Giáo án Đại số 10 tiết 17 đến 44: Chương 3, 4

Giáo án Đại số 10 tiết 17 đến 44: Chương 3, 4

Tiết:17

§ 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức :

· Hiểu khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình.

· Hiểu định nghĩa hai phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương phương trình.

· Biết khái niệm phương trình hệ quả.

 2.Kỹ năng:

· Nhận biết 1 số cho trước là nghiệm của phương trình đã cho; nhận biết được hai phương trình tương đương.

· Biết được điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện)

· Biết biến đổi tương đuơng phương trình.

3.Tư duy:

· Biết được tầm quan trọng của Toán trong thực tế và áp dụng vào các môn học khác.

4.Thái độ:

· Cẩn thận; chính xác.

 

doc 71 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 10 tiết 17 đến 44: Chương 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2008 Ngày dạy : 25/10/2008
Tiết:17
§ 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I.Mục tiêu:
	1.Kiến thức : 
Hiểu khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình.
Hiểu định nghĩa hai phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương phương trình.
Biết khái niệm phương trình hệ quả.
	2.Kỹ năng:
Nhận biết 1 số cho trước là nghiệm của phương trình đã cho; nhận biết được hai phương trình tương đương.
Biết được điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện)
 Biết biến đổi tương đuơng phương trình.
3.Tư duy:
Biết được tầm quan trọng của Toán trong thực tế và áp dụng vào các môn học khác.
4.Thái độ: 
Cẩn thận; chính xác.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
- Các bảng phụ và phiếu học tập. Chuẩn bị một số kiến thức mà học sinh đã học ở lớp dưới về dạng phương trình.
- Giáo án, thước kẻ, compa, phấn màu, 
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: thước kẻ, compa, Soạn trước bài học ở nhà, ôn lại một số kiến thức đã học về phương trình ở lớp 9.
III.Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài củ:
HS1: lập bảng biến thiên của các hàm số sau:
y=x2–4x+1
y=–2x2–3x+7
HS2: Vẽ đồ thị các hàm số sau:
y=x2–4x+3
y=–x2–3x
y=–2x2+x–1
y=3x2+1.
HS3: 
Vẽ parabol y=3x2–2x–1
Từ đồ thị đó, hãy chỉ ra các giá trị của x để y<0.
Từ đồ thị đó, hãy tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số.
HS4: Viết phương trình parabol: y = ax2+bx+2. biết rằng:
Đi qua hai điểm A(1;5) và B(–2;8).
Cắt trục hoành tại các điểm có hoành độ là x1=1 và x2=2.
2.Bài mới
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Khái niệm phương trình
* Nêu ví dụ về phương trình 1 ẩn, phương trình 2 ẩn.
Phương trình một ẩn:
Hs ghi chép từ sgk,
Phương trình ẩn x là mệnh đề chứa biến có dạng 
f(x)=g(x)
trong đó f(x) và g(x) là những biểu thức của x. ta gọi f(x) là vế trái, g(x) là vế phải của phương trình.
Nếu có số thực x0 sao cho f(x0)=g(x0) là mệnh đề đúng thì x0 được gọi là một nghiệm của phương trình.
Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của nó (nghĩa là tìm tập nghiệm)
Nếu phương trình không có nghiệm nào cả thì ta nói phương trình vô nghiệm (hoặc nói tập nghiệm của nó là rỗng)
Gv giảng: 
Chú ý: có trường hợp khi giải phương trình ta không viết được chính xác nghiệm của chúng dưới dạng số thập phân mà chỉ viết gần đúng, chẳng hạn là nghiệm của phương trình . Giá trị 0,866 là một nghiệm gần đúng của phương trình.
Điều kiện của một phương trình:
* Cho phương trình 
