Giáo án Đại số cơ bản khối 10

Giáo án Đại số cơ bản khối 10

CHƯƠNG I : MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP.

( 08 tiết )

Ngày soạn : 11/8/2008

Tiết: 01 & 02

 § 1. MỆNH ĐỀ.

I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:

Học sinh nắm vững khái niệm mệnh đề, mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ. Biết lập MĐ phủ định của một MĐ.

II / CHUẨN BỊ :

Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi Phiếu học tập.

III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.

 

doc 80 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số cơ bản khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP.
( 08 tiết )
Ngày soạn : 11/8/2008
Tiết: 01 & 02
	§ 1. MỆNH ĐỀ.
I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Học sinh nắm vững khái niệm mệnh đề, mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương, các điều kiện cần, đủ, cần và đủ. Biết lập MĐ phủ định của một MĐ.
II / CHUẨN BỊ :
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi  Phiếu học tập.
III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
	TIẾT 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN.
1) Mệnh đề :
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ minh họa hai thí dụ trong SGK (trang4) giúp nhận biết khái niệm (hình bên trái : TD1, hình phải : TD2).
Có thể hướng dẫn học sinh kiểm tra tính đúng (sai) của MĐ p2 < 9,86 bằng máy tính fx500MS.
Từ hai thí dụ trên giáo viên đưa ra khái niệm MĐ.
Hoạt động 1 : Giáo viên đề nghị học sinh đưa thêm những thí dụ về MĐ, không phải MĐ.
Giáo viên chú ý phân tích phát biểu có phải là MĐ hay không, nếu là MĐ thì đúng hay sai.
2) Mệnh đề chứa biến :
Hoạt động 2 : Thay TD1 p2 < 9,86 bằng x2 < 9,86.
Yêu cầu học sinh nhận xét.
Giáo viên đưa ra khái niệm MĐ chứa biến.
Tìm x để MĐ đúng (sai).
II/ PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ minh họa thí dụ trong SGK (trang 5) giúp nhận biết khái niệm.
Phủ định của một mệnh đề, kí hiệu. 
A đúng => sai và ngược lại.
Hoạt động 3 : (HĐ 4 đầu trang 6)
Yêu cầu học sinh nhận xét MĐ “Tổng hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn cạnh thứ ba” có phải là MĐ .
 Có thể hướng dẫn học sinh kiểm tra tính đúng (sai) của MĐ “p là một số hữu tỉ” bằng máy tính fx500MS, dùng thước có chia cm đo cụ thể độ dài các cạnh của một tam giác trên bảng để kiểm tra tính đúng (sai) của MĐ “Tổng hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn cạnh thứ ba”.
Học sinh trả lời TD1, TD 2.
Nhận xét, so sánh giữa hai hình. Hình trái khẳng định đúng, sai. Hình phải không thể khẳng định đúng, sai.
Học sinh đưa thêm các TD, các học sinh khác nhận xét.
Học sinh nhận xét, đóng góp ý kiến cho các TD của bạn. Cách ghi MĐ A:“”.
Học sinh nhận xét. Tìm giá trị x để có MĐ đúng, sai.
Học sinh xem sách, đọc thí dụ, nhận xét.
Hiểu ý nghĩa khái niệm MĐ phủ định của một MĐ, cách ghi kí hiệu. Liên hệ tính đúng, sai giữa A với .
Phát biểu MĐ , .
Nhận xét.
Phân biệt ba trường hợp lớn, nhỏ , bằng.
(phủ định của lớn là không lớn).
V / CỦNG CỐ: 
Mệnh đề. thí dụ không phải MĐ, MĐ đúng, MĐ sai.
Phủ định của MĐ.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK (trang 9).
Tìm thêm các thí dụ về MĐ, không phải MĐ, MĐ chứa biến, MĐ và MĐ phủ định.
	TIẾT 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ.
Yêu cầu học sinh nêu các thí dụ về MĐ, không phải MĐ, MĐ chứa biến (khi nào MĐ chứa biến đúng, sai).
Yêu cầu học sinh giải bài tập 1,2.
III/ MỆNH ĐỀ KÉO THEO.
Hướng dẫn học sinh xem TD 3 (trang6).
Trình bày MĐ kéo theo.
Cho A : “ ”, B : “”. Lập MĐ A=>B.
Xét tính đúng, sai của MĐ A=>B.
Phân tích GT, KL; ĐK cần, ĐK đủ.
Hoạt động 4 : ( HĐ 6 đầu trang 7)
Củng cố ĐK cần, ĐK đủ.
IV/ MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG.
Hoạt động 5 : Liên hệ hoạt động 4, yêu cầu học sinh lập MĐ B=>A.
Trình bày MĐ đảo của một MĐ.
Hai MĐ tương đương (ĐK cần và đủ).
V/ KÍ HIỆU " VÀ $.
Phát biểu bằng lời MĐ (TD 6 trang 7). Đặt vấn đề ghi tóm tắt phát biểu bằng kí hiệu (học sinh đã làm quen với kí hiệu ở cấp 2).
Hoạt động 8 : (HĐ 8, 9 đầu trang8).
Yêu cầu học sinh phát biểu MĐ có từ “với mọi”, “tồn tại”. Học sinh khác viết lại tóm tắt bằng kí hiệu. Nhận xét tính đúng, sai. Lập MĐ phủ định.
Học sinh nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
1a, d Mệnh đề . 1b, c Mệnh đề chứa biến.
2a A :“1794 chia hết cho 3” là mệnh đề đúng. :“1794 không chia hết cho 3”
Học sinh xem sách, đọc thí dụ, nhận xét.
Lập MĐ A=>B.
Nhận xét.
Phát biểu định lí dưới dạng ĐK cần, ĐK đủ.
Lập MĐ B=>A.
Nhận xét tính đúng, sai của MĐ A=>B, B=>A, khi nào hai MĐ ấy tương đương.
Học sinh xem sách, đọc thí dụ, nhận xét.
Nắm ý nghĩa kí hiệu, ghi bằng kí hiệu.
Phát biểu, nhận xét phát biểu của bạn. Ghi tóm tắt bằng kí hiệu.
V / CỦNG CỐ: 
Mệnh đề, mệnh đề đảo.
Vận dụng: Phủ định của MĐ: ““"x, P(x)” là “$x, không phải P(x)”
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Tìm thêm các thí dụ về MĐ, không phải MĐ, MĐ chứa biến, MĐ và MĐ phủ định.
Giải các bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK trang 9, 10.
	TIẾT 3 LUYỆN TẬP.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài cũ kết hợp với yêu cầu học sinh sửa bài tập.
Bài tập 3.
Hướng dẫn học sinh phân tích MĐ kéo theo A=>B.
Bài tập 4.
Hướng dẫn học sinh phân tích MĐ tương đương AóB. 
Bài tập 5.
Củng cố ý nghĩa kí hiệu ",$.
Hướng dẫn học sinh ghi tóm tắt kí hiệu.
Bài tập 6.
Yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời, nhận xét tính đúng sai của MĐ.
Bài tập 6 ngược lại với bài tập 5.
Bài tập 7.
Phủ định của MĐ A : “"xÎM : P(x)” là
 : “$xÎM :”.
Phủ định của MĐ B : “"xÎM : P(x)” là
 : “$xÎM :”.
Học sinh nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
a) B=>A.
b) A là điều kiện đủ để có B.
c) B là điều kiện cần để có A.
A là điều kiện cần và đủ để có B.
a) A : “"xÎR : 1.x = x”.
b) B : “$xÎM : x + x + 0”.
c) C : “"xÎR : x + (-x) = 0”.
a) Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn 0.
b) Có một số tự nhiên bằng bình phương của chính nó.
c) Mọi số tự nhiên đều không lớn hơn hai lần chính nó.
d) Có một số thực nhỏ hơn nghịch đảo của nó.
a) $xÎN : n không chia hết cho n.
b) "xÎQ : x2 = 2.
c) $xÎR : x ³ x +1. 
d) "xÎR : 3x ¹ x2 + 1.
V. CỦNG CỐ : 
Hướng dẫn học sinh đúc kết nhận xét, nhìn lại phương pháp giải qua các bài tập.
Phủ định của $ là "; phủ định của ³ là <; phủ định của = là ¹.
