Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 11, Bài 2: Hàm số y = ax + b

Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 11, Bài 2: Hàm số y = ax + b

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

• Hiểu được sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất.

• Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và hàm số y = /x/.

• Biết được đồ thị hàm số y = /x/ nhận trục Oy làm trục đối xứng.

2.Kĩ năng

• Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.

• Vẽ được đồ thị hàm số y = b, y = /x/.

• Biết tìm toạ độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước.

3.Thái độ

• Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh

• Phát triển năng lực hợp tác, tư duy logic

II. Phương pháp và kỷ thuật dạy học

 Đàm thoại, gợi mở nêu vấn đề. Phát huy tính tích cực của học sinh.

III. Chuẩn bị

1. GV: Giáo án, Sgk, thước thẳng.

2. HS: Sgk, thước kẻ,.

IV. Tiến trình bài dạy

1. Hoạt động khởi động

 

doc 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 11, Bài 2: Hàm số y = ax + b", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Tiết PPCT 11 §2 HÀM SỐ y = ax + b
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Hiểu được sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất.
Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và hàm số y = /x/. 
Biết được đồ thị hàm số y = /x/ nhận trục Oy làm trục đối xứng.
2.Kĩ năng
Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.
Vẽ được đồ thị hàm số y = b, y = /x/.
Biết tìm toạ độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước.
3.Thái độ
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh
Phát triển năng lực hợp tác, tư duy logic
II. Phương pháp và kỷ thuật dạy học
 Đàm thoại, gợi mở nêu vấn đề. Phát huy tính tích cực của học sinh.
III. Chuẩn bị
GV: Giáo án, Sgk, thước thẳng.
HS: Sgk, thước kẻ,...	
IV. Tiến trình bài dạy
Hoạt động khởi động
Tìm tập xác định của hàm số: y = f(x) = 2x +3 Tính f(0), f(–1)?
Tìm tập xác định của hàm số: y = f(x) = -2x +3 Tính f(0), f(–1)?
Và xác định tọa độ (0;f(0)); (-1;f(-1)) lên hệ tọa độ Oxy
Hoạt động hình thành kiến thức
Đơn vị kiến thức 1: Ôn tập về hàm số bậc nhất
+ Khởi động
Quan sát hai đường thẳng và trả lời các câu hỏi sau
Tập xác định
Chiều biến thiên
+ Hình thành kiến thức
. Hàm số y = ax + b (a ¹ 0)
 Tính chất: 
+ Hàm số xác định với mọi x
+ Hàm số đồng biến trên R khi a > 0. + Hàm số nghịch biến trên R khi a < 0
Đồ thị:
Đồ thị là một đường thẳng đi qua điểm A(0;b); B(-b/a;0).
Hệ số a gọi là hệ số góc
Nếu a > 0 thì HS đồng biến ; góc nhọn
Nếu a < 0 thì HS nghịch biến ; góc tù
Nếu a = 0 thì hàm số trở thành y = b có đồ thị là đường thẳng song song trục ox cắ trục oy tại điểm (0;b0
+ Củng cố trực tiếp
Vẻ đồ thị hàm số 
Đơn vị kiến thức 2: Hàm số 
+ Khởi động
Câu hỏi 1: Vẻ đồ thị và 
Câu hỏi 2: Cho tìm tập xác định và chiều biến thiên của nó
+ Hình thành kiến thức
Tập xác định: D = R.
Chiều biến thiên: 
Chú ý: Hàm số là một hàm chẳn, đồ thị nhận trục oy làm trục đối xứng
Đồ thị 
+ Củng cố trực tiếp
Vẽ đồ thị hàm số 
Hoạt động luyện tập
Vẽ đồ thị hàm số 
Vẽ đồ thị hàm số 
Tiết 12
Hoạt động vận dụng
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1(20')
GV:Viết đề bài lên bảng
HS:Chú ý và suy nghĩ hướng giải quyết bài toán 
GV:Hãy cho biết sự biến thiên của hàm số này?
HS:Hàm số này đồng biến trên R vì hệ số a=3>0
HS:Xác định hai điểm trên đồ thị hàm số
GV:Hướng dẫn học sinh cách vẽ đồ thị hàm số
GV:Nêu cách vẽ đồ thị của hàm số y = -1
HS:Đồ thi là đường thẳng song song với trục Ox và cắt Oy tại (0;-1) và từ đó xác định toạ độ giao điểm của hai đồ thị
GV:Hướng dẫn học sinh cách khác để tòm toạ độ giao điểm và yêu cầu học sinh tìm toạ độ giao điểm với đt y = -x + 1
