TIẾT SOẠN: 70
CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA MẪU SỐ LIỆU.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Giúp học sinh nắm được các kiến thức sau
- Khái niệm trung bình cộng của một dãy số liệu thốngs kê.
- Số trung vị và ý nghĩa của nó.
2. Về kỹ năng:
Rèn luyện các kỹ năng giải các bài tập thống kê: tần số, tần suất
Kĩ năng tính thành thạo trung bình cộng
Ngày sọan: 25 /03 Ngày giảng:27/03/2008 Tiết soạn: 70 Các số đặc trưng của mẫu số liệu. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Giúp học sinh nắm được các kiến thức sau - Khái niệm trung bình cộng của một dãy số liệu thốngs kê. - Số trung vị và ý nghĩa của nó. 2. Về kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng giải các bài tập thống kê: tần số, tần suất Kĩ năng tính thành thạo trung bình cộng 3. Về tư duy và thái độ: HS liên hệ với nhiều bài toán thực tế thông qua kháI niệm trung bình cộng hiểu sâu kháI niệm số trung bình cộng Hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong đời sống Có thái độ tích cực, niềm say mê tìm tòi và sáng tạo Toán học. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: 1.Chuẩn bị của GV -Vẽ sẵn một số hình, một số bảng8,9 SGK, phấn màu hoặc: - Chuẩn bị máy chiếu đa năng. - Chuẩn bị đề bài trắc nghiệm và đáp án tương ứng. Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt HS trong thao tác dạy học 2.Chuẩn bị của HS: HS ôn lại một số kiến thức về hàm số đã học ở lớp Đọc bài trước ở nhà III. Phương pháp dạy học: - Gợi mở, vấn đáp. - Chia nhóm học tập. IV. Tiến trình dạy học và các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ: (6’) Câu hỏi 1: Em hãy nêu kháI niệm về trung bình cộng của n số? Câu hỏi 2: Hãy nêu ý nghĩa thực tiễn của việc chia lớp? Câu hỏi 3: Nêu kháI niệm phần tử đại diện của lớp. Việc chia lớp có ý nghĩa gì trong việc tính toán của thống kê? B. Bài mới Hoạt động 1 (14’) I-số trung bình cộng (số trung bình) ví dụ 1: GV nêu ví dụ 1 SGK Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Tính chiều cao trung bình của 36 HS trong kết quả được điều tra được trình bày ở bảng 3 của tiết 1 Câu hỏi 2: Tính chiều cao trung bình của 36 HS trong kết quả được điều tra được trình bày ở bảng 4 của tiết 1 theo hai cách Gợi ý trả lời câu hỏi 1: Gợi ý trả lời câu hỏi 2: .[153.6+159.12+165.13+171.5]:36 =161,83 .153.0,67+159.0,333+165.0,361+171. 0,139 =161,832 GV: Nêu hai cách tính số trung bình Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất (rời rạc) . Trong đó lần lượt là giá trị tần số, tần suất của giá trị , n là các số liệu thống kê ( ) Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp Trong đó lần lượt là giá trị đại diện , tần số, tần suất của lớp thứ i, n là các số liệu thống kê ( ) Hoạt động 2 (10’) Thực hiện HĐ1 SGK Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Câu hỏi 1: Hãy tính trung bình cộng của các bảng phân bố 6,8 Câu hỏi 2: Từ kết quả tính được ở câu a) , có nhận xét gì về nhiệt độ ở thành phố Vinh trong tháng 2 và tháng 12? (của 30 năm được khảo sát Gợi ý trả lời câu hỏi 1: Gọi số trung bình cộng của bảng 6 , bảng 8 lần lượt là ta tính được Gợi ý trả lời câu hỏi 2: Vì nên có thể nói rằng tại thành phố Vinh, trong 30 năm được khảo sát, nhiệt độ trung bình của tháng 12 cao hơn nhiệt độ trung bình của tháng 2 C. Củng cố bài *Bài tập trắc nghiệm (10’) Câu 1:cho bảng phân bố tần số điểm thi của học sinh Điểm bài thi (x) Tần số (n) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10 15 20 20 50 60 55 20 25 10 15 N=300 Điểm trung bình là (làm tròn đến 1 chữ số phần thập phân) (a) 5,1 (b) 4,82 (c) 5,2 (d) 5,3 Trả lời : đáp án a) Câu 2: Cho bảng thống kê điểm học kỳ môn vật lý ở lớp 10 ta được bảng kết qủ như sau Lớp điểm bài thi Tần số (n) [0;2] [3;5] [6;8] [9;10] 70 130 170 30 N=400 Số trung bình là: (a) 3; (b) 4 (c) 5 (d) 6 Trả lời Chọn (c) * Em cho biết nội dung cơ bản của bài học hôm nay? (5’) Bài tập về nhà 1,2 trang 122. Làm bài tập thêm số 10,11 trong SBT trang 155
Tài liệu đính kèm: