Giáo án Đại số 10 NC tiết 68: Trình bày một mẫu số liệu

Giáo án Đại số 10 NC tiết 68: Trình bày một mẫu số liệu

Tiết soạn: 68

TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU

I, MỤC TIÊU:

1, Về kiến thức: Giúp cho học sinh nắm được

+ Khái niệm về tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất.

+ Cách tìm tần số, tần suất của một bảng số liệu thống kê.

2, Về kỹ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng nhận tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất.

+ Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.

+ Kĩ năng dự báo các tiêu chí, thông qua số liệu thống kê.

 

doc 3 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 NC tiết 68: Trình bày một mẫu số liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày sọan: 21/3 Ngày giảng: 25/03/2008
Tiết soạn: 68
Trình bày một mẫu số liệu
I, Mục tiêu:
1, Về kiến thức: Giúp cho học sinh nắm được
+ Khái niệm về tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất.
+ Cách tìm tần số, tần suất của một bảng số liệu thống kê.
2, Về kỹ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng nhận tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất.
+ Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
+ Kĩ năng dự báo các tiêu chí, thông qua số liệu thống kê.	
3, Về tư duy:
- Phát triển khả năng tư duy trong quá trình giải biện luận phương trình .
4, Về thái độ:- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong các hoạt động.
	+ Thông qua khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu học sinh liên hệ với thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê.
	+ Hiểu rx hơn vai trò của thống kê trong đời sống.
- Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, làm việc khoa học.
II, Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1, Thực tiễn: Học sinh đã học phương pháp thống kê ở lớp dưới. 
2, Phương tiện:
	- Thầy: GA, SGK, thước kẻ, các bảng phụ, bút dạ, máy chiếu.
	- Trò : Kiến thức cũ liên quan, SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
3, Phương pháp:- Đàm thoại gợi mở thông qua các ví dụ, hoạt động.
III, Tiến trình bài dạy và các hoạt động.
A. Đặt vấn đề (15’)
Câu hỏi 1: Em hãy thống kê điểm các môn học của mình trong 10 tuần đầu học kì 1.
Câu hỏi 2: Em hãy xác định xem điểm nào xuất hiện nhiều nhất, tính tỉ lệ phần trăm mỗi điểm số xuất hiện.
Câu hỏi 3: Em hãy tự là một điều tra nhỏ và cho biết mẫu số liệu và kích thước mẫu.
B. Bài mới
Hoạt động 1,
Thống kê là gì?
GV: Nêu một ví dụ về thống kê:
+ Thống kê dân số của một địa phương.
+ Thống kê kết quả học tập của 1 học sinh.
+ Thống kê tăng trưởng kinh tế của một đơn vị sản xuất.
Hoạt động 2
GV: Chiếu bảng 1 sau đó nêu các câu hỏi
H1: Dấu hiệu điều tra ở đây là gì?
H2: Đơn vị điều tra ở đây là gì?
GV: Nêu khái niệm kích thước mẫu
Một tập con hữu hạn các đơn vị điều tra được gọi là một mẫu. Số phần tử của một mẫu được gọi là một kích thước mẫu. Dãy các giá trị của dấu hiệu thu được trên mẫu được gọi là một mẫu số liệu.
H3: Nêu kích thước mẫu trong ví dụ trên.
+ Nếu thực hiện điều tra trên một đơn vị điều tra thì đó là điều tra toàn bộ.
+ Nếu thực hiện điều tra trên một mẫu đó là điều tra mẫu.
Thực hiện 
HĐ của GV
HĐ của HS
Câu hỏi 1
Một nhà máy thường sản xuất số lượng nhiều hay ít?
Câu hỏi 2
Có thể điều tra trên toàn bộ được hay không?
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
Thường là nhiều và không thể đếm thủ công được
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
không thể điều tra toàn bộ được
GV Nêu khả năng điều tra:
Chỉ điều tra mẫu
Hoạt động 3: Tóm tắt bài học ( ’) 
Thống kê là khoa học về các phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày , phân tích sử lí số liệu.
Một tập con hữu hạn các đơn vị điều tra được gọi là một mẫu. Số phần tử của một mẫu được gọi là một kích thước mẫu. Dãy các giá trị của dấu hiệu thu được trên mẫu được gọi là một mẫu số liệu.
Hoạt động4: Củng cố toàn bài
Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Khi điều tra dân số một cán bộ điều tra đưa ra kết luận
Kết quả điều tra luôn luôn đúng tại mọi thời điểm .
Kết quả điều tra luôn luôn đúng tại mọi thời điểm trước khi điều tra.
Kết quả điều tra luôn luôn đúng tại thời điểm kết thúc điều tra.
Kết quả điều tra chỉ để tham khảo , để phán đoán một số liệu cần thiết nào đó
Câu 2: Khi điều tra chiều cao của một khối học sinh tại một trường phổ thông, người ta chọn ra 30 em HS bất kì của khối đó.
Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
Mẫu số liệu là tất cả học sinh của khối.
Mẫu số liệu là tất cả học sinh toàn trường.
Mẫu số liệu là một học sinh của khối.
Mẫu số liệu là 30 học sinh của khối.
Đáp án: D
b. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Kích thước mẫu là 30.
B. Kích thước mẫu không xác định.
C. Kích thước mẫu là 1.
D. Kích thước mẫu là một số khác 30 và 1.
Đáp án : A
Hướng dẫn bài tập sách giáo khoa
a, 
+ Dấu hiệu là số con trong một gia đình.
+ Kích thước mẫu là 80.
b, Có tám giá trị khác nhau trong mẫu số liệu trên là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.
Bài 2. Để làm bài tập này học sinh cần ôn lại:
+ Dấu hiệu điều tra.
+ Mẫu số liệu.
+ Kích thước mẫu.
Hướng dẫn 
+ Đơn vị điều tra là gia đình
+ Dấu hiệu điều tra là số điện năng tiêu thụ trong một thán của một gia đình.
+ Kích thước mẫu là 30.
+ Có 18 giá trị khác nhau trong mẫu số liệu trên là:
40; 42; 45; 50; 53; 57; 59; 65; 70; 75; 84; 85; 90; 100; 133; 141; 150; 165.
	- HS về nhà ôn lại lý thuyết trong bài học.
	- Giải các bài tập: 
	- Chuẩn bị cho tiết học sau: đọc trước bài 
Trình bày một mẫu số liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docDSNC_T68.doc