Giáo án Đại số Lớp 10 - Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn - Năm học 2018-2019 - Ngô Đức Thực

Giáo án Đại số Lớp 10 - Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn - Năm học 2018-2019 - Ngô Đức Thực

I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

 - Biết được dạng tổng quát của phương trình bậc nhất ba ẩn; dạng tổng quát của hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn.

 - Biết giải hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn bằng cách khử dần ẩn số đưa về hệ phương trình dạng tam giác.

 - Biết giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất ba ẩn.

 - Biết cách sử dụng máy tính cầm tay để giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn.

2/ Kỹ năng:

 - Biết giải hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn dạng tam giác.

 - Biết khử dần ẩn số để đưa hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn về hệ phương trình bậc nhất ba ẩn dạng tam giác.

 - Biết sử dụng máy tính cầm tay để giải hệ phương trình.

 - Biết giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất ba ẩn.

 - Rèn tư duy lôgic, tư duy thuật toán, sáng tạo.

 - Biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tế.

3/ Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, thái độ nghiêm túc, hợp tác trong các hoạt động học tập.

 - Rèn tính kiên trì, tinh thần vượt khó.

4/ Phẩm chất:

 - Học sinh có tính chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.

5/ Về phát triển năng lực học sinh:

 a. Năng lực chung:

 - Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 - Năng lực hợp tác trong nhóm, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

 b. Năng lực riêng:

 - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực tự học.

 - Năng lực trình bày, kĩ năng thuyết trình.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1/ Chuẩn bị của giáo viên:

 - Giáo án, các thiết bị hỗ trợ dạy học.

 - Phiếu học tập, bảng phụ cho các hoạt động học tập.

 - Máy tính cầm tay.

 

