Giáo án Đại số 10 cơ bản tiết 1: Mệnh đề

Giáo án Đại số 10 cơ bản tiết 1: Mệnh đề

CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ VÀ TẬP HỢP

§1 MỆNH ĐỀ

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

Học sinh nắm được các khái niệm: mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phủ định của mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo và hai mệnh đề tương đương.

2. Kĩ năng, kĩ xảo:

- Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và hai mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và tính đứng sai của các mệnh đề này.

- Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách: hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng, hoặc gán các kí hiệu và vào phía trước nó.

3. Thái độ, tình cảm: Giúp học sinh yêu thích môn học hơn, luôn tìm tòi kiến thức có liên quan đến bài học.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 cơ bản tiết 1: Mệnh đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết PPCT: 1
Tuần 1
CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ VÀ TẬP HỢP
§1 MỆNH ĐỀ
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được các khái niệm: mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phủ định của mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo và hai mệnh đề tương đương.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Biết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và hai mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề đã cho và tính đứng sai của các mệnh đề này.
- Biết chuyển mệnh đề chứa biến thành mệnh đề bằng cách: hoặc gán cho biến một giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng, hoặc gán các kí hiệu và vào phía trước nó.
3. Thái độ, tình cảm: Giúp học sinh yêu thích môn học hơn, luôn tìm tòi kiến thức có liên quan đến bài học.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán ĐS 10.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán ĐS 10.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số.
2. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (10’)
GV: Dán bảng phụ có ghi 4 câu:
Paris là thủ đô của nước Anh.
.
Trời đẹp quá !
Bạn đang làm gì vậy ?
Hỏi: Các em hãy xác định tính đúng sai của các câu trên?
GV: Ta gọi câu 1,2 là mệnh đề; câu 3, 4 không phải là mệnh đề. Vậy mệnh đề là gì ?
GV: Gọi 1 hs phát biểu 2 câu là mệnh đề, 1 hs phát biểu 2 câu không phải là mệnh đề.
Hoạt động 2 (15’)
GV: Gọi 1 hs xác định tính đúng sai của câu sau: “n chia hết cho 2” ?
GV: Thay thì câu trên đúng hay sai và có phải là một mệnh đề không ?
GV: Thay thì câu trên đúng hay sai và có phải là một mệnh đề không ?
GV: Câu: “n chia hết cho 2” là một mệnh đề chứa biến
GV: Xét câu: “” có phải là mệnh đề chứa biến không, vì sao ?
GV: Gọi 1 hs lên bảng giải ?3 .
Hoạt động 3 (15’)
GV: Gọi 1 hs đọc ví dụ 1.
GV: Đưa ra cách phủ định một mệnh đề là: ta them từ “không” hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề đó”.
GV: Đưa ra mệnh đề: “7 là số nguyên tố”. Gọi 1 hs đưa ra mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho.
GV: Đưa ra mệnh đề: “7 không chia hết cho 3”. Gọi 1 hs đưa ra mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho.
GV: Ta kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là . Gọi một hs trả lời, đúng khi nào và sai khi nào.
GV: Gọi 2hs lên bảng thực hiện ?4.
HS: Câu 1 sai, câu 2 đúng, câu 3 và câu 4 không xác định được đúng hay sai.
HS: Một mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.
HS: 1. 2 < 3; 2. -2 < -3.
3. Trời ơi !; 4. Bạn tên gì vậy ?
HS: không xác định được tính đúng sai của câu.
HS: Thay , ta có câu: “4 chia hết cho 2” là đúng nên nó là một mệnh đề.
Thay , ta có câu: “5 chia hết cho 2” là sai nên nó là một mệnh đề.
HS: Câu đã cho là một mệnh đề chứa biến, vì thay giá trị của n vào câu thì ta sẽ được một mệnh đề
Thay vào câu đã cho thì ta được mệnh đề “” là sai.
Thay vào câu đã cho ta được mệnh đề “” là đúng.
HS:
 ta được mệnh đề “” là sai.
 ta được mệnh đề “” là đúng.
HS: Đọc ví dụ 1.
HS: “7 không phải là số nguyên tố”.
HS: “7 chia hết cho 3”.
HS: đúng khi P sai.
 sai khi P đúng.
HS1: P là mệnh đề sai, mệnh đề phủ định của P là không phải là một số hữu tỉ” là mệnh đề đúng.
HS2: Q là mệnh đề đúng, mệnh đề phủ định của Q là “Tổng hai cạnh của một tam giác không lớn hơn cạnh thức ba” là mệnh đề sai.
HS: Câu đã cho là đúng nên nó là một mệnh đề.
HS: Mệnh đề đã cho gồm hai về, và là một câu nếuthì
3. Củng cố và dặn dò (3’)
- Yêu cầu học sinh phải lập được các mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, phủ định mệnh đề có chứa biến, cách lập mệnh đề phủ định chứa các kí hiệu .
- Nhắc nhở học sinh về nhà làm các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 9.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docT1 Mệnh đề.doc