Giáo án Đại số lớp 10 NC tiết 19: Luyện tập

Giáo án Đại số lớp 10 NC tiết 19: Luyện tập

Tiết 19. LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

Củng cố các kiến thức về:

- Hàm số bậc nhất.

- Hàm số bậc nhất trên từng khoảng.

- Đồ thị của hàm số bậc nhất.

2) Kĩ năng:

 Rèn luyện các kĩ năng:

- Vẽ đồ thị của hàm số.

- Tịnh tiến đồ thị của hàm số.

- Vẽ đồ thị hàm số trên từng khoảng, từ đó nêu được các tính chất của hàm số.

3) Tư duy:

 - Biết cách giải quyết các bài toán tương tự .

4) Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị.

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 10 NC tiết 19: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức: 
Củng cố các kiến thức về:
- Hàm số bậc nhất.
- Hàm số bậc nhất trên từng khoảng.
- Đồ thị của hàm số bậc nhất.
2) Kĩ năng: 
 Rèn luyện các kĩ năng:
- Vẽ đồ thị của hàm số.
- Tịnh tiến đồ thị của hàm số.
- Vẽ đồ thị hàm số trên từng khoảng, từ đó nêu được các tính chất của hàm số. 
3) Tư duy:
 - Biết cách giải quyết các bài toán tương tự .
4) Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
1) Thực tiễn:
- Các em đã nắm cách lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất trên tập xác định hay trên một khoảng.
- Các em đã nắm cách vẽ đồ thị bằng các phép tịnh tiến.
2) Phương tiện:
- Bảng phụ: vẽ các đồ thị 21, 22, 23, 25, 26.
- Để mô tả trực quan việc lấy đối xứng đồ thị, giáo viên vẽ một đường thẳng trên 1 tờ giấy trong, đặt lên 1 hệ trục tọa độ vẽ riêng, sau đó gấp tờ giấy trong theo nếp gấp trùng với trục hoành. 
- Giấy kẻ carô để vẽ đồ thị (hs chuẩn bị).
- Thước kẻ, phấn màu.
III. Chuẩn bị phương pháp dạy học:
 Gợi mở - vấn đáp.
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Ôn lại cách khảo sát hàm số bậc nhất
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
5’
- Nêu các bước khảo sát một hàm số bậc nhất.
- Hãy khảo sát hàm số:
 y = 2x + 5
- Học sinh hoạt động.
 + Tìm tập xác định.
 + Lập bảng biến thiên.
 + Vẽ đồ thị
- Học sinh hoạt động.
( Một em lên bảng trình bày)
Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số.
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
15’
*
- Có phải mỗi đường thẳng trong mp tọa độ đều là đồ thị của một hàm số nào đó không? Vì sao?
- Tìm hàm số f(x) biết đồ thị của nó là đường thẳng đi qua 1 điểm A(xA; yA) và có hệ số góc k.
-Yêu cầu học sinh làm bài 21
* Tổ chức hs làm bài 22.
- Vẽ 4 đường thẳng thỏa yêu cầu bài toán.
- cạnh hình vuông song song với đường phân giác y = ± x.
- 2 cạnh hình vuông đi qua A(3; 0).
- Không vì các đường thẳng song song với trục tung không là đồ thị của một hàm số nào cả.
- Do đồ thị hàm số là đường thẳng nên hàm số có dạng y = ax + b và có hệ số góc k nên phương trình có dạng y = kx + b vì đồ thị qua A nên:
 yA = kxA + b Þ b 
- học sinh hoạt động.
- Học sinh hoạt động:
 y = x ± 3
 y = - x ± 3
x
y
y = x
y = -x
A
O
Hoạt động 3: Tịnh tiến đồ thị hàm số.
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
20’
- Gọi một học sinh lên bảng vẽ đths y = 2x. 
- Có nhận xét gì về hàm số y = 2|x|, từ đó suy ra đồ thị hàm số.
- Nêu cách vẽ đồ thị.
- Khi tịnh tiến đồ thị (G) lên 3 đơn vị, ta được đths nào?
- Tương tự, gv tổ chức cho học sinh làm các câu b, c.
- Gv treo bảng phụ đồ thị hàm số y = | x - 2| (G) và đồ thị hàm số y = |x| - 3.
Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Học sinh hoạt động.
- Hàm số chẵn nên đồ thị của hàm số nhận trục tung làm trục đối xứng.
- Giữ nguyên đồ thị hàm số y = 2x ứng với x ³ 0, bỏ phần x < 0. Sau đó lấy đối xứng đồ thị trên qua trục tung thì ta sẽ được đồ thị cần vẽ.
- y = 2|x| + 3.
(học sinh vẽ đồ thị)
- y = 2|x + 1|
- y = 2|x - 2| -1
- Tịnh tiến đồ thị (G) sang trái 2 đơn vị (được đồ thị hàm số y = |x| rồi tịnh tiến xuông dưới 3 đơn vị ta được đồ thị hàm số y = |x| - 3.
Hình vẽ:
0
2
x
y
-1
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
1) Cách xác định phương trình đường thẳng.
2) Đặc điểm của đồ thị của một hàm số chẵn, hàm số lẻ. Cách vẽ đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ. 
3) Tịnh tiến đồ thị song song với các trục tọa độ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIT19(~1.doc