Giáo án Đại số khối 10 – Nâng cao tiết 67: Trình bày một số mẫu dữ liệu

Giáo án Đại số khối 10 – Nâng cao tiết 67: Trình bày một số mẫu dữ liệu

Cụm tiết 67 - 68

Tiết 67 § 2. TRÌNH BÀY MỘT SỐ MẪU DỮ LIỆU

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc và hiểu nội dung một số bảng phân bố tần số – tần suất, bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp.

2. Kĩ năng

- Biết lập bảng phân bố tần số – tần suất từ mẫu số liệu ban đầu.

- Biết vẽ biểu đồ tần số , tần suất hình cột ; biểu đồ tần suất hình quạt ; đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp.

3. Thái độ

- Cẩn thận, chính xác

- Rèn luyện tính nghiêm túc, khoa học.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1467Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 10 – Nâng cao tiết 67: Trình bày một số mẫu dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 - 02 – 2007
Cụm tiết 67 - 68
Tiết 67 § 2. TRÌNH BÀY MỘT SỐ MẪU DỮ LIỆU 
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đọc và hiểu nội dung một số bảng phân bố tần số – tần suất, bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp.
2. Kĩ năng
- Biết lập bảng phân bố tần số – tần suất từ mẫu số liệu ban đầu.
- Biết vẽ biểu đồ tần số , tần suất hình cột ; biểu đồ tần suất hình quạt ; đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác 
- Rèn luyện tính nghiêm túc, khoa học.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên chuẩn bị một số mẫu thống kê để giới thiệu cho học sinh.
- Học sinh xem lại một số khái niệm trong sách lớp 7.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Bảng phân bố tần số – tần suất
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Học sinh đọc VD1
- HS: Trả lời.
- HS: 30, 32, , 44.
- Học sinh lập bảng phân bố tần số 
- Tính tần suất Lập bảng phân bố tần số - tần suất
- HS nhận xét tổng tần số bằng kích thước mẫu
- Tổng tần suất là 100%
- Để lập bảng phân bố tần số – tần suất trước tiên tìm các giá trị nhau trong dữ liệu ban đầu. Tính tần số ,tần suất điền vào bảng.	
 + Tổng các tần số = N
+ Tổng các tần suất = 100%
+ Có thể viết bảng phân bố tần số – tần suất theo hàng dọc.
HS: Làm hoạt động 1 (SGK). 
 -Đưa ra khái niệm tần số , tần suất, công thức tính tần suất.
- Bảng phân bố tần số – tần suất có dạng sau:
Giá trị (x)
Tần số (n)
N
Tần suất (f)
VD1:
- ?: Xác định đơn vị điều tra, dấu hiệu, mẫu, kích thước mẫu.
- ?:Xác định các giá trị khác nhau.
- Cho hs đếm số lần xuất hiện của thủa ruộng có năng suất 30, 32 , 44 tấn.
- Lập bảng phân bố tần số.
- Tính tần suất ứng với từng giá trị xi
- Gọi HS lên lập bảng. Chú ý để tính tần số của một giá trị ta đếm số lần xuất hiện của giá trị đó trong dữ liệu ban đầu.
- ?: Nhận xét về tổng tần số, tổng tần suất.
- Nêu lại các bước lập bảng phân bố tần số – tần suất 
Họat động 2 Bảng phân bố tần số – tần suất ghép nhóm
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Hs hoạt động theo nhóm thực hiện VD1 và VD2
HS: Chia khoảng dữ liệu 160 – 162; 163 – 165
 ;.
HS: Lập bảng.
- Với dữ liệu gồm nhiều giá trị, để trình bày mẫu số liệu gọn gàng, súc tích ta thực hiện việc ghép số liệu. Chia số liệu thành các lớp có độ dài bằng nhau.
- Bảng phân bố tần số – tần suất ghép nhóm
Nhóm
Khoảng
Tần số
N
a. Các nhóm rời nhau: 
VD2- 163 (sgk)
GV: Chú ý khi chia khoảng bắt đầu từ giá trị nhỏ nhất, kết thúc là khoảng phải chứa giá trị lớn nhất. Tần số ứng với từng khoảng là số lần xuất hiện của các giá trị trong khoảng đó. 
b. Các nhóm liền nhau:
VD3: ( Xem HĐ2/164- SGK)
Chú ý: Nếu có số liệu rơi vào mút bên chung của hai khoảng thì ta quy ước số liệu đó thuộc vào khoảng bên phải ( theo hàng dọc là ở khoảng phía dưới)	
4. Củng cố
- Cho hs làm phiếu học tập 
5. Dặn dò
- Xem trước cách vẽ biểu đồ tần số, tần suất
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet67.doc