Khi x=2 vế trái của phương trình đã cho có nghĩa không? Vế phải có nghĩa khi nào? 
* Hãy tìm điều kiện của các phương trình: 
Gv hướng dẫn: 
Khi giải phương trình, ta cần lưu ý tới điều kiện đối với ẩn số x để f(x) và g(x) có nghĩa (tức là mọi phép toán đều thực hiện được ). Ta cũng nói đó là điều kiện xác định của phương trình.
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm
Sửa bài và củng cố kiến thức.
Phương trình nhiều ẩn: 
Ngoài các phương trình 1 ẩn, ta còn gặp những phương trình có nhiều ẩn số, chẳng hạn:
3x+2y=x2–2xy+8	 (1)
4x2–xy+2z=3z2+2xz+y2	(2)
Phương trình (1) là phương trình hai ẩn x và y
Khi x=2; y=1 thì hai vế của phương trình (1) có giá trị bằng nhau, ta nói cặp số (x;y)=(2;1) là một nghiệm của phương trình (1). Còn phương trình (2) có ba ẩn x, y, z.
Khi (x;y;z)= (–1;1;2) là một nghiệm của phương trình (2).
Hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
Giáo viên chỉ giới thiệu khái quát : Khái niệm phương trình nhiều ẩn, nghiệm của nó, mà không đi sâu vào phần này. Ta có thể chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm đầu nêu ra phương trình, hai nhóm sau nêu ra nghiệm của chúng.
Phương trình chứa tham số:
Trong một phương trình một hoặc nhiều ẩn, ngoài các chữ đóng vai trò ẩn số còn có thể có các chữ khác được xem như những hằng số và được gọi là tham số.
Giải và biện luận phương trình chứa tham số là xét xem khi nào phương trình vô nghiệm, có nghiệm tuỳ theo các giá trị của tham số và tìm các nghiệm đó.
Chẳng hạn:
(m+1)x–3=0
x2–2x+m=0
là các phương trình ẩn x chứa tham số m.
Gợi ý trả lời:
Phương trình có nghiệm khi m+1¹0 hay m¹–1. Khi đó nghiệm của phương trình là: 
Gợi ý trả lời câu hỏi 2: 
Ta có: D’=1–m
Với m>1 phương trình vô nghiệm.
Với m=1 phương trình có nghiệm kép x=1
Với m<1, phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
Câu hỏi 1: 
Khi nào thì phương trình
(m+1)x–3=0
Có nghiệm.
Câu hỏi 2: 
Khi nào thì phương trình 
x2–2x+m=0
có nghiệm?
3. Củng cố bài – luyện tập:
1- Cho phương trình 
Điều kiện của phương trình này là: 
R	c- 
	d- 
Hãy chọn kết quả đúng.
Đáp án (b).
2- Phương trình: 
Trong các số sau đây, số nào là nghiệm của phương trình:
-2	(b)	 2	(c) 1	(d) 0
Đáp án: (b)
4. Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập /23SGK.
Ngày soạn: 14/10/2008 Ngày dạy : 25/10/2008
Tiết:18-19
§ 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH
(Tiếp theo)	
I.Mục tiêu:
	1.Kiến thức : 
Hiểu khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình.
Hiểu định nghĩa hai phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương phương trình.
Biết khái niệm phương trình hệ quả.
	2.Kỹ năng:
Nhận biết 1 số cho trước là nghiệm của phương trình đã cho; nhận biết được hai phương trình tương đương.
Biết được điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện)
 Biết biến đổi tương đuơng phương trình.
3.Tư duy:
Biết được tầm quan trọng của Toán trong thực tế và áp dụng vào các môn học khác.
4.Thái độ: 
Cẩn thận; chính xác.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
- Các bảng phụ và phiếu học tập. Chuẩn bị một số kiến thức mà học sinh đã học ở lớp dưới về dạng phương trình.
- Giáo án, thước kẻ, compa, phấn màu, 
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: thước kẻ, compa, Soạn trước bài học ở nhà, ôn lại một số kiến thức đã học về phương trình ở lớp 9.
III.Tiến trình bài học:
	1) Kiểm tra bài cũ: 
	- Tìm tập xác định của phương trình: 
	- Nghiệm của phương trình f(x) = g(x) là gì?
	- Tập nghiệm và tập xác định có gì khác nhau không? Nêu mối quan hệ giữa hai tập này.
2) Bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 2:
II- Phương trình tương đương và phương trình hệ quả.
 Các phương trình sau có tập nghiệm bằng nhau hay không?
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
x= 0; x=–1
Gợi ý trả lời câu hỏi 2: 
x= 0; x=–1 là nghiệm của phương trình này.
Gợi ý trả lời câu hỏi 3: 
Hai phương trình trên có cùng tập nghiệm.
Gợi ý trả lời câu hỏi 4: 
Phương trình thứ nhất có 2 nghiệm: x=±2; phương trình thứ hai có một nghiệm x=–2. hai phương trình không cùng tập nghiệm.
Câu hỏi 1: xác định nghiệm của phương trình:
x2+x= 0
Câu hỏi 2:
0 và -1 có là nghiệm của phương trình hay không?
Câu hỏi 3:
Các phương trình trên có cùng tập nghiệm bằng nhau hay không?
Câu hỏi 4: 
Các phương trình sau có tạp nghiệm bằng nhau hay không?
Phương trình tương đương:
Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập nghiệm.
Ví dụ 1: Hai phương trình 2x–5=0 và tương đương với nhau vì cùng có nghiệm duy nhất là 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1: 
Hai phương trình này tương đương.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
Có, vì chúng cùng tập nghiệm.
Câu hỏi 1:
Các phương trình x2+x=0
Và 
Có tương đương không?
Câu hỏi 2:
Hai phương trình cùng vô nghiệm có tương đương với nhau hay không?
Phép biến đổi tương đương:
Để giải một phương trình, thông thường ta biến đổi phương trình đó thành một phương trình tương đương đơn giản hơn. Các phép biến đổi như vậy được gọi là các phép biến đổi tương đương.
Định lý sau đây nêu lên một số phép biến đổi tương đương thường sủ dụng.
Định lý:
Nếu thực hiện các phép biến đổi sau đây trên một phương trình mà không làm thay đổi điều kiện của nó thì ta được một phương trình mới tương đương.
Cộng hay trừ hai vế với cùng một số hoặc cùng một biểu thức.
Nhân hoặc chia hai vế với cùng một số khác không hoặc với cùng một biểu thức luôn có giá trị khác không.
Chú ý: Chuyển vế và đổi dấu một biểu thức thực chất là thực hiện phép cộng hay trừ hai vế với biểu thức đó.
Ký hiệu: Ta dùng kí hiệu Û để chỉ sự tương đương của các phuơng trình.
* 5. Tìm các sai lầm trong các biến đổi sau: 
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
Không, vì biểu thức hai vế của phương trình không có nghĩa.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2: 
Không tìm điều kiện của phương trình.
Câu hỏi 1:
X=1 có là nghiệm của phương trình ban đầu hay không?
Câu hỏi 2: 
Sai lầm của phép biến đổi là gì?
Phương trình hệ quả:
Nếu mọi nghiệm của phương trình f(x)=g(x) đều là nghiệm của phương trình f1(x)=g1(x) thì phương trình f1(x)=g1(x) được gọi là phương trình hệ quả của phương trình f(x)=g(x).
Ta viết: f(x)=g(x)Þ f1(x)=g1(x)
Phương trình hệ quả có thể có thêm nghiệm không phải là nghiệm của phương trình ban đầu. Ta gọi đó là nghiệm ngoại lai.
Khi giải phương trình, không phải lúc nào cũng áp dụng được phép biến đổi tương đương. Trong nhiều trường hợp ta phải thực hiện các phép biến đổi đưa tới phương trình hệ quả.lúc đó để loại nghiệm ngoại lai, ta phải thử lại các nghiệm tìm được. Đối với phương trình nhiều ẩn, ta cũng có khái niệm tương tự.
Ví dụ 2: giải phương trình:
Giải: điều kiện của phương trình là: x ¹ 0; x¹1
Nhân hai vế của phương trình (4) với x(x–1) ta được phương trình hệ quả:
