Giáo án Đại số CB 10 Tiết 8: Ôn tập chương I

Giáo án Đại số CB 10 Tiết 8: Ôn tập chương I

Tuần 4

Tiết 8 ÔN TẬP CHƯƠNG I

I. Mục tiêu:

  Về kiến thức:

– Củng cố lại các khái niệm mệnh đề, phủ định của một mệnh đề, các mệnh đề kéo theo, tương đương.

– Biết mối quan hệ giữa hai tập hợp: tập con, tập hợp bằng nhau và xác định các phép toán giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.

– Củng cố lại cách viết một số gần đúng.

  Về kỹ năng:

– Thành thạo cách xác định mệnh đề đúng, sai.

– Thành thạo các phép toán giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.

– Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số gần đúng.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số CB 10 Tiết 8: Ôn tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Tiết 8 ÔN TẬP CHƯƠNG I 
Ngày soạn: 25/08/2007
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu:
 * Về kiến thức: 
Củng cố lại các khái niệm mệnh đề, phủ định của một mệnh đề, các mệnh đề kéo theo, tương đương.
 Biết mối quan hệ giữa hai tập hợp: tập con, tập hợp bằng nhau và xác định các phép toán giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.
Củng cố lại cách viết một số gần đúng.
 * Về kỹ năng: 
Thành thạo cách xác định mệnh đề đúng, sai.
Thành thạo các phép toán giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.
Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán các số gần đúng.
 * Về tư duy : 
Tư duy logic.
Biết sử dụng máy tính để tính toán các số gần đúng.
 * Về thái độ: 
Cẩn thận, chính xác. 
Kiên nhẫn trong các bước đo đạc.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học
 Thước đo + máy tính Casio fx 500MS.
III. Phương pháp dạy học: 
 Gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Giảng bài tập
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
· Gọi học sinh phát biểu tại chỗ.
· Đây là kiến thức cơ bản, GV có thể đưa một số ví dụ khác trong thực tế mà khi đảo lại chưa chắc đúng: “Nếu trời mưa thì đường phố ướt”, đảo lại: “Nếu đường phố ướt thì trời mưa” (chưa chắc đúng).
· Học sinh đứng dậy trả lời.
· đúng khi A sai và sai khi A đúng.
· Mệnh đề đảo của mệnh đề A Þ B là mệnh đề B Þ A. Nếu A Þ B đúng thì chưa chắc mệnh đề đảo B Þ A đúng.
 Ví dụ: “Số tự nhiên có tận cùng là 0 thì chia hết cho 5” (đúng).
 Đảo lại (Sai).
1/ Xác định tính đúng sai của mệnh đề phủ định theo tính đúng sai của mệnh đề A.
2/ Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề A Þ B ? Nếu A Þ B đúng thì mệnh đề đảo của nó có đúng không? Cho ví dụ minh hoạ.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
· Đây là những câu có trong lý thuyết, GV chỉ cần cho học sinh đứng dậy phát biểu tại chỗ.
· Cho học sinh phát biểu bằng lời và cho từng nhóm lên vẽ hình.
· Cần nhắc nhở học sinh phân biệt các phép toán này.
· Phần bù là một trường hợp đặc biệt của A \ B.
