Giáo án Đại số 10: Trình bày một mẫu số liệu (tiết 1)

Giáo án Đại số 10: Trình bày một mẫu số liệu (tiết 1)

§2: TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU (2 tiết)

Tiết 1

Người soạn: HOÀNG THỊ DUNG

Giáo viên hướng dẫn: ĐINH CAO THƯỢNG

I. MỤC TIÊU

 Kiến thức:

- Nắm vững các khái niệm tần số, tần suất.

- Giúp học sinh đọc và hiểu được nội dung một bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần số ghép lớp.

 Kĩ năng:

- Biết lập bảng phân bố tần số - tần suất từ mẫu số liệu ban đầu.

 Tư duy:

- Rèn luyện tư duy logic, tư duy thuật giải.

 Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác.

II. PHƯƠNG PHÁP

 Gợi mở, vấn đáp.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 3029Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 10: Trình bày một mẫu số liệu (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§2: TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU (2 tiết)
Tiết 1
Ngày soạn: 	18/02/2009
Ngày giảng: 	
Người soạn: 	HOÀNG THỊ DUNG
Giáo viên hướng dẫn: 	ĐINH CAO THƯỢNG
MỤC TIÊU
Kiến thức:
Nắm vững các khái niệm tần số, tần suất.
Giúp học sinh đọc và hiểu được nội dung một bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần số ghép lớp.
Kĩ năng:
Biết lập bảng phân bố tần số - tần suất từ mẫu số liệu ban đầu.
Tư duy:
Rèn luyện tư duy logic, tư duy thuật giải.
Thái độ:
Cẩn thận, chính xác.
PHƯƠNG PHÁP
	Gợi mở, vấn đáp.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Chuẩn bị của thầy: 
	Giáo án điện tử, công cụ trình chiếu.
Chuẩn bị của trò: 
	Nắm vững các khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu.
QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÀNH GIỜ HỌC
Kiểm tra bài cũ: Khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu.
Bài mới:
Bảng phân bố tần số - tần suất: 
Lấy một ví dụ về mẫu số liệu.
Đưa ra khái niệm, giới thiệu bảng tần số.
Khái niệm tần suất, giới thiệu bảng tần số - tần suất.
Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp:
Lấy một mẫu số liệu có nhiều số liệu.
Thiết lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
Củng cố: Lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp từ mẫu số liệu đã cho.
TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ
Gọi 1 học sinh lên bảng
Nêu khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu.
Cho mẫu điều tra là “Học lực của học sinh trong lớp 10B10 ở học kì I”. Hãy cho biết: dấu hiệu điều tra (họ lực của học sinh), đơn vị điều tra (1 học sinh), kích thước mẫu (52), 1 mẫu số liệu (bạn Linh có học lực Khá).
Bài mới
§2: TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU (2 tiết)
Hoạt động 1: Thiết lập bảng phân bố tần số - tần suất
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Nêu ví dụ 1: Khi điều tra “Học lực của học sinh trong lớp 10B10 ở học kì I” ta thu được kết quả như sau: 
- Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong mẫu số liệu trên? 
- Giá trị Khá xuất hiện bao nhiêu lần trong mẫu số liệu? Số lần xuất hiện được gọi là tần số của giá trị Khá.
- Nêu khái niệm tần số cho HS chép vào vở.
