Giáo án Đại số 10 – Nâng cao từ tuần 4 đến 6

Giáo án Đại số 10 – Nâng cao từ tuần 4 đến 6

SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ

I.Mục tiêu: Giúp học sinh

a)Kiến thức: Nhận thức được tầm quan trọng của số gần đúng , ý nghĩa của số gần đúng. Nắm được thế nào là sai số tuyệt đối, thế nào là sai số tương đối, độ chính xác của số gần đúng.

 b)Kĩ năng : Biết tính các sai số, biết cách quy tròn.

 c)Thái độ : Cẩn thận, toán học gắn liền với thực tiễn.

II.Chuẩn bị :

a) Giáo viên: Bảng phụ, thước dây.

b) Học sinh : Nghiên cứu bài trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm

 

doc 27 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 – Nâng cao từ tuần 4 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4	Ngày dạy :
Tiết PPCT : 10
SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
a)Kiến thức: Nhận thức được tầm quan trọng của số gần đúng , ý nghĩa của số gần đúng. Nắm được thế nào là sai số tuyệt đối, thế nào là sai số tương đối, độ chính xác của số gần đúng.
•	b)Kĩ năng : Biết tính các sai số, biết cách quy tròn.
•	c)Thái độ : Cẩn thận, toán học gắn liền với thực tiễn.
II.Chuẩn bị :
a) Giáo viên: Bảng phụ, thước dây.
b) Học sinh : Nghiên cứu bài trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm
III.Phương pháp:Thực tiễn, gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số lớp, ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
Các em quan sát tranh trong sách , có nhận xét gì về kết quả trên.
Gv đọc H1, hay gọi hs đọc 
Có nhận xét gì về các số liệu nói trên ?
Hoạt động 2:
Trong quá trình tính toán và đo đạc thường khi ta được kết quả gần đúng. Sự chênh lệch giữa số gần đúng và số đúng dẫn đến khái niệm sai số.
Trong sai số ta có sai số tuyệt đối và sai số tương đối.
Gọi hs đọc sai số tuyệt đối.
Vd1: = ; giả sử giá trị gần đúng a = 1,41. Tìm ?
Gv treo bảng phụ và kết luận 
 = = 0,01
Điều đó có kết luận gì ?
Nếu d thì có nhận xét gì với a ?
Số d như thế nào để độ lệch của và a càng ít ?
Vd2: Kết quả đo chiều cao một ngôi nhà được ghi là 15,5m 0,1m có nghĩa như thế nào ?
Trong hai phép đo ở H2 và ví dụ trên, phép đo nào có độ chính xác cao hơn ?
Thoạt nhìn, ta thấy dường như phép đo chiều cao ngôi nhà có độ chính xác cao hơn phép đo chiều cao cây cầu.
Để so sánh độ chính xác của hai phép đo đạc hay tính toán, người ta đưa ra khái niệm sai số tương đối.
Từ định nghĩa sai số tương đối ta có nhận xét gì về độ chính xác của phép đo ?
Lưu ý: Ta thường viết sai số tương đối dưới dạng phần trăm.
Trở lại vấn đề đã nêu ở trên hãy tính sai số tương đối của các phép đo và so sánh độ chính xác của phép đo.
Hoạt động 3:
Đặt vấn đề về số quy tròn và nêu cách quy tròn của một số gần đúng đến một hàng nào đó. Dựa vào cách quy tròn hãy quy tròn các số sau. Tính sai số tuyệt đối
a, 542,34 đến hàng chục
b, 2007,456 đến hàng phần trăm
Cho học sinh làm nhóm trên bảng phụ. Chọn đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
Gv nhận xét cho điểm tốt từng nhóm.
Qua hai bài tập trên có nhận xét gì về sai số tuyệt đối ?
Gv treo bảng phụ ghi chú ý ở Sgk và giảng.
1.Số gần đúng
Trong thực tế, hầu hết những giá trị mà ta biết được đều không chính xác. Những giá trị đó được gọi là những số gần đúng.
2. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối
 a) Sai số tuyệt đối
Giả sử là giá trị đúng của một đại lượng và a là giá trị gần đúng của .Giá trị phản ánh mức độ sai lệch giữa và a.Ta gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a và kí hiệu ,Tức là : 
Trên thực tế, nhiều khi ta không biết nên không thể tính được chính xác , mà ta có thể đánh giá không vượt quá một số dương d nào đó.
Nếu d thì Khi đó ta qui ước viết : = a d
 d càng nhỏ thì độ sai lệch của số gần đúng a với số đúng càng ít. Khi đó ta gọi số d là độ chính xác của số gần đúng.
b) Sai số tương đối 
 Sai số tương đối của số gần đúng a, kí hiệu là là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và , tức là 
 = 
Nếu = a d
thì d . Do đó 
Lưu ý: càng bé thì độ chính xác của phép đo càng cao.
3.Số quy tròn
Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn nhỏ hơn 5 thì ta chỉ việc thay thế chữ số đó và các chữ số bên phải nó bởi 0
Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn lớn hơn hay bằng 5 thì ta thay thế chữ số đó và các chữ số bên phải nó bởi 0 và cộng thêm một đơn vị vào chữ số ở hàng quy tròn.
Nhận xét: (Sgk)
Chú ý: (Sgk)
4. Củng cố và luyện tập:
1.Hãy so sánh độ chính xác của các phép đo sau
a) c = 324m 2m	b) c’ = 512m 4m	c) c” = 17,2m0,3m
2. Hãy quy tròn số 273,4547 và tính sai số tuyệt đối
a) đến hàng chục	b) đến hàng phần chục	c) đến hàng phần trăm.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
Về xem lại các ví dụ cho nắm vững hơn kiến thức
 Chuẩn bị bài mới : Số gần đúng và sai số (phần còn lại)
V.Rút kinh nghiệm
Chương trình SGK :	
Học sinh : 	
Giáo Viên : + Nội dung :	
 + Phương pháp :	
 + Tổ chức : 	
Tuần : 4	Ngày dạy :
Tiết PPCT :11
SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ ( tiếp theo )
 1.Mục tiêu : Giúp học sinh :
 	a) Kiến thức :
Ÿ Nắm được thế nào là chữ số chắc của số gần đúng
Ÿ Biết được dạng chuẩn của số gần đúng
Ÿ Biết ký hiệu khoa học của một số thập phân
b) Kỹ năng : 
Ÿ Biết cách xác định chữ số chắc của một số gần đúng 
Ÿ Biết dùng ký hiệu khoa học để ghi những số rất lớn và rất bé
Ÿ Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số gần đúng
c) Thái độ : Cẩn thận , chính xác
2.Chuẩn bị
a) Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính bỏ túi.
b) Học sinh Chuẩn bị các câu hỏi ở nhà,máy tính bỏ túi 
3.Phương pháp: Gợi mở , vấn đáp đan xen hoạt động nhóm 
4.Tiến trình:
4.1Ổn định tổ chức:
4.2Kiểm tra bài cũ: Sai số tuyệt đối là gì ?? Sai số tương đối là gì ??
4.3Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
1/ Cho số a = 13,4379
 Viết số qui tròn của a đến hàng phần trăm, hàng phần chục ?
Hs :
-Chữ số ở hàng qui tròn là 3 , chữ số ngay sau đó là 7 ,nên số qui tròn đến hàng phần trăm là 13,44.
- Làm tương tự chữ số qui tròn đến hàng phần chục là 13,4
2/ Cho học sinh giải BT44(GV gọi 2 HS lên bảng)
Hs : Ta có 
6,3 - 0,1 6,3 + 0,1
10 - 0,2 10 + 0,2
15 - 0,2 15 + 0,2
 Suy ra :
31,3- 0,5 31,3 + 0,5
Hay 31,3- 0,5 31,3 + 0,5
Tức là p = 31,3 cm 0,5 cm
Hoạt động 2 :
- GV giới thiệu chữ số chắc
- Cho HS nghiên cứu ví dụ 5 ở SGK.
