CHƯƠNG V: THỐNG KÊ
Tiết 66 : MỘT VÀI KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Khái niệm thống kê, ý nghĩa và tầm quan trọng của thống kê trong hoạt động thực tiễn, trong học vẫn phổ thông.
- Năm vững các khái niệm: mẫu số liệu, đơn vị điều tra, dấu hiệu, kích thước mẫu, giá trị mẫu, điều tra mẫu.
2.Về kĩ năng
- Đọc và hiểu được các thông tin từ một mẫu số liệu thông kê
- Lập dược các mẫu số liệu thống kê đơn giản.
3.Về tư duy
- Hiểu được các yếu tố trong một mẫu số liệu, cách thức lập một mẫu số liệu.
- Biết tư duy thêm về: Dấu hiệu định tính, dấu hiệu định lượng, điều tra toàn bộ và điều tra mẫu, mẫu ngẫu nhiên.
Ngày sọan: 15/3/2007 Ngày giảng: 18/3/2008 Chương V: Thống kê Tiết 66 : một vài khái niệm mở đầu I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Khái niệm thống kê, ý nghĩa và tầm quan trọng của thống kê trong hoạt động thực tiễn, trong học vẫn phổ thông. - Năm vững các khái niệm: mẫu số liệu, đơn vị điều tra, dấu hiệu, kích thước mẫu, giá trị mẫu, điều tra mẫu. 2.Về kĩ năng - Đọc và hiểu được các thông tin từ một mẫu số liệu thông kê - Lập dược các mẫu số liệu thống kê đơn giản. 3.Về tư duy - Hiểu được các yếu tố trong một mẫu số liệu, cách thức lập một mẫu số liệu. - Biết tư duy thêm về: Dấu hiệu định tính, dấu hiệu định lượng, điều tra toàn bộ và điều tra mẫu, mẫu ngẫu nhiên. 4. Về thái độ - Nghiêm túc, chính xác trong các hoạt động thực hành lập và đọc một mẫu số liệu. - Nắm bắt kiết thức để ứng dụng lập, đọc mẫu số liệu. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học 1. Thực tiễn HS phần nào đã nắm được, đọc được những bảng thống kê đơn giản nếu trên bảng ghi rõ ràng các mục tương ứng. 2. Phương tiện Chuẩn bị một số mẫu số liệu thống kê. Chuẩn bị một số hoạt động thống kê để HS thực hành. 3. Gợi ý về PPDH Hướng dẫn tìm hiểu mẫu thống kê, các yếu tố trong mẫu số liệu qua một bảng mẫu số liệu Hướng dẫn thực hành, chia nhóm thực hành lập mẫu số liệu thống kê, và đọc mẫu số liệu thống kê. III. Tiến trình bài học và các hoạt động A. Các tình huống học tập Tình huống 1 : GV nêu vẫn đề bằng 3 bảng thống kê ( 2 bảng GV chuẩn bị và 1 bảng trong SGK) GQVĐ thông qua 3 HĐ HĐ 1: Gọi HS đọc các số liệu trên 3 bảng và nêu ý nghĩa, thông tin nhận được từ từng bảng. HĐ 2: Hình thành khái niệm thống kê, mẫu số liệu thống kê, tên gọi các yếu tố trong bảng mẫu số liệu qua bảng mẫu số liệu thống kê ở SGK. HĐ 3: Thực hành đọc 2 mẫu thống kê còn lại và GV đưa ra: dấu hiệu, đơn vị điều tra kích thước mẫu, các gí trị Tình huống 2: GV nêu vấn đề về điều tra toàn bộ và điều tra mẫu GQVĐ thông qua các HĐ HĐ 4: Cho biết bảng điều tra toàn bộ, bảng điều tra mẫu trong các bảng trên (hoặc ở BT 1) HĐ 5: H1 ở SGK. HĐ 6: Chia 3 nhóm: 2 nhóm giải bài tập 1; BT 2 ở SGK; nhóm 3 : Lập một mẫu thống kê đơn giản ( GV HD) HĐ 7: Giáo viên giới thiệu thêm ( Phần bổ sung kiến thức ở SGV) B. Tiến trình bài học GV giới thiệu chương V và bài 1 Hoạt động 1: Đọc các thông tin, số liệu trên 3 bảng: Bảng 1: Điều tra số học sinh trong các năm của 50 HS lớp 10 A năm học 06-07 Sinh năm Số HS 1991 31 1990 8 1989 7 1988 4 Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra 45 phút chương IV môn đại số của 50 HS lớp 10 A Điểm Số HS Giỏi 10 Khá 20 TB 13 Yếu 5 Kém 2 Bảng 3: SGK Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nghe hiểu nhiệm vụ quan sát từng bảng - Đọc thông tin trên bảng, nêu ý nghĩa từng bảng, cho biết thông tin số liệu gì? * Giao nhiệm vụ cho HS. * Gọi 3 HS đọc các số liệu trên 3 bảng, các thông tin mà các bảng số liệu đó cho biết? ( số liệu gì). * Các bảng đó gọi trung là các bảng thống 2. Bài mới Hoạt động 2: Giảng khái niệm thống kê, mẫu số liệu và tên gọi các yếu tố trong bảng mẫu số liệu ở bảng ở bảng 3. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nắm khái niệm thống kê, mẫu số liệu, các yếu tố qua bảng mẫu số liệu SGK: Dờu hiệu, đơn vị điều tra, kích thước mẫu, các giá trị * Khái niệm thống kê * Mẫu số liệu: - VD bảng SGK - Phân tích tên gọi các yếu tố trong bảng mẫu số liệu sách giáo khoa Hoạt động 3: Thực hành đọc mẫu số liệu Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nắm được yêu cầu và nhiệm vụ - Thực hành đọc:) + Bảng 1: - Dấu hiệu, số HS các năm - Đơn vị điều tra (năm sinh) - Các giá trị mẫu: 31; 8; 7; 4. - Kích thước mẫu: 4 + Bảng 2: - Dấu hiệu: Kết quả kiểm tra - Đơn vị điều tra: Loại điểm - Các giá trị mẫu: 10; 20; 13; 5; 2. - Kích thước mẫu: 5 * Nêu yêu cầu: Chỉ ra dấu hiệu, đơn vị điều tra, kích thước, các mẫu giá trị mẫu trong từng bảng. * Gọi 2 HS lên thực hiện. * Chỉnh sửa nếu học sinh đọc sai Hoạt động 4: - Giảng khái niệm điều tra toàn bộ, điều tra mẫu - Kiểm tra nhận biết qua các bảng Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên * Nắm khái niệm. Phân loại: Bảng 1 + Bảng 2: Điều tra toàn bộ Bảng 3: Điều tra mẫu * Nêu khái niệm * Kiểm tra: Phân loại bảng điều tra toàn bộ, bảng điều tra mẫu từ 3 bảng trên. * Lưu ý HS việc thực hiện Hoạt động 5: H1 ở SGK Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Đọc kỹ yêu cầu - Trả lời: Không vì đơn vị điều tra phá huỷ * GV nêu yêu cầu ở H1 (SGK) * Gọi một học sinh trả lời và giải thích kết quả * Phân tích lý do Hoạt động 6: Chia 3 nhóm, phát phiếu học tập, thực hành Nhóm 1: Giải bài tập 1 SGK Nhóm 2: Giải bài tập 2 SGK Nhóm 3: Lập mẫu số liệu thống kê chiều cao của 10 bạn trong nhóm Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - HS nắm vững nhiệm vụ và yêu cầu. - Thực hành. * Nhóm 1 a) Dấu hiệu: Số con trong một gia đình Đơn vị điều tra: một gia đình ở huyện A. kích thước mẫu: 80. b) Có 8 giá trị khác nhau trong mẫu số liệu đó là: 0; 1; 2; 3; 4; 4; 5; 6; 7. * Nhóm 2: ( BT2): Dấu hiệu: số điện năng tiêu thụ trong một tháng của một gia đình Kích thước mẫu: 30; đơn vị Điều tra: 1 gia đình ở phố A: b) Có 18 giá trị khác nhau trong mẫu: 40; 42; 45; 50; 53; 57; 59; 65; 70; 75; 84; 85; 90; 100; 133; 141; 150; 165. * Chia nhóm, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu thực hành. * Kiểm tra kết quả ( yêu cầu từng nhóm trình bầy kết quả). * Nhật xét chỉnh sửa. Cho học sinh ghi nhật kết qủa. Nhóm 3: Trình bầy lập mẫu ( HS trình bầy). Hoạt động 7: GV giới thiệu thêm phần bổ sung kiến thức ở SGV Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên * Nghe, nắm bắt và hiểu thêm kiến thức` bổ sung. * Tự tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các nội dung đó. * Giơí thiệu về dấu hiệu định lượng, dấu hiệu định tính, mẫu ngẫu nhiên qua mô tả, ví dụ ở SGK. 3. Củng cố toàn bài Mẫu số liệu thống kê phải thể hiện được các nội dung thông tin gì. Đọc một mẫu số liệu thống kê phải hiểu được: Đối tượng, đơn vị điều tra, kích thước mẫu, giá trị mẫu, mẫu điều tra toàn bộ hay điều tra mẫu. 4. Bài tập về nhà: BT1: Lập 1 số mẫu thống kê đơn giản ( Hướng dẫn, gợi ý). BT2: Từ bài tập trang 161 SGK. Hãy thống kê: Số gia đình không có con. Số gia đình có 1 con Số gia đình có 2 con Số gia đình có 3 con Số gia đình có 4 con Số gia đình có 5 con Số gia đình có 6 con
Tài liệu đính kèm: