Giáo án Đại số 10 Tiết 9 §1: Hàm số

Giáo án Đại số 10 Tiết 9 §1: Hàm số

CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

Tiết 9 §1 Hàm số

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Khái niệm hàm số, cách cho một hàm số, tập xác định của hàm số

- Chiều biến thiên của hàm số, cách lập bảng biến thiên của hàm số

- Tính chẵn, lẻ của hàm số

2. Kỹ năng

- Tìm được tập xác định của hàm số chứa căn bậc hai, chứa ẩn ở dưới mẫu

- Xét được sự biến thiên và lập được bảng biến thiên của hàm số y=x^2

- Xét được tính chẵn, lẻ của hàm số bất kỳ

 

docx 5 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1193Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10 Tiết 9 §1: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
Tiết 9 §1 Hàm số
Ngày soạn: 8/10/2009
Ngày giảng: 9/10/2009
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Khái niệm hàm số, cách cho một hàm số, tập xác định của hàm số
- Chiều biến thiên của hàm số, cách lập bảng biến thiên của hàm số
- Tính chẵn, lẻ của hàm số
2. Kỹ năng
- Tìm được tập xác định của hàm số chứa căn bậc hai, chứa ẩn ở dưới mẫu
- Xét được sự biến thiên và lập được bảng biến thiên của hàm số y=x2
- Xét được tính chẵn, lẻ của hàm số bất kỳ
3. Tư duy và thái độ
- Tư duy khái quát và tư duy thuật toán, tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và có hệ thống
- Cẩn thận, chính xác, thích thú với môn Toán
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các kiến thức ở cấp hai bao gồm: Khái niệm hàm số, cách xác định hàm số, cách xác định tọa độ của một điểm trên hệ trục tọa độ
- Đề đạt câu hỏi cho học sinh trong quá trình thao tác dạy học, bảng phụ và các dụng cụ khác phục vụ quá trình dạy học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại các kiến thức về hàm số
C. Gợi ý về phương pháp dạy học
 Phương pháp gợi mở, vấn đáp, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
D. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định
 Lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
 Đan xen trong quá trình học bài mới
3. Bài mới
 Hoạt động 1: Ôn tập và bổ sung về hàm số
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+) Yêu cầu nhắc lại khái niệm hàm số
+) Giáo viên nhận xét và chính xác hóa định nghĩa hàm số (T 32 - SGK)
+) Yêu cầu học sinh xem xét ví dụ 1 (T 32 - SGK) để hiểu rõ hơn về hàm số
? Các cách cho một hàm số đã biết ở THCS
+) Bổ sung thêm cách thứ ba: hàm số cho bằng biểu đồ
+) Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 4: Hãy kể ra các hàm số đã học ở Trung học cơ sở
+) Đưa ra quy ước về tập xác định của hàm số cho bằng công thức (T 34 - SGK)
+) Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ 3
 ? Biểu thức f(x) là biểu thức nào?
 ? Biểu thức trong dấu căn bậc hai phải thỏa mãn điều kiện gì? 
+) Yêu cầu học sinh thực hiện ví dụ 3
? Phân thức có nghĩa khi nào?
+) Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 5 (T 34 - SGK)
+) Đưa ra chú ý (T 34 - SGK)
+) Yêu cầu nhắc lại về đồ thị hàm số đã học ở THCS
+) Giáo viên bổ sung hoàn thiện khái niệm về đồ thị hàm số (T 34 - SGK)
+) Học sinh tự nhắc lại
+) Học sinh xem xét ví dụ 1
+) Hai cách: hàm số cho bằng bảng, cho bằng công thức
+) Học sinh có thể kể được các hàm số: y=ax, y=ax+b, y=ax2
+) x-3
+) Biểu thức đó phải không âm
+) Thực hiện ví dụ 3
+) Khi biểu thức dưới mẫu khác không
+) Học sinh tự thực hiện
+) Học sinh nhắc lại
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự biến thiên của hàm số
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+) Yêu cầu nhắc lại về khái niệm đồng biến, nghịch biến đã học ở THCS
+) Yêu cầu học sinh nhận xét về đồ thị hàm số y=x2 trên khoảng (-∞;0) (bảng phụ hình 15b)
 ž Hướng của đồ thị
 ž Sự thay đổi về giá trị của hàm số khi biến số tăng 
 ž Kết luận về tính đồng biến, nghịch biến
+) Yêu cầu học sinh nhận xét về đồ thị hàm số y=x2 trên khoảng (0;+∞) (bảng phụ hình 15c)
 ž Hướng của đồ thị
 ž Sự thay đổi về giá trị của hàm số khi biến số tăng 
 ž Kết luận về tính đồng biến, nghịch biến
+) Đưa ra chú ý (T 36 - SGK)
? Hàm số y=f(x) gọi là đồng biến, nghịch biến trên khoảng (a;b) khi nào ?
+) Giáo viên bổ sung đưa ra khái niệm tổng quát (T 36 _ SGK)
+) Hướng dẫn học sinh lập bảng biến thiên (T 37 - SGK)
+) Yêu cầu học sinh lập bảng biến thiên của hàm số y=x2
+) Học sinh quan sát bảng phụ và nhận xét
 ž Đi xuống
 ž x1,x2∈-∞;0, x1f(x2)
 ž Hàm số y=x2 nghịch biến trên khoảng (-∞;0)
+) Học sinh quan sát bảng phụ và nhận xét
 ž Đi lên
 ž x1,x2∈-∞;0, x1<x2 thì fx1<f(x2)
 ž Hàm số y=x2 đồng biến trên khoảng (0;+∞)
+) Học sinh tự trả lời
+) Lập bảng biến thiên của hàm số y=x2
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chẵn, lẻ của hàm số
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+) Yêu cầu học sinh xét đồ thị hàm số y=fx=x2 (bảng phụ hình 16)
 ? Trục đối xứng
 ž Tính f1, f-1, f2, f-2
 ž Rút ra nhận xét về giá trị của hàm số khi biến số đối nhau
+) Giáo viên chốt lại: Hàm số y=x2 là một hàm số chẵn
+) Yêu cầu học sinh xét đồ thị hàm số y=gx=x (bảng phụ hình 16)
 ? Tâm đối xứng 
 ž Tính g1, g-1, g2, g-2
 ž Rút ra nhận xét về giá trị của hàm số khi biến số đối nhau
+) Giáo viên chốt lại: Hàm số y=x là một hàm số lẻ
? Thế nào là hàm số chẵn? Trục đối xứng?
? Thế nào là hàm số lẻ? Tâm đối xứng
+ Giáo viên bổ sung đưa ra khái niệm tổng quát về hàm số chẵn, lẻ, và đồ thị của chúng (T38 - SGK)
+) Oy
+) f1=f-1=1
f2=f-2=4 
+) Tại hai giá trị đối nhau của biến số x, hàm số nhận cùng một giá trị
+) O
+) g-1=-g1
 g-2=-g2 
+) Tai hai giá trị đối nhau của biến số x, hàm số nhận hai giá trị đối nhau
+) Học sinh tự trả lời
+) Học sinh tự trả lời
4. Củng cố toàn bài
- Khái niệm hàm số, tập xác định,đồ thị sự biến thiên, tính chãn lẻ của hàm số
5. Dặn dò
 BTVN: Bài 1,2,3,4 (T38,39 - SGK)
 Phê duyệt của tổ trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 9 Ham so.docx