Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 9+10: Hàm số

Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 9+10: Hàm số

I. MỤC TIÊU :

1.Về kiến thức:Giúp học sinh

 -Nắm được định nghĩa hàm số và các cách cho hàm số

 -Hiểu được khái niệm tập xác định của hàm số

2.Về kĩ năng:Giúp học sinh

Biết tìm tập xác định của các hàm số đơn giản.

Xét được sự biến, tính chẳn lẻ của hàm số

3.Về tư duy và thái độ:

-Học sinh cần phải biết tự tìm tòi sáng tạo trong khi học. Biết tự hợp tác với nhau.

4. Về định hướng phát triển năng lực học sinh

 Năng lực chung: Giải quyết được các tình huống, các vấn đề trong nội dung được học.

 Năng lực chuyên biệt: Tìm được tập xác định của hàm số. Xét được sự biến, tính chẳn lẻ của hàm số

II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỶ THUẬT DẠY HỌC: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề,thảo luận.

III. Chuẩn bị

 1.Giáo viên:Giáo án,SGK,STK

 2.Học sinh:Đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp

IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

 

docx 9 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 889Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 10 - Tiết 9+10: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
PPCT: 9-10 HÀM SỐ 
I. MỤC TIÊU :
1.Về kiến thức:Giúp học sinh
	-Nắm được định nghĩa hàm số và các cách cho hàm số
	-Hiểu được khái niệm tập xác định của hàm số	 
2.Về kĩ năng:Giúp học sinh
Biết tìm tập xác định của các hàm số đơn giản.
Xét được sự biến, tính chẳn lẻ của hàm số 
3.Về tư duy và thái độ:
-Học sinh cần phải biết tự tìm tòi sáng tạo trong khi học. Biết tự hợp tác với nhau.
4. Về định hướng phát triển năng lực học sinh
Năng lực chung: Giải quyết được các tình huống, các vấn đề trong nội dung được học.
Năng lực chuyên biệt: Tìm được tập xác định của hàm số. Xét được sự biến, tính chẳn lẻ của hàm số 
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỶ THUẬT DẠY HỌC: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề,thảo luận.
III. Chuẩn bị
 1.Giáo viên:Giáo án,SGK,STK
 2.Học sinh:Đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp
IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
TIẾT PPCT 9
Hoạt động khởi động
Quan sát các hình ảnh bên và cho biết giống với dạng đồ thị hàm số nào đã học
Hoạt động hình thành kiến thức
Đơn vị kiến thức 1: Ôn tập về hàm số
+ Khởi động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
GV: Xét bảng số liệu về thu nhập bình quân đầu người từ 1995 đến 2004: (SGK)
H1. Nêu TXĐ của h.số
H2. Nêu các giá trị tương ứng y của x và ngược lại?
HS:Quan sát bảng số liệu. Các nhóm thảo luận thực hiện yêu cầu.
D={1995, 1996, , 2004}
+ Hình thành kiến thức
I-Ôn tập về hàm số:
1.Hàm số.Tập xác định của hàm số:
*)Nếu với mỗi giá trị của x thuộc D có một và chỉ một giá tri tương ứng của y thuộc R thì ta có một hàm số
-x gọi là biến số và y là hàm số của x
-Tập hợp D gọi là tập xác định của hàm số
+ Củng cố trực tiếp
H3. Cho một số VD thực tế về h.số, chỉ ra tập xác định của h.số đó
HS: Các nhóm thảo luận và trả lời.
Đơn vị kiến thức 2: Cách cho hàm số
+ Khởi động
Quan sát các hình ảnh sau và cho biết những hình ảnh đó là biểu thị cho một hàm số không?
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
TNBQĐN
USD
200
282
295
311
339
363
375
394
564
y= 3x+1
+ Hình thành kiến thức
2. Cách cho hàm số
a) Hàm số cho bằng bảng
b) Hàm số cho bằng biểu đồ
c) Hàm số cho bằng công thức
Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.
D = {xÎR/ f(x) có nghĩa}
Chú ý: Một hàm số có
 thể xác định bởi hai, ba,  công thức.
+ Củng cố trực tiếp
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Câu 1: Tìm tập xác định của hàm số: 
	a) f(x) = 
	b) f(x) = 
Câu 2: Giới thiệu thêm về hàm số cho bởi 2, 3.. công thức.
y = f(x) = /x/ = 
HS:a) D = [3; +¥)
 b) D = R \ {–2}
D = R 
Đơn vị kiến thức 2: Đồ thị hàm số
+ Khởi động
Vẽ đồ thị của các hàm số:
a) y = f(x) = x + 1
b) y = g(x) = x2 
+Hình thành kiến thức
3.Đồ thị của hàm số:
Đồ thì của hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp D là tập hợp các điểm M(x;f(x)) trên mặt phẳng toạ độ với mọi x thuộc D
 + Đồ thị hàm số y = ax + b là một đường thẳng
 + Đồ thị y = ax2 (a0) là một đường parabol
+ Củng cố trực tiếp
Câu hỏi: Dựa vào các đồ thị trên, tính f(–2), f(0), g(0), g(2)?
Trả lời:	f(–2) = –1, f(0) = 1
	 g(0) = 0, g(2) = 4
Đơn vị kiến thức 3: Sự biến thiên của hàm số
+ Khởi động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HS nhận xét hình dáng đồ thị của hàm số: y = f(x) = x2 trên các khoảng
 (–¥; 0) và (0; + ¥).
Trên (–¥; 0) đồ thị đi xuống, 
Trên (0; + ¥) đồ thị đi lên. 
+Hình thành kiến thức
II. Sự biến thiên của hàm số
1. Ôn tập
- Hàm số y=f(x) đgl đồng biến (tăng) trên khoảng (a;b) nếu:
"x1, x2Î(a;b): x1<x2 Þ f(x1)<f(x2)
- Hàm số y=f(x) đgl nghịch biến (giảm) trên khoảng (a;b) nếu:
"x1, x2Î(a;b): x1f(x2)
2. Bảng biến thiên
TH a>0 TH a<0
+ Củng cố trực tiếp
Câu hỏi : Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai :
A. Hàm số nghịch biến trên khoảng  ;
B. Hàm số đồng biến trên khoảng   ;
C. Hàm số nghịch biến trên khoảng  ;
D. Hàm số đồng biến trên khoảng 
Đơn vị kiến thức 4: Tính chẳn lẻ của hàm số
+ Khởi động 
Quan sát và cho biết đặc điểm của hai đồ thị trên
+Hình thành kiến thức
III-Tính chẳn lẻ của hàm số:
1. Tính chẳn lẻ của hàm số:
Cho hàm số y = f(x)
 -Hàm số y=f(x) chẳn - Hàm số y=f(x) lẻ 
· Chú ý: Một hàm số không nhất thiết phải là hàm số chẵn hoặc là hàm số lẻ.
2. Đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ
Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng.
+ Củng cố trực tiếp
H:. Xét tính chẵn lẻ của h.số:
a) y = 3x2 – 2 b) y = 
HS: a) chẵn	 b) lẻ
 TIẾT PPCT 10
Hoạt động luyện tập
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Bài 1 (trang 38 SGK Đại số 10): Tìm tập xác định của hàm số:
Hướng dẫn giải bài 1:
a.D = {x ∈ R / 2x + 1 ≠ 0 } 
hay D = R\{-1/2}
b.D = {x ∈ R / x2 + 2x – 3 ≠ 0 } 
hay D = R\{1; -3}
c.D = {x ∈ R / √2x+1 và √3-x xác định }
={2x + 1 ≥  0 và 3 -x ≥ 0} 
={x ≥ -1/2 và x ≤ 3} = [-1/2;3]
Chú ý chỉ cần viết gọn
a) x ≠ -1/2      b) x ≠ 1 và x ≠ -3
Bài 2. Cho hàmsố: 
Tính giá trị của hàm số tại x = 3,
x = – 1, x = 2.
Hướng dẫn: 
Tại x = 3 ≥ 2. Thay x = 3 vào y = x +1 ta có y = 4
Tại x = -1 < 2. Thay x = -1 vào y = x2 -2, ta có y = (-1)2 -2 = -1
Tại x = 2 ≥ 2. Thay x = 2 vào y = x +1 
ta có y = 3.
Bài 3 Trang 39. Cho hàm số 
y = 3x2 – 2x + 1. Các điểm sau có thuộc đồ thị hay không?
a) M (- 1;6) ;   
b) N (1;1) ;     
c) P(0;1).
Hướng dẫn: a) Điểm A(x0;y0) thuộc đồ thị (G) của hàm số y = f(x) có tập xác định D khi và chỉ khi:
Tập xác định của hàm số y = 3x2 – 2x + 1 là D = R.
Ta có : -1 ∈ R,   
f(- 1) = 3(- 1)2 – 2(- 1) + 1 = 6
