bpt, các HS còn lại giải ngoài nháp theo dõi nhận xét kết quả trên bảng.
-1HS lên bảng biểu diễn trên trục số các tập nghiệm của hai bpt trên , giao hai tập nghiệm trên rồi kết luận.
Một sốphép biến đổi bất phương trình
*Hoạt động 6: Bất phương trình tương đương
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Xem định nghĩa SGK
-Phải vì có cùng tập nghiệm là Ỉ
-Không VD hai bpt ở hệ trên
-Hai bpt vô nghiệm có được gọi là tương đương không ?
-Hai bpt vô số nghiệm có được gọi là tương đương không ?
*Hoạt động 7: Phép biến đổi tương đương
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Xem SGK
VD : Giải hệ bpt 
Ta sẽ xét một số phép biến đổi tương đương thường dùng.
*Hoạt động 8: Cộng (trư)ø
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
HS Khai triển và rút gọn từng vế ta được:
 (x + 2)(2x – 1) – 2 x2 + (x – 1)(x + 3) 
2x2 + 3x – 4 2x2 + 2x – 3
 P(x) < Q(x) P(x) + F(x) < Q(x) + F(x)
VD: Giải bất phương trình :
 (x + 2)(2x – 1) – 2 x2 + (x – 1)(x + 3)
*Hoạt động 9: Nhân (chia) 
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Giải 
(x2 + x + 1)(x2 + 1) < (x2 + 2)(x2 + x) x4 + x3 + 2x2 + x + 1< x4 + x3 + 2x2 + 2x 
 x > 1
P(x)0
P(x) Q(x).F(x) nếu F(x) <0
VD: Giải bất phương trình :
*Hoạt động 10: Bình phương 
Hoạt động của Trò 
Hoạt động của Thầy
Giải:Ta có x2 + 2x + 2 = (x + 1)2 + 1 > 0,
	 x2 – 2x + 3 = (x – 1)2 + 2 > 0,
Nên bpt có nghĩa với mọi x
x2 + 2x + 2 > x2 – 2x + 3
4x > 1
x > 
Vậy nghiệm của bpt là x > 
P(x) < Q(x) P2(x) < Q2(x)
	nếu P(x) 0 , Q(x) 0 , x
VD: Giải bất phương trình :
Gọi HS lên bảng giải GV hướng dẫn, lưu ý đk có nghĩa
Chú ý : 
Nghiệm của bpt là các giá trị của x thỏa mãn điều kiện của bpt đó và là nghiệm của bpt mới sau phép biến đổi
Khi nhân (chia) hai vế của bpt P(x) < Q(x) với F(x) ta cần lưu ý đến điều kiện của F(x)
Khi giải bpt mà phải bình phương hai vế thì ta cần làm cho hai vế không âm, rồi mới bình phương.
III. CỦNG CỐ :
-Nêu các khái niệm về bất phương trình , nghiệm của bất phương trình, điều có nghĩa của bất phương trình .
-Nhắc lại các phép biến đổi tương đương.
IV. DẶN DÒ :
-về nhà làm các bài tập 1 , 2 , 3 , 4 , 5 trang 87 , 88 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoanDaiso10HKI.doc