Giáo án Đại số khối 10 tiết 29: Bài tập

Giáo án Đại số khối 10 tiết 29: Bài tập

Tiết số: 29 Bài BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:

+) Kiến thức :Củng cố các kiến thức đã học trong bài 2 về phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn .

+) Kĩ năng : *) Giải và biện luận phương trình bậc nhất hay bậc hai một ẩn chứa tham số ;

 *) Biện luận số giao điểm của đường thẳng và Parabol ;

+) Thái độ : Rèn luyện tư duy linh hoạt , tư duy logic , tính cẩn thận .

II. CHUẨN BỊ:

 GV: SGK, bảng phụ , phiếu học tập .

 HS: SGK, làm BT cho về nhà .

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 10 tiết 29: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /
Tiết số: 29	 	Bài 	BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
+) Kiến thức :Củng cố các kiến thức đã học trong bài 2 về phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn .
+) Kĩ năng : *) Giải và biện luận phương trình bậc nhất hay bậc hai một ẩn chứa tham số ;
	 *) Biện luận số giao điểm của đường thẳng và Parabol ;
+) Thái độ : Rèn luyện tư duy linh hoạt , tư duy logic , tính cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ: 
	GV: SGK, bảng phụ , phiếu học tập .
	HS: SGK, làm BT cho về nhà .
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
a. Oån định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ(5’) 
	Giải và biện luận phương trình (m –1)x = m2 + m – 2 (hay (m –1)x = (m –1)(m + 2) cho HS yếu)
	Kết luận :+) m 1: phương trình có nghiệm duy nhất x = m + 2 
	 +) m = 1 : phương trình có nghiệm đúng với mọi x 
c. Bài mới: 
 TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức 
 15’
HĐ 1: Giải và biện luận phương trình dạng ax + b = 0 
GV cho HS làm BT 12 trg 80 SGK 
2(m +1)x –m(x –1) = 2m +3
Tương tự HS làm cho các câu còn lại của bài 12 
GV cho HS cho HS làm BT 13 
a) Tìm p để phương trình 
(p + 1)x –(x +2) = 0 vô nghiệm 
b) Tìm p để phương trình 
p2x – p = 4x –2 có vô số nghiệm 
HS làm tiếp bài 12 
HS biến đổi phương trình về phương trình (m + 2)x = m + 3
HS biện luận theo m các hệ số a = m + 2 , b = m + 3 
HS làm BT 13 
a) (p + 1)x –(x +2) = 0
 px – 2 = 0 
Phương trình này vô nghiệm khi 
p = 0 và –2 0 hay p = 0 
b) p2x – p = 4x –2 
 (p2 –4)x = p – 2 
phương trình này có vô số nghiệm khi p2 – 4 = 0 và p –2 = 0 
hay p = 2 và p = 2 
hay p = 2 
Bài 12:
a) 2(m +1)x –m(x –1) = 2m +3 
 (m + 2)x = m + 3 
Khi m + 2 0 m -2 , phương trình có nghiệm x = 
Khi m +2 = 0 m = -2 , phương trình trở thành 0x = 1 : Vô nghiệm 
Kết luận : 
*) m -2: phương trình có nghiệm duy nhất x = 
*) m = -2 : phương trình vô nghiệm 
 12’
HĐ 2: giải và biện luận phương trình dạng ax2 + bx + c = 0
GV cho HS làm BT 16 trg 80 SGK 
(m –1)x2 + 7x – 12 = 0 
H: Hãy nêu lược đồ giải và biện luận phương trình dạng ax2 + bx + c = 0 ? 
1) Khi a = 0 : trở về biện luận phương trình dạng bx + c = 0 
2) khi a 0 , tính 
	*) Nếu < 0 :phương trình 	vô nghiệm 
	*) Nếu 0 : phương trình có hai nghiệm x = (hai nghiệm này bằng nhau khi = 0)
HS áp dụng vào là BT 16a) với a=m – 1 ; b = 7 ; c = -12 
Bài 16:
a) (m –1)x2 + 7x – 12 = 0 (1) 
Khi m = 1 , (1) trở thành 7x – 12 = 0 x = 
Khi m 1 , = 49 + 48(m –1) 
 = 48m + 1
 +) Nếu 48m + 1 < 0 m < 
 pt(1) vô nghiệm 
 +) Nếu 48m + 1 0 m 
 pt(1) có hai nghiệm x =
GV hướng dẫn HS kết luận bài toán .
Kết luận :
Với m = 1: (1) có nghiệm x = 
Với m < : (1) vô nghiệm 
Với m và m 1 : (1) có hai nghiệm x =
10’
HĐ 3: Biện luận số giao điểm của hai Parabol theo m 
GV cho HS làm BT 17 
GV hướng dẫn cách làm 
+) Xét phương trình hoành độ giao điểm .
+) Biện luận theo m số nghiệm của phương trình trên (số nghiệm của phương trình này chính là số giao điểm của hai Parabol)
Hoặc ta có thể biện luận số giao điểm của Parabol 
(P) : y = 2x2 + 2x – 3 và đường thẳng (d) : y = m 
HS đọc đề BT 17 
HS biện luận số nghiệm của phương trình -2x2 – 2x + 3 + m = 0 theo m 
HS tính ’ và biện luận theo m dấu của ’ 
Cách 2: -2x2 – 2x + 3 + m = 0
 2x2 + 2x – 3 = m (**)
Gọi (P): y = 2x2 + 2x – 3 
 (d) : y = m 
Số nghiệm của pt (**) là số giao điểm của (d) và (P) 
Ta có , 
Nếu m < -3,5 thì (d) và (P) không có điểm chung
Nếu m = -3,5 thì (d) và (P) có một điểm chung 
Nếu m > -3,5 thì (d) và (P) có hai điểm chung .
Bài 17 :
Xét phương trình : -x2 –2x + 3 = x2 –m 
 -2x2 – 2x + 3 + m = 0 (*)
Số giao điểm của hai Parabol chính là số nghiệm của phương trình (*) 
Ta có ’= 2m + 7 , Do đó 
+) Nếu 2m + 7 < 0 m < -3,5 thì pt(*) vô nghiệm nên hai Parabol không có điểm chung 
+) Nếu 2m + 7 = 0 m = -3,5 thì pt(*) có nghiệm kép nên hai Parabol có một điểm chung 
+) Nếu 2m + 7 > 0 m > -3,5 thì pt(*) có hai nghiệm phân biệt nên hai Parabol có hai điểm chung .
d) Hướng dẫn về nhà (3’):
	+) Ôn tập cách giải và biện luận phương trình dạng ax + b = 0 và ax2 + bx + c = 0 
	+) Ôn tập định lí Vi-et và các ứng dụng của nó 
	+) Làm các BT 12(b,c,d) , 16(b,c, d) , 18, 19 , 20 , 21 trg 80 , 81 SGK 
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet29(BS).doc