Hỏi : Ở ví dụ 5 hãy cho biết độ chính xác d ? Từ đó chỉ ra chữ số nào là chắc , chữ số nào không chắc ?
Hs :
 -Nửa đơn vị của hàng chứa chữ số 9 là 500 < d 9 là chữ số chắc.
 Các chữ số 1 , 3 , 7 cũng là chữ số chắc .
 -Nửa đơn vị của hàng chứa chữ số 4 là 50 < d Chữ số 4 là không chắc. Các chữ số 4 , 2 , 5 là các chữ số không chắc .
GV : Từ ví dụ trên các em rút ra nhận xét gì 
- Các chữ số đứng bên trái chữ số chắc là chữ số chắc , còn các chữ số đứng bên phải chữ số không chắc là chữ số không chắc .
Hoạt động 3 :
Trong cách viết số gần đúng ta còn có cách viết khác của số gần đúng đó là cách viết dưới dạng chuẩn của số gần đúng , cách viết này cũng giúp ta biết được độ chính xác của nó .GV giới thiệu dạng chuẩn của số gần đúng .
- GV giới thiệu ví dụ 6 : Cho số gần đúng với các chữ số đều chắc. Hãy tìm độ chính xác của nó?
HS: Hàng thấp nhất có chữ số chắc 6 là hàng phần nghìn độ chính xác d là . 
Do vậy số được viết lại là :
2,236 - 0,0005 
Hoạt động 4: 
GV chuyển mạch giới thiệu ký hiệu khoa học của một số .
Hỏi : Ký hiệu khoa học của một số có ứng dụng gì ?
GV giới thiệu ví dụ 8.
 Hoạt động 5: 
 - GV phân nhóm cho HS làm BT 47, 48 .
 - Hs hoạt động nhóm :
BT 47:Một năm ánh sáng đi được trong chân không là:
300000 . 365 . 24 .60 . 60 = 3 . 105 . 365 . 24 . 60 . 60 =9,4808 . 1012 ( km)
BT48:
1,496 . 108 km = 1,496 . 1011 km
1500 m /s = 1,5 . 104 m/s
Thời gian trạm vũ trụ đi được một đơn vị thiên văn là :
4.Chữ số chắc và cách viết chuẩn của số gần đúng
a) Chữ số chắc 
 Cho số gần đúng a của với độ chính xác d. Trong số a, một chữ số được gọi là chữ số chắc (hay đáng tin) nếu d không vượt quá nữa đơn vị của hàng có chữ số đó.
Nhận xét :
Các chữ số đứng bên trái chữ số chắc là chữ số chắc , còn các chữ số đứng bên phải chữ số không chắc là chữ số không chắc
b) Dạng chuẩn của số gần đúng :
* Nếu số gần đúng là số thập phân không nguyên thì dạng chuẩn là dạng mà mọi chữ số của nó đều là chữ số chắc .
- Lưu ý : Trong trường hợp này độ chính xác d bằng nửa đơn vị của hàng thấp nhất có chữ số chắc .
* Chú ý : SGK
5. Ký hiệu khoa học của một số :
-Số thập phân được viết dưới dạng .10n được gọi là ký hiệu khoa học của số đó .
* Ta thường dùng ký hiệu khoa học để viết những số rất lớn và rất bé .