docx 7 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 10 - Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn - Năm học 2018-2019 - Ngô Đức Thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2018.
Ngày dạy: 30/11/2018.
Bài 3 - PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH
 BẬC NHẤT NHIỀU ẨN
(Tiết 26 theo PPCT)
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
	- Biết được dạng tổng quát của phương trình bậc nhất ba ẩn; dạng tổng quát của hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn.
	- Biết giải hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn bằng cách khử dần ẩn số đưa về hệ phương trình dạng tam giác.
	- Biết giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất ba ẩn.
	- Biết cách sử dụng máy tính cầm tay để giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn.
2/ Kỹ năng:
	- Biết giải hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn dạng tam giác.
	- Biết khử dần ẩn số để đưa hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn về hệ phương trình bậc nhất ba ẩn dạng tam giác.
	- Biết sử dụng máy tính cầm tay để giải hệ phương trình.
	- Biết giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất ba ẩn.
	- Rèn tư duy lôgic, tư duy thuật toán, sáng tạo.
	- Biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tế.
3/ Thái độ:
	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, thái độ nghiêm túc, hợp tác trong các hoạt động học tập.
	- Rèn tính kiên trì, tinh thần vượt khó.
4/ Phẩm chất:
	- Học sinh có tính chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
5/ Về phát triển năng lực học sinh:
	a. Năng lực chung:
	- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
	- Năng lực hợp tác trong nhóm, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
	b. Năng lực riêng:
	- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực tự học.
	- Năng lực trình bày, kĩ năng thuyết trình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1/ Chuẩn bị của giáo viên:
	- Giáo án, các thiết bị hỗ trợ dạy học.
	- Phiếu học tập, bảng phụ cho các hoạt động học tập.
	- Máy tính cầm tay.
	2/ Học sinh:
	- Các tài liệu và dụng cụ học tập: SGK, vở ghi, bút, thước kẻ, máy tính cầm tay...
	- Kiến thức đã học về phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
	- Đọc trước bài học SGK.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
	Các bước hoạt động dạy học chính:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
KT kiến thức cũ
Hoạt động 1
Kiểm tra kiến thức về hệ PT bậc nhất hai ẩn
3’
Đặt vấn đề
Hoạt động 2
Bài toán tìm giá bán của mỗi loại quả cam, quýt, táo.
2’
Hình thành
kiến thức
Hoạt động 3
Tìm hiểu dạng tổng quát của PT và hệ ba PT bậc nhất 3 ẩn
4’
Hoạt động 4
+ Giải hệ PT dạng tam giác.
+ Phương pháp khử dần ẩn số đưa về hệ PT dạng tam giác
8’
Luyện tập
Hoạt động 5
+ Giải hệ ba PT bậc nhất ba ẩn bằng cách khử dần ẩn số.
12’
Hoạt động 6
Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay để giải hệ ba PT bậc nhất ba ẩn.
3’
Hoạt động 7
Giải bài toán thực tế.
4’
Hoạt động 8
Giải một số hệ PT ba ẩn khác.
6’
Củng cố
Hoạt động 9
- Tóm tắt kiến thức, dặn dò học sinh
3’
	Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động:
	Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
	a. Mục tiêu hoạt động:
	+ Học sinh nhớ lại cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn	
+Tạo tiền đề để tiếp nhận kiến thức về phương trình và hệ phương trình bậc nhất ba ẩn.
	b. Nội dung và phương thức hoạt động:
	Câu hỏi : Nêu các phương pháp giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
	 Giáo viên: Nêu câu hỏi và gọi học sinh lên bảng trả lời.
	Học sinh: Trả lời câu hỏi.
	Giáo viên	- Nhận xét, đánh giá về câu trả lời của học sinh.
	Hoạt động 2: Đặt vấn đề.
	a. Mục tiêu hoạt động: 
	+ Nêu bài toán thực tế để hs thấy được việc cần thiết phải học hệ phương trình ba phương trình bậc nhất ba ẩn.
	+ Thấy được ý nghĩa của hệ phương trình ba phương trình bậc nhất ba ẩn.
	b. Nội dung và phương thức hoạt động:
	+ Giáo viên: - Nêu bài toán thực tế.
	- Đặt câu hỏi: Để giải bài toán này chúng ta cần mấy ẩn?
	+ Học sinh: trả lời
	+ Giáo viên: Để giải bài toán này ta phải dung kiến thức của bài hôm nay.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm Phương trình bậc nhất ba ẩn và Hệ ba phương trình bậc nhất.
Mục tiêu hoạt động:
	+ Học sinh nắm được dạng tổng quát của phương trình bậc nhất ba ẩn và hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn.
+ Học sinh nhận dạng được hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn.
	b. Nội dung và phương thức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu dạng tổng quát của PT bậc nhất ba ẩn.
 ax + by + cz = d
- Nêu dạng tổng quát của hệ ba PT bậc nhất ba ẩn.