(4) Þ x+3+3(x–1)=x(2–x)
Þ x2+2x=0
Þ x(x+2)=0
Phương trình cuối có 2 nghiệm là x=0; x=–2
Ta thấy x=0 không thoả mãn điều kiện của phương trình (4), đó là nghiệm ngoại lai nên bị loại, còn x=–2 thoả mãn điều kiện của ptÞ x=–2 là một nghiệm của pt(4).
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
Có.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
bình phương 2 vế của 1 phương trình thì ta đuợc phương trình hệ quả.
Chẳng hạn, pt x=-1, sau khi bình phương được phương trình x2=1, hai phương trình này ...  0
– 3x2 +7x – 4 < 0
- Gv nêu khái niệm về bất phương trình bậc hai.
- Hãy nêu một ví dụ về bất phương trình bậc hai có tập nghiệm là R.
- Hãy nêu một ví dụ về bất phương trình bậc hai có tập nghiệm là Ỉ.
- Hãy nêu một ví dụ về bất phương trình bậc hai có tập nghiệm là một đoạn.
- Hãy nêu một ví dụ về bất phương trình bậc hai có tập nghiệm là hợp của hai khoảng.
Hoạt động 5: 2. Giải bất phương trình bậc hai:
Š3. Trong các khoảng nào:
f(x) = – 2x2 + 3x + 5 trái dấu với hệ số của x2?
g(x) = – 3x2 + 7x – 4 cùng dấu với hệ số của x2?
a = – 2 < 0
D’= 49 > 0
a = – 3 < 0
D’= 1 > 0
- Hs chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu, sau đó mỗi nhóm cử đại diện lên bảng trình bày.
- Gv nêu cách giải bất phương trình bậc hai.
- Gv hướng dẫn hs thực hiện Š3.
a) – Hãy xác định hệ số a và tính D.
- Hãy tính các nghiệm của tam thức.
- Aùp dụng định lý và kết luận.
b) – Hãy xác định hệ số a và tính D.
- Hãy tính các nghiệm của tam thức.
- Aùp dụng định lý và kết luận.
- Gv nêu ví dụ 3
- Gv xem xét lời giải và kết luận.
Ví dụ 4: Tìm các giá trị của tham số m để phương trình sau có hai nghiệm trái dấu:
2x2 – (m2 – m + 1) + 2m2 – 3m – 5 = 0
- Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi:
.
- Phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi 
- Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi nào?
- Hãy tính các nghiệm của tam thức:
f(m) = 2m2 – 3m – 5
- Aùp dụng định lý và kết luận.
3) Củng cố bài – luyện tập: - hs làm phiếu học tập.
4) Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập SGK.
Ngày soạn: 08/02/2009 Ngày dạy : 11/02/2009
Tiết: 42
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
	1.Kiến thức : Học sinh nắm được:
Định lý về dấu của tam thức bậc hai.
Biết và vận dụng được định lý trong việc giải các bài toán về xét dấu của một tam thức bậc hai, dấu của một biểu thức có chứa tích, thương.
Vận dụng được định lý trong việc giải bất phương trình bậc hai và một số bất phương trình khác.
Biết liên hệ giữa bài toán xét dấu và bài toán về giải bất phương trình và hệ bất phương trình.
	2.Kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng phát hiện và giải các bài toán về xét dấu của tam thức bậc hai.
Tạo cho hs kỹ năng tìm điều kiện để một tam thức luôn âm, luôn dương.
Có kỹ năng quan sát và liên hệ với việc giải bất phương trình.
3. Tư duy: 
Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.
Tư duy năng động, sáng tạo.
4. Thái độ: 
Biết liên hệ giữa đời sống thực tiễn với toán học.
Nhận biết sự gần gũi giữa định lý về dấu của tam thức và việc giải bất phương trình.
Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
Chuẩn bị kỹ các câu hỏi để thực hiện tiến trình dạy học.
Phấn màu và một số công cụ khác.
Vẽ sẵn một số hình 32-33 và một số bảng phụ.
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: máy tính bỏ túi, 