· Cho học sinh lên bảng viết các kí hiệu khoảng, đoạn, nửa khoảng và biểu diễn trên trục số.
· Gọi học sinh nhắc lại định nghĩa.
·Nhắc lại mệnh đề PÞ Q đúng hay sai khi nào?
· Hướng dẫn học sinh vẽ hình rồi đưa ra kết luận đúng.
· Ta có: A Û B khi và chỉ khi A Þ B và B Þ A cùng đúng.
· A ⊂ B Û "x (x ∈ A Þ 
 x ∈ B).
· A = B Û "x (x ∈ A Û 
 x ∈ B).
A
B
A ∩ B
B
A\ B
A
A
CAB
B
B
A ∪ B
A
[a; b] = {x ∈/ a ≤ x ≤ b}
(a; b) = {x ∈/ a < x< b}
[a; b) = {x∈/ a ≤ x < b}
(a; b] = {x∈/ a < x ≤ b}
[a;) = {x ∈/ a ≤ x }
(;a] = {x ∈/ x ≤ a }
= (;) .
· là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
· Nếu ∆a ≤ d thì d là độ chính xác của số gần đúng a.
· Mệnh đề P Þ Q chỉ sai khi P đúng Q sai, và đúng cho các trường hợp còn lại.
P Þ Q là mđ đúng.
P Þ Q là mđ sai.
3/ Thế nào là hai mệnh đề tương đương?
4/ Nêu định nghĩa tập hợp con của một tập hợp và định nghĩa hai tập hợp bằng nhau.
5/ Nêu các định nghĩa hợp, giao, hiệu và phần bù của hai tập hợp. Minh hoạ các khái niệm đó bằng hình vẽ.
· A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B}
· A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}
· A \ B = {x | x ∈ A và x ∉ B}
 Khi B ⊂ A thì CAB = A \ B.
6/ Nêu định nghĩa đoạn [a; b], khoảng (a; b), nửa khoảng (a; b], [a; b), (; b], [a;). Viết tập hợp các số thực dưới dạng một khoảng.
7/ Thế nào là sai số tuyệt đối của một số gần đúng? Thế nào là độ chính xác của một số gần đúng?
8/ Cho tứ giác ABCD. Xét tính đúng sai của mệnh đề PÞ Q với
 a) P: “ABCD là một hình vuông” ;
 Q: “ABCD là một hình bình hành” ;
 b) P: “ABCD là một hình thoi”
 Q: “ABCD là một hình chữ nhật”.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
· Hướng dẫn học sinh vẽ hình, và xem kỹ các hình nào có các tính chất của hình kia.
· Đây là bài tập khó, GV cần để học sinh thảo luận theo nhóm rồi trình bày lời giải.
· Gọi học sinh đứng dậy phát biểu thông qua giơ tay.
· Câu a học sinh chỉ cần thế giá trị k vào rồi tính.
· Củng cố lại các phép toán tìm giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.
· Gọi một học sinh phát biểu thông qua giơ tay.
· Cần nhắc kỹ : “Tìm giao” là tìm các phần tử chung, “Tìm hợp” là gom các phần tử lại, còn “Tìm hiệu” là ta bỏ các phần tử của tập hợp sau.
· Học sinh thảo luận theo nhóm và cử một em lên bảng trình bày lời giải.
· Hãy vẽ các hình tứ giác trên và đưa ra nhận xét đúng.
· Một em đứng dậy phát biểu và các em còn lại im lặng lắng nghe bạn và rút ra nhận xét.
· Học sinh có thể quên phần tử {0} ở câu b.
· Thử một vài giá trị n ở câu c rồi rút ra kết luận.
· Hãy nhắc lại định nghĩa về các phép toán giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.
· Dựa vào định nghĩa, một em đứng dậy đưa ra kết luận.
· Học sinh lên bảng vẽ các trục số biểu diễn các phép toán trên.
(
)
–3
(
)
0
7
10
9/ Xét mối quan hệ bao hàm của các tập hợp sau:
 A là tập hợp các hình tứ giác;
 B là tập hợp các hình bhành;