- Nhấn mạnh ở dạng tổng quát các hệ số tự do d1, d2, d3 luôn ở vế phải.
- Nêu khái niệm về nghiệm của hệ ba PT bậc nhất ba ẩn.
- Chú ý theo dõi, lĩnh hội kiến thức.
- Theo dõi, ghi bài.
- Chú ý lĩnh hội kiến thức.
- Chỉ ra những hệ PT là hệ ba PT bậc nhất ba ẩn.
 Hoạt động 4: Giải hệ PT dạng tam giác. Giải hệ ba PT bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp khử dần ẩn số.
	a. Mục tiêu hoạt động:
	- Giải được hệ PT dạng tam giác.
	- Giải được các hệ ba PT bậc nhất ba ẩn bằng cách khử dần ẩn số đưa về dạng tam giác.
	- Phát triển tư duy lôgic, tư duy thuật toán, rèn luyện tính cẩn thận, khoa học chính xác.
	b. Nội dung và phương thức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu VD1: Giải hệ PT sau:
- Các em giải hệ PT này như thế nào?
- Gọi một học sinh trình bày lời giải.
- Chỉ rõ hệ PT ở VD1 là hệ PT dạng tam giác và nêu lời giải PT đó.
- Mọi hệ ba PT bậc nhất ba ẩn đều biến đổi được về dạng tam giác bằng phương pháp khử dần ẩn số.
- Nêu VD2: Giải hệ PT sau bằng phương pháp khử dần ẩn số
- Gọi một học sinh lên bảng trình bày.
- Nhận xét và đánh giá.
- Trình chiếu lời giải.
- Trình chiếu cách trình bày cho học sinh.
- Làm VD1.
- Nêu các bước giải và nêu kết quả.
Đáp số: (x; y; z) = (3; 2; 1)
- Nghe giảng, lĩnh hội kiến thức.
-Làm VD2
- Trình bày lời giải trên bảng.
- Kết quả: (x, y, z) = (1; 0; 2)
- Theo dõi
	 Hoạt động 5: Hoạt động nhóm giải hệ ba PT bậc nhất ba ẩn bằng cách khử dần ẩn số..
	a. Mục tiêu hoạt động:
- Nắm vững cách giải hệ ba PT bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp khử dần ẩn số.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học; Khả năng thảo luận nhóm.
	b. Nội dung và phương thức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Đưa ra hai hệ PT yêu cầu học sinh giải theo phương pháp khử dần ẩn số.
- Chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho 2 nhóm làm câu a, 2 nhóm làm câu b.
- Quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Gọi đại diện của nhóm lên trình bày lời giải.
- Mời học sinh nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá và khích lệ học sinh.
- Các thành viên trong nhóm thảo luận và trình bày lời giải ra giấy A0.
- Nhóm xong trước sẽ lên bảng trình bày lời giải.
- Nhận xét lời giải
	Hoạt động 6: Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay để giải hệ ba PT bậc nhất ba ẩn.
	a. Mục tiêu hoạt động:
	- Học sinh biết cách dùng máy tính cầm tay để giải hệ ba PT bậc nhất ba ẩn.
	b. Nội dung và phương thức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu rõ: có thể dùng máy tính cầm tay để giải hệ ba PT bậc nhất ba ẩn.
- Hướng dẫn học sinh dùng máy tính cầm tay để giải hệ PT bậc nhất ba ẩn bằng phần mềm giả lập: Casio 570 Plus
- Theo dõi màn hình và thực hành máy tính.
Hoạt động 7: Giải bài toán thực tế.
	a. Mục tiêu hoạt động: 
	- Biết giải bài toán thực tế bằng cách lập hệ ba PT bậc nhất ba ẩn.
	- Thấy được toán học có ứng dụng trong cuộc sống.
	b. Nội dung và phương thức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trở lại bài toán thực tế ban đầu.
- Yêu cầu học sinh giải bài toán và lập hệ PT.
- Gọi một học sinh nêu lời giải và kết quả.
- Nhận xét, đánh giá và khích lệ học sinh
- Nêu lời giải bài toán
- Đọc bài toán và thực hiện giải bài toán bằng cách lập hệ PT.
- Nêu lời giải và kết quả.
- Theo dõi
	Hoạt động 8: Giải một số hệ PT ba ẩn khác
	a. Mục tiêu của hoạt động:
	- Học sinh biết thêm một số hệ PT ba ẩn khác và hướng suy nghĩ để giải các hệ PT đó.
	- Phát triển tư duy logic, sáng tạo cho học sinh.
	b. Nội dung và phương thức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu một số hệ PT ba ẩn khác.
- Yêu cầu học sinh tư duy tìm ra cách giải độc đáo, sáng tạo.
- Mời học sinh trình bày cách giải mỗi hệ PT.
- Nhận xét về cách giải của học sinh.
- Mời học sinh nêu kết quả.
- Trình chiếu lời giải mỗi PT.
- Quan sát các hệ PT
- Suy nghĩ để tìm ý tưởng và giải các hệ PT đã cho.
- Nêu cách giải mỗi hệ PT và giải hệ PT đó.
- Nêu kết quả.
- Theo dõi
Hoạt động 9: Củng cố bài học
	a. Mục tiêu của hoạt động:
	- Học sinh khắc sâu và ghi nhớ kiến thức đã học trong bài.
	- Rèn khả năng tổng hợp kiến thức, khái quát hóa vấn đề.
	- Biết ý nghĩa của phương pháp khử dần ẩn số
	b. Nội dung và phương thức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trình chiếu tóm tắt kiến thức.
- Nêu rõ phương pháp giải khử dần ẩn số có thể được dùng để giải hệ PT bậc nhất 4 ẩn, 5 ẩn,  và tổng quát là n ẩn.
- Giao Bài tập về nhà: 1, 2, 5, 6, 7 (SGK)
- Theo dõi, quan sát.
- Nghe giảng
Quốc Oai, ngày 28 tháng 11 năm 2018
Người soạn
Ngô Đức Thực

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_10_bai_3_phuong_trinh_va_he_phuong_trinh.docx