- Ôn lại các kiến thức đã học ở bài 5.
III. Tiến trình bài học:
 1.Kiểm tra bài cũ: 
Phát biểu định lý về dấu của tam thức bậc hai.
Nêu phương pháp giải bất phương trình bậc hai ax2 + bx + c < 0.
 2.Bài mới:
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động 1: Bài tập 1 trang 105: Xét dấu các tam thức bậc hai:
a) 5x2 – 3x + 1
 b) – 2x2 + 3x + 5
 a = 5 > 0; D = –11 < 0
f(x) > 0, "x.
a = – 2 0
.
a) Hãy xác định hệ số a và tính D.
- Aùp dụng định lý và kết luận.
b) Hãy xác định hệ số a và tính D.
- Hãy tính các nghiệm của tam thức.
- Aùp dụng định lý và kết luận.
Hoạt động 2: Bài tập 2 trang 105: Lập bảng xét dấu các biểu thức sau:
f(x) = (3x2 – 10x + 3)(4x – 5 ) d) f(x) = 
 x – ¥    + ¥
3x2 – 10x + 3  0   0 
 4x – 5   0  
 f(x)  0  0  0  
a) 
- Hãy tìm tất cả các nghiệm của đa thức f(x).
- Hãy sắp xếp các nghiệm và lập bảng.
- Hãy điền vào chỗ trống () trong bảng sau.
d) 
- Hãy tìm tất cả các nghiệm của đa thức f(x).
- Hãy sắp xếp các nghiệm và lập bảng.
- Hãy điền vào chỗ trống () trong bảng sau.
- Cho hs làm trong vở bài tập.
- Hs đại diện lên bảng sửa bài.
Hoạt động 3: Bài tập 4 trang 105: Tìm các giá trị của tham số m để các phương trình sau vô nghiệm: ( m – 2 )x2 +2(2m – 3 )x + 5m – 6 = 0
a = ( m – 2) = 0 và a = ( m – 2 ) ¹ 0
m = 2 ta có: f(x) = 2x + 4 Þ x = – 2 
D’ = – m2 – 4m – 3 
Để phương trình vô nghiệm thì D’ 3.
- Hãy xác định các trường hợp có thể xảy ra của đa thức.
- Hãy xét với m = 2;
- Hãy xét với m ¹ 2
3) Củng cố bài – luyện tập: trong khi làm bài tập. 
4) Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập còn lại SGK.
Ngày soạn: 15/02/2009 Ngày dạy : 18/02/2009
Tiết: 43
ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Giúp học sinh
Ôn tập lại toàn bộ kiến thức trong chương:
Các tính chất của bất đẳng thức. Bất đẳng thức Cô – si và bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối.
Bất phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương các bất phương trình tương đương.
Điều kiện xác định của bất phương trình. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Định lý về dấu của nhị thức bậc nhất. Vận dụng trong việc xét dấu các tích, thương hai nhị thức bậc nhất. Giải bất phương trình tích và thương.
Định lý về dấu tam thức bậc hai. Vận dụng trong việc xét dấu các tam thức bậc hai. Giải các bất phương trình tích và thương.
Liên hệ giữa các bài học trong chương.
Vận dụng các kiến thức một cách tổng hợp.
	2. Kỹ năng:
Biết chứng minh một số bất đẳng thức đơn giản.
Biết cách sử dụng bất đẳng thức Cô – si để tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trong những trường hợp đơn giản hoặc chứng minh một số bất đẳng thức.
Biết tìm điều kiện của một bất phương trình, nhận biết hoặc kiểm tra một số có phải là nghiệm của một bất phương trình đã cho hay không, biết sử dụng các phép biến đổi tương đương bất phương trình đã học.
Biết cách lập bảng xét dấu để giải một bất phương trình tích hoặc bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
Biết giải một số bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Biết cách xác định miền nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Biết vận dụng định lý về dấu của tam thức bậc hai để xét dấu một biểu thức và để giải các bất phương trình bậc hai.
3. Tư duy: Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.
4. Thái độ: 
Có hứng thú trong việc học toán, từ các kiến thức đã học có thể liên hệ trong cuộc sống.