VI. DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Tìm thêm các thí dụ về MĐ, không phải MĐ, MĐ chứa biến, MĐ và MĐ phủ định.
Dụng cụ học tập : thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi.
Xem trước bài §2 TẬP HỢP.
Ngày soạn : 15/8/2008
Tiết : 04
	§ 2. TẬP HỢP.
I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Học sinh nắm vững khái niệm tập hợp, phần tử, tập hợp bằng nhau. Biết diễn đạt các khái niệm bằng ngôn ngữ MĐ. Biết cách xác định một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng.
II / CHUẨN BỊ :
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi  Phiếu học tập.
III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ :
Khái niệm mệnh đề. Cho thí dụ không phải là MĐ, MĐ đúng, MĐ sai. Tìm mệnh đề phủ định.
Có thể kết hợp kiểm tra bài cũ để hướng dẫn học sinh vào hoạt động 1.
I/ KHÁI NIỆM TẬP HỢP.
Tập hợp và phần tử.
Hoạt động 1 : Sử dụng kí hiệu Î vàÏ để viết mệnh đề.
Tập hợp số nguyên Z, tập hợp số tự nhiên Q.
Khái niệm tập hợp. Phần tử. Thuộc, không thuộc.
Yêu cầu học sinh cho thí dụ khác SGK.
Cách xác định tập hợp.
Hoạt động 3 : B = { xÎR / 2x2 - 5x + 3 = 0 }
Ghi nhớ. (Hình 1)
Tập hợp rỗng.
Hoạt động 4 : A = { xÎR / x2 + x + 1 = 0 }
Kí hiệu Æ.
II/ TẬP HỢP CON.
Hoạt động 5 : (Hình 2)
Định nghĩa tập hợp con (Hình 3). AÌ B hoặc B É A.
AÌ B ó ("xÎA => xÎB)
Tính chất. (Hình 4)
III/ TẬP HỢP BẰNG NHAU.
Hoạt động 6 : 
Định nghĩa A = B ó AÌ B và BÌ A
A = B ó "x (xÎA ó xÎB)
Hai tập hợp bằng nhau gồm cùng các phần tử như nhau.
3ÎZ (đúng), 3ÏZ (sai)
a) 3ÎZ. 
b) Ï Q.
A là tập hợp các học sinh lớp 10C.
Dũng Î A, Sơn Ï A.
B = { 1; 3/2 }
x2 + x + 1 = 0 vô nghiệm.
Tập A không có phần tử nào hết.
Xem biểu đồ. Nhận xét.
ZÌ Q
Số nguyên là số hữu tỉ.
Có thể tìm các phần tử của A, B và so sánh => A = B hoặc chứng minh AÌ B và BÌ A.
V / CỦNG CỐ:
Hai cách ghi tập hợp.
Tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK (trang 13).
Đọc trước bài §3 CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP.
Ngày soạn : 18/8/2008
Tiết : 05
	§3. CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP.
I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Học sinh nắm vững khái niệm tập hợp, phần tử, tập hợp bằng nhau. Biết diễn đạt các khái niệm bằng ngôn ngữ MĐ. Biết cách xác định một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng.
II / CHUẨN BỊ:
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi  Phiếu học tập.
III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ :
Mệnh đề. Tập hợp.
1) Cho A = { -1; 0; 1 }. Tìm mệnh đề sai :
a) {Æ}Ì A	b) Æ Ì A	c) { 0 }Ì A	d) A Ì A.
2) Cho A = { -1; 0; 1 }. Tìm mệnh đề đúng :
a){Æ}Ì A b) Æ Î A c) { 0 }Î A d) A Ì A.
I/ GIAO CỦA HAI TẬP HỢP.
Hoạt động 1 : 
Định nghĩa : A Ç B
 (Hình 5)
II/ HỢP CỦA HAI TẬP HỢP.
Hoạt động 2 : Xác định tập hợp D gồm các số tự nhiên là ước của 12 hoặc là ước của 18.
Định nghĩa : A È B
 (Hình 6)
III/ HIỆU VÀ PHẦN BÙ CỦA HAI TẬP HỢP.
Hoạt động 3 : Xác định tập hợp E gồm các số tự nhiên là các ước của 12 mà không là ước của 18.
Định nghĩa : A \ B
 (Hình 7, 8)
Phần bù của B trong A.
Bài tập 1 trang 15.
Ghi các tập hợp A, B bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
Củng cố các phép toán hợp, giao, hiệu của hai tập hợp. 
Bài tập 3 trang 15.
Củng cố và vận dụng các phép toán hợp, giao của hai tập hợp vào bài tập có nội dung thực tế.
Phân tích bài toán. Hướng dẫn học sinh vận dụng mô hình toán học với các phép toán hợp, giao của hai tập hợp. Liên hệ bài tập 2, vẽ biểu đồ Ven minh họa.
1a; 2d
Các học sinh khác nhận xét, đóng góp ý kiến.
a) A = { 1; 2; 3; 4; 6; 12 }.
 B = { 1; 2; 3; 4; 6; 9; 18 }.
b) C = { 1; 2; 3; 4; 6 }.
D = { 1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18 }.
Xem SGK.
E = { 12 }.
Xem SGK.
A = { C, O, H, I, T, N, E }.
B = { C, O, N, G, M, A, I, S, A, T,Y, E, K }.
x x
x x
x x 
x x
x x
x x x x x
x x x x x
x x
x x x 
Giỏi Tốt
V / CỦNG CỐ:
Biểu đồ Ven biểu diễn các phép toán: giao, hợp, hiệu.
Vận dụng trong việc giải bài tập.
VI / DẶN DÒ, BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Làm bài tập 4 SGK (trang 15).
Đọc trước bài §4 CÁC TẬP HỢP SỐ.
Ngày soạn : 26/8/2008
Tiết : 06
	§4. CÁC TẬP HỢP SỐ.
I / MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Củng cố các tập hợp số đã học và mối quan hệ giữa chúng. Học sinh nắm vững các khái niệm khoảng, đoạn, nửa khoảng (nửa đoạn) và biểu diễn chúng trên trục số.
II / CHUẨN BỊ:
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi  Phiếu học tập.
III / PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ :
Củng cố bài cũ khi yêu cầu học sinh tìm giao, hợp, hiệu của các khoảng, đoạn, nửa khoảng (nửa đoạn).
I/ CÁC TẬP HỢP SỐ ĐÃ HỌC.
Hoạt động 1 : Yêu cầu học sinh cho thí dụ về các số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực. Số -5 có phải là số hữu tỉ (số thực ... , 3, 4, trang 140.
	TIẾT 57 - LUYỆN TẬP.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ kết hợp với quá trình sửa bài tập. Đường tròn lượng giác.
Bài tập 1.
Bài tập 2.
Củng cố công thức: sin2a + cos2a = 1.
Bài tập 3.
Học sinh nhắc lại dấu của các GTLG của một góc a (a nằm ở các góc phần tư).
Bài tập 4.
Lưu ý học sinh phương pháp giải áp dụng các công thức lượng giác cơ bản với việc xét dấu các GTLG.
a) Giải bằng MTBT => a » 1,26 (7204’47’’)
b) Giải bằng MTBT => a » -0,78 (-44025’37’’). Liên hệ BT1a).
 => a » p + 0,78 » 3,93
=> cos(3,93) » -0,70
Nhắc lại các GTLG. Đường tròn lượng giác. Các trục sin, cos, tan, cot.
BT1.
Học sinh nhắc lại các hệ quả được suy từ định nghĩa các GTLG.
-1 £ sina £ 1; -1 £ cosa £ 1.
a) Có vì -1 < -0,7 < 1.
b) Không vì 4/3 > 1
c)Không (tương tự).
d) Không.
BT2.
a) Không.
(vì không thỏa sin2a + cos2a = 1).
b) Có, c) Không.
BT3.
Học sinh liên hệ trên đường tròn lượng giác để xác định dấu của các GTLG.
a) 
(a - p thuộc cung phần tư thứ III)
=> sin(a - p) < 0.
b) ,
c) tan(a + p) > 0.
BT4.
a) 
b) 
c) 
d) 
DẶN DÒ :
Chuẩn bị compa, MTBT.
Làm lại bài tập 3, 4 & làm thêm bài tập 5 trang 140.
Đọc trước §3 CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC. Chuẩn bị ôn tập.
Ngày soạn : 
Tiết PPCT : 58 & 59.
	§2 CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC - ÔN TẬP.
I / MỤC TIÊU :
Học sinh biết áp dụng các công thức cộng, nhân đôi, biến đổi tổng thành tích, tích thành tổng để giải các bài tập đơn giản như tính giá trị lượng giác của một góc, rút gọn những biểu thức lượng giác đơn giản và chứng minh một số hằng đẳng thức.