4.4 Củng cố và luyện tập:
Cho HS nhắc lại chữ số chắc và cách viết chuẩn của số gần đúng
	- Cách viết số gần đúng dưới dạng ký hiệu khoa học
	- Trong các kết luận sau , kết luận nào đúng ?
 a/ Ký hiệu khoa học của số 1426356 là :
A. 1426,356 .103 B. 142,6356 .104 C. 14,26356 .105 D. 1,426356 .106
 b/ Ký hiệu khoa học của số - 0,000567 là :
A. - 567 . 10-6 B. - 56,7 . 10-5 C. - 5,67 . 10- 4 D. - 0, 567 . 10-3
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
Về xem lại các ví dụ cho nắm vững hơn kiến thức
 Về làm bài tập 43,45,46,49 sgk trang29
V.Rút kinh nghiệm
Chương trình SGK :	
Học sinh : 	
Giáo Viên : + Nội dung :	
 + Phương pháp :	
 + Tổ chức : 	
Tuần : 4	Ngày dạy : 
Tiết PPCT : 12
THỰC HÀNH SỬ DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY: 
 Về Kiến thức: 
 - Giúp học sinh nắm được thế nào số gần đúng , sai số .số quy tròn . Độ chính xác của số gần đúng .
 Về kiû năng : 
 - Viết được số quy tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước .
 - Biết sử dụng máy tín bỏ túi để tính toán với các số gần đúng .
 Về thái độ :
 - Cẩn thận , chính xác khi sử dụng các kí hiệu toán học 
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
 - Giáo viên: Soạn bài,thước thẳng,tài liệu dạy học.Máy tính Fx 500MS
 -Học sinh: Thuộc bài cũ, soạn bài mới ,dụng cụ học tập ,vở, máy tính ,bảng phụ của các nhóm . 
III . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Phương pháp vấn đáp _ gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
 IV. TIẾN TRÌNH : 
1. Ổn định lớp : 
 Ổn định trật tự lớp , kiểm diện sỉ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1 : Dùng máy tính bỏ túi , hãy tìm khi làm tròn đến 
 a) 5 chữ số thập phân .
 b) ... .
2/ Đồ thị của hàm số chẵn, lẻ: 
Định lý :
- Đồ thị của hs chẵn nhận trục tung làm trục đx. Đồ thị của hs lẻ nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
4. Củng cố và luyện tập : Xét tính chẳn lẻ của các hàm số : 
a)y = 2x2 -2,	b) y= , 	c)y = 
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Học bài. Nắm kỹ kiến thức, làm các bài tập 4,5 SGK/ 30 . Xem trước phép tịnh tiến đồ thị song song trục toạ độ.
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
Chương trình SGK :	
Học sinh : 	
Giáo Viên : + Nội dung :	
 + Phương pháp :	
 + Tổ chức : 	
Tuần 6
Tiết PPCT : 17	Ngày dạy:
ĐẠI CƯƠNG VỀ HÀM SỐ
I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức : Chính xác hoá khái niệm hàm số và đồ thị hàm số mà học sinh đã học.Nắm vững khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng, khái niệm hàm số chẵn, hàm số lẻ. Sự thể hiện các tính chất chẵn lẻ, sự biến thiên của hàm số qua đồ thị .
Hiểu phương pháp chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên một khoảng : dùng định nghĩa hoặc lập tỷ số E = ( tỉ số biến thiên).
Hiểu được các phép tịnh tiến đồ thị song song với trục toạ độ.
2. Về kỹ năng : Rèn kỹ năng tìm TXĐ, tìm giá trị hàm số tại một điểm cho trước. Tìm điều kiện để 1 điểm thuộc đồ thị, Xét tính biến thiên của hàm số trên một khoảng bằng cách xét dấu tỉ số biến thiên. Biết xét tính chẵn lẻ của hàm số bằng định nghĩa.
Biết cách tìm hàm số có đồ thị (G’) với (G’) là tịnh tiến của (G) bởi phép tịnh tiến song song trục toạ độ. Dùng đồ thị hàm số để tìm giá trị hàm số tại một x cho trước và ngược lại.Tìm x để hàm số nhận một giá trị cho trước.