GV:Ta có thể viết hàm số này bằng cách khác?
HS:Mở dấu trị tuyệt đối và và viết lai hàm số
GV:Nêu cách vẽ đồ thị hàm số
HS:Đồ thị hàm số trùng với đồ thị y = x-1
khi x 0 và trùng với đồ thị y = -x -1 khi 
x < 0
GV:Hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị hàm số
GV:Hướng dẫn học sinh tương tự cho các bài tập 4/SGK
Hoạt động 2(13')
GV:Đường thẳng y = ax + b đi qua điểm 
M0(x0;y0) khi nào?
HS: y0 = ax0 + b
GV:Đường thẳng y = ax + b qua điểm A khi nào
HS: 3 = a.3 + b 
-Tương tự cho đi qua điểm B
HS:Giải hệ phương trình và tìm được a và b ,và từ đó tìm đươc phương trình và đường thẳng 
GV:Đường thẳng này đi qua điểm A nên b bằng bao nhiêu?
HS: b = -1
Bài tập về vẽ đồ thị của hàm số
Bài1:Cho hàm số y = 3x + 5
 a.Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số trên
 b.Vẽ trên cùng hệ trục toạ độ ở câu a) đồ thị y = -1 và tìm trên đồ thị giao điểm của hai đồ thị này
 Giải
a.Cho x = 0 y = 5: A(0;5)
 y = 0 x = -:B(-;0)
b.Dựa vào đồ thi ta thấy hai đồ thị này cắt nhau tại điểm (-2; -1) 
Bài2:Vẽ đồ thị hàm số y = 
 Giải
 Ta có y = = 
Bài tập về tìm phương trình đường thẳng
Bài3:Viết phương trình y = ax + b của đường thẳng:
a.Đi qua hai điểm A(4; 3) và B(2; -1)
b.Đi qua điểm A(1; -1) và song song Ox
Giải
a.Vì đường thẳng đi qua A(4; 3) nên ta có
 3 = a.3 + b 3a + b = 3(1)
Tương tự đường thẳng đi qua B(2; -1) ta có:
 -1 = a.2 + b 2a + b = -1 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Vậy phương đường thẳng là y = 4x - 9
b.Đường thẳng song song với trục Ox có dạng y = b
Mặt khác vì đường thẳng đi qua điểm A(1; -1) nên b = -1
Vậy phương trình đường thẳng là y = -1
1)Đồ thị của hàm số y = x + 2 đi qua điểm :
A. ( 0 ; - 2 ) B . ( 1 ; 3 ) C . ( 1 ; 0 ) D. ( 0 ; 0 )
2) Góc tạo bởi đường thẳng y = - 2x + 1 với trục Ox là góc :
A . nhọn B . vuông C. tù D . bẹt .
3) Đồ thị của hàm số y = x + 2 và y = x + 1 :
A . cắt nhau B . song song C. vuông góc D. trùng nhau 
4) Đồ thị của hàm số y = ax + 1 đi qua điểm A( 2 ; 0 ) thì giá trị của a là :
5) Đồ thị của hàm số y = ax + b có hệ số góc bằng 3 đi qua điểm B( 2 ; 2 ) thì tung độ góc là :
A. – 4 B. 4 C. 6 D. 2
6) Hai đường thẳng y = ( m + 3 ) x + 1 và y = ( 2m – 1) x + 3 song song với nhau với giá tri của m là :
A. 5 B. 3 C. 2 D . 4
Hoạt động tìm tòi mở rộng
Nếu có một quả bóng lăn xuống từ một điểm trên cao đến một điểm thấp hơn thì hình dạng đường đi phải như thế nào để thời gian di chuyển là ngắn nhất?"
Trực giác của bạn có thể cho rằng đó là một đường thẳng nhưng thực ra không phải, mặc dù đó là đường có độ dài ngắn nhất. Câu trả lời ở đây là đường cong Cycloid
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
 1. Hướng dẫn học sinh học bài củ
Câu 1: Điểm thuộc đồ thị hàm số y = 2x – 3 là :
A. ( 0 ; 3) B . ( 3 ; 0 ) C . ( 0 ; - 3 ) D. ( - 3 ; 0 )
Câu 2: Cho hàm số y = ( m – 1)x + 3 nghịch biến khi :
A. m > 1 B. m < 1 C. m = 1 D . m = 2
Câu 3: Nếu f(x) = 2x – 3 thì f( x + 1) – f(x) bằng :
A. – 4 B. – 2 C. 2 D. 4
Câu 4: Cho đường thẳng (d) có : y = 3x – 4 . 
Đường thẳng ( d1) có hàm số sau song song với (d) :
A. y = 2x – 4 B . y = x – 4 C. y = 3x + 2 D. y = 3x – 4 
Câu 5: Hai đường thẳng y = ( m – 1)x + 2 ( m 1 ) và y = 3x + 2 trùng nhau khi :
A. m = 4 B . m 4 C. m = - 4 D . m = - 2 
Câu 6: Đường thẳng y = ( m – 2 )x + 3 luôn đi qua M( 0 ; 3 ) khi giá trị của m là :
A. 1 B. – 2 C. 3 D. Với mọi giá trị của m
- Vẻ được đồ thị hàm số 
- Cho hàm số tìm tập xác định, chiều biến thiên, đồ thị của nó
 2. Hướng dẫn học sinh học bài mới
Đọc bài hàm số tìm tập xác định, chiều biến thiên, đồ thị của nó

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_10_tiet_11_bai_2_ham_so_y_ax_b.doc