II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi  Phiếu học tập.
III / PHƯƠNG PHÁP :
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	TIẾT 58
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: Dấu của các GTLG. Bài tập 3, 4 trang 148 (đã sửa).
I/ CÔNG THỨC CỘNG.
Tính GTLG của các góc (a ± b) theo GTLG của a, b.
Thí dụ 1 dùng MTBT (Đơn vị R),
Thí dụ 2 xem SGK trang 150.
Bài tập 1 trang 153.
Yêu cầu hai học sinh tính theo hai cách : dùng MTBT và áp dụng công thức cộng (kết hợp với góc có liên quan đặc biệt).
II/ CÔNG THỨC NHÂN ĐÔI.
Công thức nhân đôi là trường hợp đặc biệt của công thức cộng (a + a).
Thí dụ 1 xem SGK trang 151. 
Thí dụ 2 dùng MTBT (Đơn vị R).
Bài tập 5 trang 154.
Yêu cầu hai học sinh tính theo hai cách : dùng MTBT và áp dụng công thức nhân đôi.
Học sinh trình bày kiến thức cũ. Giải lại bài tập đã sửa.
Học sinh xem SGK trang 149,150.
Nhận xét: cộng đại số có nghĩa là cộng, trừ.
Thường không cần thiết lập công thức tính cot(a ± b) vì cot(a ± b) = 1/tan(a ± b).
Chú ý điều kiện để công thức có nghĩa.
Học sinh đầu tiên có thể tự nhận xét chọn cách giải. Học sinh thứ hai giải cách khác.
Một học sinh ghi lại công thức cộng trên bảng, học sinh khá giỏi suy ra công thức góc nhân đôi.
Học sinh đầu tiên có thể tự nhận xét chọn cách giải. Học sinh thứ hai giải cách khác.
DẶN DÒ :
Chuẩn bị MTBT.
Xem lại các công thức đã học. Làm bài tập 2, 3 trang 154.
Đọc tiếp III/ CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI TÍCH THÀNH TỔNG, TỔNG THÀNH TÍCH.
	TIẾT 59
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: 
Công thức cộng, công thức nhân đôi. Bài tập 1, 5 trang 153, 154.
III/ CÔNG THỨC BIẾN ĐỔI TÍCH THÀNH TỔNG, TỔNG THÀNH TÍCH.
1. Công thức biến đổi tích thành tổng.
Xem trang 151 và thí dụ trang 152.
Bài tập áp dụng: 
Tính 
Hướng dẫn học sinh áp dụng công thức biến đổi tích thành tổng.
2. Công thức biến đổi tổng thành tích.
Xem trang 152 và thí dụ trang 153.
Bài tập 7 trang 155.
Hướng dẫn học sinh áp dụng công thức biến đổi tổng thành tích.
Hướng vận dụng trong trường hợp:
sinu ± cosv = sinu ± sin(p/2 - v).
sinu ± cosv = cos(p/2 - u) ± cosv.
Nhắc lại kiến thức cũ. Làm lại bài tập đã sửa.
1) Học sinh xem SGK trang 151, 152. Hiểu ý nghĩa cách đặt tên công thức “biến đổi tích thành tổng” và hướng vận dụng.
Một học sinh lên bảng giải bài tập áp dụng bằng cách vận dụng công thức biến đổi tích thành tổng. Học sinh khác sử dụng MTBT để kiểm tra kết quả.
2) Học sinh hoạt động tương tự như phần 1).
Nhận xét mối liên hệ giữa nhóm công thức biến đổi tích thành tổng và tổng thành tích.
Nhận xét các trường hợp vận dụng công thức.
Suy ra các công thức biến đổi tổng sinu ± cosv thành tích.
DẶN DÒ :
Chuẩn bị MTBT.
Làm lại các bài tập đã sửa.
Chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
Chương IV: Bất đẳng thức. Bất phương trình.
Chương V: Thống kê.
Chương VI: Góc và cung lượng giác.
Ngày soạn : 
Tiết PPCT : 60.
	KIỂM TRA CUỐI NĂM.
Sở GD & ĐT Tỉnh Bến Tre 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.	
Trường THPT Chợ Lách B. 	Môn : Toán – Lớp 10 Cơ bản.