Nhận biết được sự biến thiên và biết lập bảng biến thiên của hàm số thông qua đồ thị.
Bước đầu nhận biết một vài tính của hàm số như : giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số (nếu có) dấu của hàm số tại một điểm hoặc trên một khoảng.
Nhận biết được tính chẵn, lẻ của hàm số qua đồ thị. 
3. Về thái độ : Rèn cho học sinh tính ham hiểu biết, tìm tòi, tính tỉ mỉ khi vẽ đồ thị hàm số . Hiểu được ý nghĩa của hàm số và đồ thị trong đời sống thực tế. 
II. CHUẨN BỊ : 
 ² Giáo viên : 1 số VD bổ sung về hàm số , hình vẽ đồ thị hsố chẵn, lẻ, tăng, giảm. 
 ² Học sinh : Dụng cụ học tập. Ôn tập khái niệm hàm số, đồ thị hàm số ở cấp 2.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thuyết trình nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Oån định lớp : ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ : Thay bằng việc giới thiệu nội dung chương 2.
 3. Giảng bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động1 : Tịnh tiến một điểm.
_ Học sinh thực hành (H7)
 M1(
_ Cho HS hoạt động theo nhóm , sau đó đại diện lên bảng.
. GV nhận xét, trả lời , đánh giá.
. Xem thí dụ 6/SGK/43
Hoạt động 2 : Tịnh tiến một đồ thị
. GV: sử dụng đồ dùng dạy học trực quan : bảng phụ hình ảnh tịnh tiến đồ thị.
. Sử dụng đồ dùng dạy học : Tịnh tiến lên , xuống, sang trái , sang phải và đặt câu hỏi.
. Nếu (G) là đồ thị của hàm số y = f(x) thì (G1) có là đồ thị của một hàm số không ?
Nếu có thì (G2) là đồ thị của hàm số nào ?
. Giáo viên cho HS phát biểu định lý SGK/43.
Hoạt động 3 :
. GV cho HS hoạt động nhóm theo HĐ8.
_ Cho đại diện HS trả lời, giải thích (A) (đúng)
_ GV: kết luận_ tổng kết.
Xem thí dụ 7 /SGK/4
 Cả lớp cùng làm HĐ8.
. GV nhận xét, đánh giá kết quả 
IV. SƠ LƯỢC VỀ TỊNH TIẾN ĐỒ THỊ SONG SONG VỚI TRỤC TOẠ ĐỘ
a/. Tịnh tiến một điểm.. 
Cho với k > 0 . Dịch chuyển M0 : 
_ Lên trên hoặc xuống dưới ( theo phương hướng trục tung) k đơn vị.
. Sang trái hoặc sang phải ( theo trục hoành) k đơn vị 
Ta gọi là tịnh tiến điểm M0 song song với trục toạ độ 
b/ Tịnh tiến một đồ thị .
Định lý : Cho (G) : y = f(x) ; p, q là 2 số dương.
1/. Tịnh tiến (G) lên trên q đơn vị thì được đồ thị hàm số : y = f(x) + q 
2/. Tịnh tiến (G) xuống dưới q đơn vị thì được đồ thị hàm số : y = f(x) - q 
3/. Tịnh tiến (G) sang trái p đơn vị thì được đồ thị hàm số : y = f(x + p) 
4/. Tịnh tiến (G) sang phải p đơn vị thì được đồ thị hàm số : y = f(x -p) 
y
1
2
3
1
O
x
-3
-1
4. Củng cố và luyện tập : 
 Câu hỏi: 1). A) Phát biểu định lý về đồ thị của hàm số chẵn , hàm số lẻ.
 B) Phát biểu điều kiện khảo sát sự đồng biến hay nghịch biến của hàm số trên một khoảng ( nửa khoảng hay đoạn) trong tập xác định của nó.
 2). Cho hàm số . Hàm số giảm trên khoảng :
A. (1; +¥) B. (-¥ ;1) C.(- ¥ ;-1) D. (-¥;-1)
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Làm bài tập 1 , 2 , 3 ,4 , 5 , 6 / SGK/ 44_45. 
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
Chương trình SGK :	
Học sinh : 	
Giáo Viên : + Nội dung :	
 + Phương pháp :	
 + Tổ chức : 	
Tuần 6
Tiết PPCT : 18	Ngày dạy:
ĐẠI CƯƠNG VỀ HÀM SỐ
I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức : Củng cố các kiến thức về hàm số : TXĐ; đồ thị hàm số; hàm số tăng, giảm trên K ; hàm số chẵn, lẻ, các phương pháp tịnh tiến đồ thị theo phương trục Ox; Oy.
2. Về kỹ năng : Rèn kỹ năng tìm TXĐ, xét tính chẵn lẻ. Xét tính tăng giảm của hàm số trên K bằng tỉ số biến thiên và lập BBT của nó; thực hiện tịnh tiến đò thị. Rèn kỹ năng tính toán chính xác. Xác định mối quan hệ giữa 2 hàm số cho bởi biểu thức khi biết đồ thị của hàm số này là do tịnh tiến song song với trục toạ độ của đồ thị hàm số kia . 
3. Về thái độ : Rèn cho học sinh tính ham hiểu biết, tính cẩn thận, tính tỉ mỉ khi vẽ đồ thị. 
II. CHUẨN BỊ : ² Giáo viên : Các tình huống bài tập. Bảng phụ, phiếu học tập.
 ² Học sinh : Dụng cụ học tập. Làm bài tập ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Oån định lớp : ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số,vệ sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi : 1/. Nêu phương pháp xét tính tăng, giảm của hàm số y = f(x) trên (a; b)
2/. Nêu phương pháp xét tính chẵn lẻ hàm số y = f(x) xác định trên D.
Đáp án và biểu điểm : 1/. (4đ)
+ Nếu E > 0 : f tăng trên (a; b) (2đ). Nếu E < 0 : f giảm trên (a; b) (2đ).
2/. Hàm số y = f(x) là chẵn và f(-x)= f(x) (4,5đ). 
 Hàm số y = f(x) là lẻ và f(-x)= - f(x) (4,5đ).
3. Giảng bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài dạy
* Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng giải bài 1/44
Cả lớp theo dõi, giáo viên chỉ định 1 học sinh nhận xét bài giải. 
Giáo viên nhấn mạnh điều kiện xác định của hàm số có chứa căn hoặc ẩn dưới mẫu số, chú ý giao các điều kiện.
* Giáo viên gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất đồ thị của hàm số tăng hoặc giảm từ đó nhìn đồ thị lập BBT của hàm số. 
* Hoạt động nhóm : chia 1 bàn là 1 nhóm thảo luận giải bài tập 4b/45 
Giáo viên gọi nhóm nhanh nhất lên trình bày bài giải; các nhóm khác có ý kiến; giáo viên tóm tắt phương pháp giải.
 Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng giải 4c/45 và gọi 1 học sinh khác nhận xét bài giải 
Giáo viên lưu ý cách sử dụng tính chất : 
X1 ; x2 để xét dấu E 
* Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu a/ và b/. Bài tập 5/45. Cả lớp theo dõi ; giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét kết quả và nhắc lại định nghĩa hàm số chẵn, hàm số lẻ. 
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng giải b5c/45 và gọi 1 học sinh khác nhận xét bài giải 
Gọi 1 học sinh lên bảng ghi lại định lí về phép tịnh tiến đồ thị. 
* Hoạt động nhóm : chia 1 bàn là 1 nhóm thảo luận giải bài tập b6/45 
Giáo viên chỉ định 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Gọi các nhóm khác nhận xét kết quả.
* Giáo viên hướng dẫn giải B12/46 tương tự B4/45, gọi 1 học sinh phát biểu kết quả.
* Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng vẽ BBT của hàm số B13/46, Cả lớp theo dõi ; giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét kết quả. 
* Giáo viên gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi B14/46.
* Hoạt động nhóm : chia 2 bàn là 1 nhóm thảo luận giải bài tập 15/46 
Giáo viên chỉ định 1 nhóm lên bảng giải, cả lớp theo dõi, giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét kết quả. Giáo viên tóm tắt phương pháp giải, nhấn mạnh phương tịnh tiến và chiều tịnh tiến tuỳ theo đặc điểm của hàm số : Lưu ý dấu đứng trước p, q : y = f(x) q ; y = f(x p ).
* Hoạt động nhóm : chia 1 bàn là 1 nhóm thảo luận giải bài tập b16/46 
Giáo viên gọi nhóm nhanh nhất lên trình bày bài giải; các nhóm khác có ý kiến; giáo viên tóm tắt phương pháp giải.
B1/44 : 
a/. D = 
b/. D = 
c/. [1 ; 2) 
d/. đk : x + 2 0 và x + 1 > 0
B3/44 : BBT: 
x
- 	 - 2	0	 + 
f(x)
+ 	3
	 -1 	 - 
B4b/45 : Xét tính biến thiên của hàm số : 
 y= - 2x2 + 4x + 1 trên 
 = = - 2(x1 + x2 – 2)
 x1 ; x2 nên : x1> 1 và x2 > 1 
 x1 + x2 – 2 > 0 > 0
Vậy hàm số đồng biến trên 
4c/45. E = < 0 nên hàm số nghịch biến trên 
B5/45 : 
a/. Hàm số chẵn b/. Hàm số lẻ 
c/. Lẻ 	d/. Chẵn 
B6/ 45 : (d) : y = 0,5.x. Tịnh tiến (d)
a/. Lên trên 3 đơn vị ta có đồ thị hàm số : 
y = 0,5.x +3 
b/. Xuống dưới 1 đơn vị ta có đồ thị hàm số :
y = 0,5.x - 1
c/. Sang phải 2 đơn vị ta có đồ thị hàm số : 
y = 0,5.(x – 2) = 0,5.x – 1 
d/. /. Sang trái 6 đơn vị ta có đồ thị hàm số : 
y = 0,5.(x + 6) = 0,5.x + 3
B12 /46 :
a/. y = nghịch biến trong các khoảng 
b/. y = x2 - 6x + 5 nghịch biến trong khoảng 
c/. y = x2005 + 1 đồng biến trên 
B13/46 
x
- 	0	 + 
y= 
0	 + 
	 - 	 0 
 B14 /46 : 
Nếu một hàm số chẵn hoặc lẻ thì TXĐ của nó là tập đối xứng, vì TXĐ của hàm số y = là không đối xứng nên hàm số không chẵn không lẻ. 
B15/46 : 
(d) : y = 2x = f(x) ; (d’) : y = 2x – 3 
a/. y = 2x – 3 = f(x) - 3 nên (d’) là tịnh tiến của (d) xuống dưới 3 đơn vị. 
 b/. y = 2x – 3 = 2(x – 1,5) = f(x – 1,5) nên (d’) là tịnh tiến của (d) sang phải 1,5 đơn vị. 
4. Củng cố và luyện tập : : Nêu phương pháp tìm TXĐ, phương pháp xét tính tăng giảm trên (a; b) và phương pháp xét tính chẵn lẻ của hàm số. Nêu 4 phép tịnh tiến đồ thị song song với trục toạ độ. 
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Xem lại các bài tập đã giải. Làm các bài tập còn lại và BTBS. Chuẩn bị bài hàm số bậc nhất. 
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
Chương trình SGK :	
Học sinh : 	
Giáo Viên : + Nội dung :	
 + Phương pháp :	
 + Tổ chức : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An DS 10NC tt tuan 46.doc