Hiểu rộng hơn về toán học, mối liên hệ giữa toán học với đời sống.
II. Chuẩn bị: 
 1) Giáo viên:
 a/ Phương tiện:
- Các bảng phụ và phiếu học tập. Chuẩn bị sẵn một bài kiểm tra 10’.
- Giáo án, thước kẻ, phấn màu, máy tính bỏ túi.
 b/ Phương pháp :
- Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề; đan xen hoạt động nhóm.
2) Học sinh:
- Đồ dùng học tập như: máy tính bỏ túi, 
- Ôn lại bài cũ và kiểm tra 10’.
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
Nêu định lý về dấu của nhị thức bậc nhất. Lấy một ví dụ minh họa.
Hãy nêu định lý về dấu của tam thức bậc hai. Lấy một ví dụ minh họa.
Nêu bất đẳng thức Cô – si.
2.Bài mới:
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động 1: Bài tập 5 SGK
- Đồ thị hàm f là đường thẳng đi lên.
- Đồ thị hàm g là đường thẳng đi xuống.
- Giao điểm của hai đồ thị là (1; 2)
a) x = 1; b) x > 1; c) x < 1.
- Gv gọi hs lên bảng vẽ hình.
- Hãy xác định đồ thị hàm f và đồ thị hàm g.
- Hãy xác định giao điểm của hai đồ thị.
- Hãy trả lời các câu hỏi của bài toán.
Hoạt động 2: Bài tập 6 SGK
Theo bất đẳng thức Cô – si ta có: Mỗi biểu thức trong ngoặc lớn hơn hoặc bằng 2.
- Hãy phân tích vế trái.
- Có nhận xét gì về mỗi giá trị của biểu thức trong ngoặc.
- Hãy kết luận bài toán.
Hoạt động 3: Bài tập 10 SGK
- Hãy chuyển bất đẳng thức về dạng A ³ 0
- Hãy chứng minh A ³ 0
Hoạt động 4: Bài tập 11 SGK
Vì nên f(x) luôn cùng dấu với . Vậy 
 luôn cùng dấu với . Do đó g(x) > 0 khi . g(x) < 0 khi .
- Hãy phân tích f(x) thành nhân tử
- Hãy xét dấu f(x)
- Hãy xét dấu g(x)
- Hãy tìm nghiệm nguyên của bpt sau:
x(x3 – x + 6 ) > 9
Hoạt động 5: Bài tập 12 SGK
f(x) > 0, "x.
- Hãy tính D của f(x)
- Hãy chứng minh D < 0
- Kết luận
3) Củng cố bài – luyện tập: 
4) Hướng dẫn về nhà : Ôn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 15/02/2009 Ngày dạy : 18/02/2009
Tiết: 44.
KIỂM TRA 45’
I.Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Kiểm tra học sinh về toàn bộ kiến thức đã học trong chương.
Liên hệ giữa các bài học trong chương.
Vận dụng các kiến thức một cách tổng hợp.
	2. Kỹ năng:
Biết chứng minh một số bất đẳng thức đơn giản.
Biết cách sử dụng bất đẳng thức Cô – si để tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trong những trường hợp đơn giản hoặc chứng minh một số bất đẳng thức.
Biết tìm điều kiện của một bất phương trình, nhận biết hoặc kiểm tra một số có phải là nghiệm của một bất phương trình đã cho hay không, biết sử dụng các phép biến đổi tương đương bất phương trình đã học.
Biết cách lập bảng xét dấu để giải một bất phương trình tích hoặc bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
Biết giải một số bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Biết cách xác định miền nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Biết vận dụng định lý về dấu của tam thức bậc hai để xét dấu một biểu thức và để giải các bất phương trình bậc hai.
3. Tư duy: Từ trực quan đến trừu tượng - Từ cụ thể đến khái quát.
4. Thái độ: 
Có hứng thú trong việc học toán, từ các kiến thức đã học có thể liên hệ trong cuộc sống, nghiêm túc.
Hiểu rộng hơn về toán học, mối liên hệ giữa toán học với đời sống.
II. Chuẩn bị: 
1) Giáo viên: đề bài + đáp án
2) Học sinh: Học bài kỹ, chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. 
III. Đề bài:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET(17-44)moiDS.doc