	Năm học 2006 – 2007.
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 5 điểm )
	Thời gian : 50 phút ( Không kể thời gian phát đề ).
Tìm tập nghiệm của bất phương trình: 2 - 3x > 0
Tìm tập nghiệm của bất phương trình: 4 - 3x - x2 > 0
Tìm tập nghiệm của bất phương trình: 4x2- 12x + 9 £ 0.
Tìm tập nghiệm của bất phương trình: 4x2- x + 3 £ 0.
Æ 
Tìm bảng xét dấu đúng:
 x
-¥ 1/2 2 +¥
-2x2 + 5x - 2
 - 0 + 0 -
 x
-¥ 1/2 2 +¥
-2x2 + 5x - 2
 + 0 - 0 +
 x
-¥ 1/2 2 +¥
-2x2 + 5x - 2
 + 0 - 0 -
 x
-¥ 1/2 2 +¥
-2x2 + 5x - 2
 - 0 + 0 +
Tìm bảng xét dấu đúng:
 x
-¥ 4/3 +¥
9x2 - 24x + 16
 + 0 +
 x
-¥ 4/3 +¥
9x2 - 24x + 16
 - 0 -
 x
-¥ 4/3 +¥
9x2 - 24x + 16
 + 0 -
 x
-¥ 4/3 +¥
9x2 - 24x + 16
 - 0 +
Tìm miền nghiệm của hệ bất phương trình 
Tìm số trung bình cộng của bảng phân bố tần số sau đây:
Điểm thi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cộng
Tần số
2
2
1
4
9
11
6
5
3
2
45
5,9 6,1 12,2 5,5 
Tìm mốt của bảng phân bố tần số sau đây:
Điểm thi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cộng
Tần số
2
2
1
4
9
11
6
5
3
2
45
6,1 12,2 5,5 5,9 
Hãy tìm số trung vị khi biết điểm thi môn toán của sáu học sinh như sau:
3,5
4,0
4,5
7,0
7,5
9,5
5,75 4,50 7,00 6,00
Tính độ lệch chuẩn của bảng số liệu thống kê sau đây:
Lớp nhiệt độ (0C)
[12 ; 14)
[14 ; 16)
[16 ; 18)
[18 ; 20)
[20 ; 22]
Cộng
Tần số
2
4
13
7
6
32
2,2 4,9 13,0 19,0
Tính phương sai của bảng số liệu thống kê sau đây:
Lớp nhiệt độ (0C)
[12 ; 14)
[14 ; 16)
[16 ; 18)
[18 ; 20)
[20 ; 22]
Cộng
Tần số
2
4
13
7
6
32
4,9 2,2 13 19
Cho DGHL có GH = 8, HL = 5, = 500 . Tính GL (làm tròn đến một chữ số thập phân) .
6,1 5,3	 11,9	2,4
Cho DABC có a = 21 , b = 17, c = 10. Tính (làm tròn đến giây).
980 47’ 51’’ 810 12’ 9’’ 280 4’ 21’’ 1110 48’ 13’’ 
Cho DABC có a = 30, b = 51, c = 63. Tính S.
756	 486 405	252
Cho DABC có a = 15, b = 14, c = 13. Tính r.
4 3 5 2
Cho DABC, hãy tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:
Gọi R là bán kính đường tròn ngoại tiếp của DKMN, hãy tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây:
Tính góc giữa hai đường thẳng d1: 2x - y + 5 = 0 và d2: 3x + y - 6 = 0.
450 300 600 900.
Tính khoảng cách từ điểm M(-2;5) đến đường thẳng D: 15x - 8y + 2 = 0.
4 3 2 1.
	Sở GD-ĐT Tỉnh Bến Tre ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
Trường THPT Chợ Lách B 	Năm học 2006 – 2007.
	Môn : Toán – Lớp 10 Cơ bản
II/ PHẦN TỰ LUẬN : ( 5 điểm )
	Thời gian : 70 phút ( Không kể thời gian phát đề ).
Bài 1 : Cho bảng số liệu thống kê sau đây:
Lớp chiều cao (cm)
Tần số
[150 ; 156)
[156 ; 162)
[162 ; 168)
[168 ; 174]
7
14
16
3
Cộng
40
Hy vẽ biểu đồ tần số hình cột v đường gấp khúc tần số. 	( 1 điểm )
Bài 2 : Giải bất phương trình: . 	( 2 điểm )
Bài 3 : Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A( -5; 6), B( 3; -4)
	( 1 điểm )
Bài 4 : Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng
D1: 5x - y + 2 = 0 v . 	( 1 điểm ) 
ĐÁP ÁN TOÁN 10 CB PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 ñieåm )
Bài 1 : Biểu đồ tần số hình cột: 0,75đ. Đường gấp khúc tần số: 0,25đ.
Lớp chiều cao (cm)
Tần số
[150 ; 156)
[156 ; 162)
[162 ; 168)
[168 ; 174]
7
14
16
3
Cộng
40
Bài 2 : . 
x
-¥ -2 0 2 2,5 3 +¥
x2 - 3x
 + + 0 - - - 0 +
 x - 2
 - - - 0 + + +
10 + x - 2x2
 - 0 + + + 0 - -
f(x)
 + // - 0 + 0 - // + 0 -
0,5đ
0.5đ
0,5đ
0.5đ
T = ( -2 ; 0 ] È [ 2 ; 2,5 ) È [ 3 ; +¥ ).
Bài 3 : Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A( -5; 6), B( 3; -4)
VTCP ( 8; -10) ( 0,5đ ). PT: ( 0,5đ ).
 (hoặc giải cách khác, giám khảo tự chia thang điểm -> 5x + 4y + 1 = 0).
Bài 4 : Giải hệ PT : (0,5đ) Cắt (0,5đ)
(hoặc giải cách khác, giám khảo tự chia thang điểm).
Ngày soạn : 
Tiết PPCT : 61.
	§ ÔN TẬP CUỐI NĂM.
I / MỤC TIÊU :
Học sinh nắm được hệ thống kiến thức đại số lớp 10. Phương pháp suy luận, vận dụng kiến thức. Phương pháp giải và trình bày bài giải.
II / CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Sách GK, sách GV, tài liệu, thước kẻ, compa, máy tính bỏ túi  Phiếu học tập.
III / PHƯƠNG PHÁP :
Phương pháp vấn đáp gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV / TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhìn lại chương trình Đại số lớp 10.
SGK trang 174, 175.
Kiến thức cần thiết của mỗi chương và phương pháp vận dụng.
Chương I: MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP.
Các khái niệm cơ bản của toán học. Hiểu ý nghĩa và trình bày kí hiệu.
Chương II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI.
Củng cố kiến thức cấp hai.
Chương III: PHƯƠNG TRÌNH. HỆ PHƯƠNG TRÌNH.
Củng cố kiến thức cấp hai.
Lưu ý điều kiện (TXĐ của phương trình).
Kết hợp kĩ năng giải PT, hệ PT với việc sử dụng MTBT.
Chương IV: BẤT ĐẲNG THỨC. BẤT PHƯƠNG TRÌNH.
Củng cố và nâng cao các kiến thức về bất đẳng thức (BĐT Cô si).
Vận dụng xét dấu của NT bậc nhất, TT bậc hai để giải bất phương trình.
Chương V: THỐNG KÊ.
Phương pháp và ý nghĩa của việc thống kê. Các khái niệm thống kê, Đọc, vẽ và hiểu ý nghĩa của biểu đồ. MTBT.
Chương VI: CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC.
Liên hệ với chương II của hình học lớp 10 (giá trị lượng giác của một góc, tích vô hướng hai véc tơ, hệ thức lượng trong tam giác).
Các công thức lượng giác và vận dụng. MTBT.
Học sinh xem SGK trang 174, 175.
Nhìn lại toàn bộ chương trình đại số lớp 10. Các kiến thức của mỗi chương. Các bài học quan trọng, trọng tâm trong mỗi chương.
Nhận xét phương pháp vận dụng kiến thức trong mỗi chương cũng như mối liên hệ giữa các chương, mối liên hệ giữa đại số lớp 10 với hình học lớp 10; giữa đại số lớp 10 với đại số lớp 9.
Nhận xét những kiến thức nào nâng cao hơn kiến thức lớp 9; những kiến thức nào mới học ở lớp 10 (chưa học ở lớp 9). Từ đó nhận xét những kiến thức nào là căn bản, là cần thiết để dể dàng tiếp thu kiến thức mới.
Phương pháp suy luận, chứng minh (các bài tập chứng minh đẳng thức; bất đẳng thức; mệnh đề đúng, sai).
Phương pháp và kĩ năng tính toán (các bài tập tính giá trị biểu thức, vận dụng công thức, giải tam giác).
Kĩ năng sử dụng MTBT (tính số trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai; tính các giá trị lượng giác của một cung (góc), tìm cung (góc) khi biết giá trị lượng giác tương ứng.
DẶN DÒ :
Chuẩn bị compa, MTBT.
Tiết 62 trả bài kiểm tra cuối năm.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dai 10.doc