Giáo án Đại số 10 NC tiết 7: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

Giáo án Đại số 10 NC tiết 7: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

Tiết 7 : TẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.

 1.Về kiến thức:

 - Hiểu được khái niệm về tập con, hai tập hợp bằng nhau

 - Nắm được định nghĩa các phép toán trên tập tập hợp

 - Biết cách cho tập hợp theo hai cách

 - Biết dùng kí hiệu ngôn ngữ của tập hợp để diễn tả các điều kiện bằng lời của một bài toán và ngược lại.

 2.Về kĩ năng:

 - Biết tìm hợp, giao, phần bù, hiệu của các tập hợp đã cho

 3.Về tư duy:

 - Diễn đạt suy luận toán học một cách sáng sủa, mạch lạc

 4. Về thái độ:

 - Cẩn thận, chăm chỉ, tư duy sáng tạo linh hoạt

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 NC tiết 7: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/09/2007 Ngày giảng: 21/09/2007
Tiết 7 : Tập hợp và các phép Toán trên tập hợp
I. Mục tiêu bài dạy.
	1.Về kiến thức: 
	- Hiểu được khái niệm về tập con, hai tập hợp bằng nhau
	- Nắm được định nghĩa các phép toán trên tập tập hợp
	- Biết cách cho tập hợp theo hai cách
	- Biết dùng kí hiệu ngôn ngữ của tập hợp để diễn tả các điều kiện bằng lời của một bài toán và ngược lại.	
	2.Về kĩ năng: 
	- Biết tìm hợp, giao, phần bù, hiệu của các tập hợp đã cho
	3.Về tư duy: 
	- Diễn đạt suy luận toán học một cách sáng sủa, mạch lạc
	4. Về thái độ: 
	- Cẩn thận, chăm chỉ, tư duy sáng tạo linh hoạt
II. Chuẩn bị.
	1. Thực tiễn.
	2. Phương tiện:
 - Thầy: Bảng phụ, phiếu trắc nghiệm( hoặc máy chiếu).
 - Trò : Đọc trước bài.
	3. về phương pháp dạy học:
 - Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy xen kẽ hoạt động nhóm.
III. Tiến trình bài học và các hoạt động
	 A. Các hoạt động học tập: 
	 - HĐ 1: Nhắc lại khái niệm tập hợp.
HĐ 2 : Hình thành khái niệm tập con, tập hợp bằng nhau, Biểu đồ ven.
HĐ 3: Một số các tập hợp con của tập hợp số thực
HĐ 4: Các phép toán trên tập hợp
HĐ 5 : Củng cố
HĐ 6 : Hướng dẫn học và làm bài ở nhà.
	B. Tiến trình bài dạy.
* ĐVĐ : Các em nam đứng nghiêm. Như vậy chúng ta đã chia lớp làm hai nhóm. Nhóm các bạn nam tôi gọi là tập hợp các học sinh nam trong lớp. Vậy các em đã hiểu thế nào là một tập hợp. ..
I. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp kiểm tra trong bài giảng)
II. Dạy bài mới: 
1. Tập hợp.
HĐ 1: Hình thành khái niệm Tập hợp. 
Nội dung ghi bảng
HĐ của GV và HS
 1, Tập hợp:
 phần tử a thuộc tập X
 phần tử a không thuộc tập X
a) Liệt kê các phần tử của tập hợp.
VD: A={2,4,6,8 }
b) Chỉ rõ các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
X = { các ước của 30}
Tập rỗng kí hiệu: “” là tập hợp không có phần tử nào.
GV: Lấy ví dụ về tập hợp, phần tử thuộc tập hợp, phần tử không thuộc tập hợp
HS: Nhớ lại kiến thức đã học
GV: Nêu câu hỏi H1
HS: suy nghĩ trả lời
GV: Nêu câu hỏi H2. Gọi 2 học sinh trả lời.
HS: Cả lớp suy nghĩ làm, 2 em trình bày, lớp theo dõi nhận xét , bổ sung.
GV: Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp
X ={ x | x2 +1 = 0} 
HS: Không có phần tử nào.
GV:Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập rỗng
2. Tập con và hai tập bằng nhau.
HĐ 2. Hình thành khái niệm tập con, tập hợp bằng nhau, Biểu đồ ven.
Ghi nhận kiến thức
HĐ của GV
a, Tập con.
Tập A được gọi là tập con của tập B và kí hiệu là nếu các phần tử của A đều là của B
T/C: , 
b, Tập hợp bằng nhau.
c, Biểu đồ ven
GV: Có nhận xét gì về 2 tập hợp sau
A= { a, b, c }
B = {1,3,a,b,c,5} X={1,2,3,a,b,c,5,6} 
HS: Nhận xét trả lời, các bạn theo dõi bổ sung
GV: Hãy khái quát thành định nghĩa. 
Lưu ý các tên gọi khác .
GV: Cho A ={nN | n chia hết cho 6 }
B = { nN | n chia hết cho 12 }
Hỏi hay?
Học sinh suy nghĩ trả lời. Lớp nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh
GV: Cho hai tập hợp: A = { 1; 2}
B= 
Có nhận xét gì về mối quan hệ của hai tập
HS: Là hai tập chứa lẫn nhau.
GV: Gọi học sinh đưa ra định nghĩa 2 tập bằng nhau.
GV: Đưa ra câu hỏi H4
Cả lớp suy nghĩ trả lời.
Giới thiệu biểu đồ ven trong sách giáo khoa
Đưa ra câu hỏi H5
Học sinh suy nghĩ trả lời.
3. Một số tập con của tập số thực.
HĐ 3: Một số các tập hợp con của tập hợp số thực
Ghi nhận bảng các tập con của tập hợp số thực R.
GV: Giới thiệu một số tập con của tập hợp số thực R ( SGK) 
Giải thích những kí hiệu đoạn, khoảng, nửa đoạn, nửa khoảng, nửa đường thẳng.
Trả lời câu hỏi H6?
HĐ 4: Các phép toán trên tập hợp 
a, Phép hợp.
Ví dụ:
A = [ -3; 3], B = ( 1; 5)
Vậy 
b, Phép lấy giao
Ví dụ
Cho hai tập:
 vậy 
c, Phép lấy phần bù.
Cho tập hợp A là tập con của tập E
kí hiệu: là một tập hợp gồm tất cả các phần tử của E mà không thuộc A
Chú ý:
Với hai tập hợp A, B bất kì 
Hiệu của hai tập hợp A và B kí hiệu
A\B là một tập hợp gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B
Ví dụ 
A =[1; 3) ; B = ( 2; 4)
A\B = [1;2]
Nếu 
Ví dụ: Tập hợp A gồm tất cả các điểm trong đường cong kín 1, Tập hợp B gồm tất cả các điểm trong đường cong kín 2, 
Khi đó tập hợp các điểm nằm trong đường 1 hoặc 2 gọi là hợp của A, B 
Vậy em hãy cho biết khái niệm về hợp của hai tập hợp?
HS: Suy nghĩ tìm phương án trả lời.
Lấy ví dụ: B=
Tìm tập hợp chứa các phần tử thuộc A và thuộc B.
Hãy nêu khái niệm về giao của hai tập hợp?
Trả lời câu hỏi H 7
GV: Cho Hai tập A = { 1,2,3} E = {1,2,3,4,5,6}
Hãy xác định tập hợp gồm các phần tử thuộc E mà phần tử đó không thuộc A?
Tập hợp đó được gọi là phân bù của A trong E.
Hãy nêu khái niệm phần bù của một tập hợp con của một tập hợp?
GV: đưa câu hỏi H8
Nếu A, B bất kì liệu có phép lấy phần bù hay không?
Hãy xác định hiệu của hai tập hợp ?
nếu A là tập con của E em có nhận xét gì về hiệu của E và A?
	Củng cố
	HĐ 5: 
Chú ý nhắc lại các khái niệm, các phép toán, hợp, giao, hiệu, phần bù.
Yêu cầu 4 nhóm làm mỗi nhóm một bài
nhóm 1 bài 22
nhóm 2 bài 23
nhóm 4 bài 24
nhóm 5 bài 25
	III. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà.
	 HĐ 6: 
Nắm vững các khái niệm , tự lấy thêm ví dụ.
làm bài tập 26,27,28,29,30,31, 32,33,34

Tài liệu đính kèm:

  • docDSNC_T7.doc