 C là tập hợp các hình thang;
 D là tập hợp các hình chữ nhật;
 E là tập hợp các hình vuông;
 G là tập hợp các hình thoi;
· E ⊂ G ⊂ B ⊂ C ⊂ A;
· E ⊂ D ⊂ B ⊂ C ⊂ A.
10/ Liệt kê các phần tử của tập hợp sau:
 a) A = {3k –2| k = 0,1,2, 3, 4, 5}
 b) B = {x ∈ | x ≤ 12}
 c) C = {(– 1)n | n ∈ }.
Giải:
A = {– 2; 1; 4; 7; 10; 13}
B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}
C = {– 1; 1}.
11/ Giả sử A, B là hai tập hợp số và x là một số đã cho. Tìm các cặp mệnh đề tương đương trong các mệnh đề sau:
 P: “x ∈ A ∪ B” ;
 Q: “x ∈ A \ B” ;
 R: “x ∈ A ∩ B” ;
 S: “x ∈ A và x ∈ B” ;
 T: “x ∈ A hoặc x ∈ B” ;
 X: “x ∈ A và x ∉ B” .
· P Û T ; R Û S ; Q Û X.
12/ Xác định các tập hợp sau:
(– 3; 7) ∩ (0; 10)
(; 5) ∩ (2;)
\ (; 3)
Giải:
(– 3; 7) ∩ (0; 10) = (0; 7)
(; 5) ∩ (2;) = (2; 5)
\ (; 3) = [3;)
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
· Hướng dẫn học sinh bấm máy và chọn bao nhiêu số lẻ theo cách quy tròn số.
· Vì độ chính xác đến hàng phần mười nên ta quy tròn 347,13 đến hàng đơn vị. Vậy số quy tròn là số nào?
· Cho học sinh nhắc lại các phép toán giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.
· Vẽ biểu đồ Ven, từ đó học sinh đưa ra nhận xét dễ dàng.
· Cho học thảo luận theo nhóm bằng cách vẽ trục số rồi cử một em lên bảng vẽ hình và đưa ra kết luận đúng.
· Cho mệnh đề P Þ Q, thì P là điều kiện đủ để có Q, và Q là điều kiện cần để có P.
· Hs bấm máy là = 2,289428485 và theo yêu cầu của đề là lấy ba số lẻ, nên kết quả là 2,289.
· Hs có thể cho nhiều kết quả khác nhau, do đó cần thảo luận theo nhóm.
· Thấy 2 số 1, 3 ở hàng thập phân không là chữ số chắc nên kết luận là số 347.
· Vẽ biểu đồ Ven rồi đưa ra nhận xét.
 a) Đúng b) Sai
 c) Đúng d) Sai
 e) Đúng
(
)
a
(
)
b
c
d
· Vẽ trục số rồi đưa ra nhận xét.
· Học sinh giơ tay phát biểu và đếm số giơ tay về việc chọn các câu.
13/ Dùng máy tính bỏ túi hoặc bảng số để tìm giá trị gần đúng a của (kết quả được làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba). Ước lượng sai số tuyệt đối của a.
· a = 2,289 ; ∆a < 0,001.
14/ Chiều cao của một ngọn đồi là h = 347,13 m ± 0,2 m.
 Hãy viết số quy tròn của số gần đúng 347,13.
· Số quy tròn của 347,13 là 347.
15/ Những quan hệ nào trong các quan hệ sau đây là đúng?
A ⊂ A ∪ B ;
A ⊂ A ∩ B ;
A ∩ B ⊂ A ∪ B ;
A ∪ B ⊂ B ;
A ∩ B ⊂ A.
 Câu trắc nghiệm: Chọn phương án đúng trong các bài tập sau:
16/ Cho các số thực a, b, c, d và a < b < c < d. Ta có:
 (a; c) ∩ (b; d) = (b; c) ;
 (a; c) ∩ (b; d) = [b; c) ;
 (a; c) ∩ [b; d) = [b; c] ;
 (a; c) ∪ (b; d) = (b; d) ;
· Đúng là (A).
17/ Biết P Þ Q là mệnh đề đúng. Ta có:
 P là điều kiện cần để có Q;
 P là điều kiện đủ để có Q;
 Q là điều kiện cần và đủ để có Q;
 Q là điều kiện đủ để có Q;
· Đúng là (B).
Củng cố:
Dặn dò: Học các bài trong chương I để kiểm tra một tiết, và xem bài Hàm số.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn chuong I -C1-DC10C.doc