Vậy điểm M(- 1;6) thuộc đồ thị hàm số đã cho.
b) Ta có: 1 ∈ R, 
f(1) = 3 (1)2 – 2(1) + 1 = 2 ≠ 1.
Vậy N(1;1) không thuộc đồ thị đã cho.
c) P(0;1) thuộc đồ thị đã cho.
Bài 4. Xét tính chẵn lẻ của hàm số:
a) Y = x|;                b) y = (x + 2)2
c) y = x3 + x ;     d) y = x2 + x + 1.
Giải: a) Tập xác định của y = f(x) = |x| là D = R.
∀x ∈ R ⇒ -x ∈ R
f(- x) = |- x| = |x| = f(x)
Vậy hàm số y = |x| là hàm số chẵn.
b) Tập xác định của
y = f(x) = (x + 2)2 là R.
x ∈ R ⇒ -x ∈ R
f(- x) = (- x + 2)2 = x2 – 4x + 4 ≠ f(x)
f(- x) ≠ – f(x) = – x2 – 4x – 4
Vậy hàm số y = (x + 2)2 không chẵn, không lẻ.
c) D = R, x ∈ D ⇒ -x ∈ D
f(– x) = (– x3) + (– x) = – (x3 + x) = – f(x)
Vậy hàm số đã cho là hàm số lẻ.
d) Hàm số không chẵn cũng không lẻ
Hoạt động vận dụng
Câu 1: cho hàm số , điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số
A. Điểm M(5;17)	B. Điểm N(2;5)	C. Điểm P(-3;26)	D. Điểm Q(3;-26)
Câu 2: Tập xác định của hàm số là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3: Hàm số , điểm nào thuộc đồ thị:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 4: Với giá trị nào của m thì hàm số không đổi trên R:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 5: Trong các hàm số sau, hàm số nào không phải là hàm số lẻ:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 6: Cho hàm số y=. Chọn khẳng định đúng
A. Hàm số đồng biến trên R;
B. Hàm số có đồ thị là đường thẳng song song trục hoành;
C. Điểm M(5;2) thuộc đồ thị hàm số;
D. Hàm số trên là hàm số chẵn.
Hoạt động tìm tòi mở rộng
Trong toán học, khái niệm hàm số (hay hàm) được hiểu tương tự như khái niệm ánh xạ. Thực chất hàm số chỉ là trường hợp đặc biệt của ánh xạ. Nếu như ánh xạ được định nghĩa là một quy tắc tương ứng áp dụng lên hai tập hợp bất kỳ (còn được gọi là tập nguồn và tập đích), mà trong đó mỗi phần tử của tập hợp này (tập hợp nguồn) tương ứng với một và chỉ một phần tử thuộc tập hợp kia (tập hợp đích), thì ta hoàn toàn có thể coi hàm số là một trường hợp đặc biệt của ánh xạ, khi tập nguồn và tập đích đều là tập hợp số.
Ví dụ một hàm số f xác định trên tập hợp số thực R bằng biểu thức: y = x2 - 5 sẽ cho tương ứng mỗi số thực x với một số thực y duy nhất nhận giá trị là x2 - 5, như vậy 3 sẽ tương ứng với 4. Khi hàm f được xác định, ta có thể viết f(3) = 4.
Đôi khi chữ hàm được dùng như cách gọi tắt thay cho hàm số. Tuy nhiên trong các trường hợp sử dụng khác, hàm mang ý nghĩa tổng quát là ánh xạ, như trong lý thuyết hàm. Các hàm hay ánh xạ tổng quát có thể là liên hệ giữa các tập hợp không phải là tập số. Ví dụ có thể định nghĩa một hàm là quy tắc cho tương ứng mỗi hãng xe với tên quốc gia xuất xứ của nó, chẳng hạn có thể viết Xuất_xứ(Honda) = Nhật.
Kí hiệu hàm số bắt nguồn từ tiếng Anh của từ function, có nghĩa là phụ thuộc, chẳng hạn nghĩa là đại lượng y phụ thuộc vào x một lượng là căn bậc 2 của x, khi đó ta kí hiệu {\displaystyle f(x)={\sqrt {x}}}.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
 1. Hướng dẫn học sinh học bài củ
- Nắm khái niệm hàm số
- Tìm tập xác định hàm số
- Xét được sự biến thiên của hàm số
- Xét tính chẳn lẻ của hàm số
 2. Hướng dẫn học sinh học bài mới
- Đọc bài hàm số và trả lời các câu hỏi sau
+ Tập xác định của hàm số
+ Chiều biến thiên của hàm số
+ Cách xác định một đường thẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_10_tiet_910_ham_so.docx