- Giới thiệu cách trình bày mẫu số liệu trên dưới dạng bảng: Bảng phân bố tần số.
- Nêu khái niệm tần suất. Yêu cầu HS tính tần suất của một số giá trị trong ví dụ 1.
- Giới thiệu bảng phân bố tần số - tần suất: bổ sung cột tần suất vào bảng 1.
- Nêu chú ý: 
a) Trong bảng tần số thường có thêm ô ghi kích thước mẫu N.
b) Bảng tần số - tần suất có thể được viết dưới dạng ngang. (Tham khảo ví dụ 1 SGK).
- Yêu cầu HS thực hiện H1 SGK trang 163.
- Ghi chép ví dụ vào vở.
-
 Có 5 giá trị khác nhau: Giỏi, Khá, TB, Yếu, Kém.
- Giá trị Khá xuất hiện 22 lần. Tần số của giá trị Khá là 22.
- Nghe và hiểu vấn đề.
- Nắm được mẫu của Bảng phân bố tần số.
- Nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- Nghe hiểu vấn đề.
- Thực hiện H1 
Điểm bài thi
Tần số
Tần suất (%)
0
 6
1,50
1
15
3,75
2
43
10,75
3
53
13,25
4
85
21,25
5
72
18,00
6
55
13,75
7
33
8,25
8
18
4,5
9
10
2,5
10
10
2,5
N=400
Bảng phân bố tần số - tần suất
Ví dụ1: Kết quả thu được khi điều tra “Học lực của học sinh trong lớp 10B10 ở học kì I”:
01 học sinh có học lực Giỏi
22 học sinh có học lực Khá
26 học sinh có học lực TB
02 học sinh có học lực Yếu
01 học sinh có học lực Kém
- Khá : có 22 lần xuất hiện
 22 là tần số của Khá
- Khái niệm tần số: SGK
- Bảng phân bố tần suất:
Bảng 1
Giá trị
Tần số
Giỏi
01
Khá
22
TB
26
Yếu
02
Kém
01
N = 52
- Khái niệm tần suất: SGK
: tần số của ; N là kích thước mẫu.
 có tần số 
- Bảng phân bố tần số - tần suất:
Bảng 2
Giá trị
Tần số
Tần suất (%)
Giỏi
01
 1,92
Khá
22
42,31
TB
26
50,00
Yếu
02
 3,85
Kém
01
 1,92
N = 52
Hoạt động 2: Thiết lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Nêu ví dụ 2: SGK trang 163. 
- Có bao nhiêu giá trị trong mẫu số liệu? 
- Nêu hướng giải quyết: ghép số liệu thành các lớp. Theo dõi cách ghép lớp tronng SGK.
- Xem mỗi lớp như một giá trị của mẫu số liệu, ta cũng có các khái niệm tần số lớp, tần suất lớp, bảng tần số ghép lớp, bảng tần số - tần suất ghép lớp. 
- Yêu cầu HS thực hiện H2 SGK trang 164.
- Chú ý: có nhiều cách ghép lớp khác nhau tùy vào tiêu chí cần điều tra.
- Nghe và hiểu vấn đề.
- Có 15 (nhiều giá trị, lập bảng cồng kềnh).
- Nghe hiểu vấn đề và thực hiện nhiệm vụ:
- Thực hiện H2
Bảng 5 (SGK/164)
Lớp
Tần số
Tần suất (%)
6
16,7
12
33,3
10
27,8
5
13,9
3
 8,3
36
2. Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp
Ví dụ 2: SGK trang 163
- Bảng tần số ghép lớp:
Bảng 3
Lớp
Tần số
6
12
10
5
3
N = 36
- Bảng tần số - tần suất ghép lớp: 
Củng cố
Hoạt động 3: Luyện tập lập bảng tần số - tần suất, bảng tần số - tần suất ghép lớp
T/g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS làm bài tập 7 SGK trang 169, câu b.
- Chú ý HS cẩn thận khi xác định tần số ghép lớp. Nên đánh dấu các giá trị theo từng lớp ra giấy nháp rồi mới xác định tần số.
- Yêu cầu HS về nhà làm lập bảng tần số - tần suất ghép lớp cho các bài tập 6, 8 (SGK trang 169) và sách bài tập.
Lớp
Tần số
Tần suất (%)
[0; 2]
10
20,0
[3; 5]
22
44,0
[6; 8]
11
22,0
[9; 11]
3
 6,0
[12; 14]
3
 6,0
[13; 15]
1
 2,0
50
RÚT KINH NGHIỆM
Ý kiến đánh giá của GVHD Người soạn
 Hoàng Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tiet 1.doc