Giáo án Đại số nâng cao 10 tiết 23 Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai

Giáo án Đại số nâng cao 10 tiết 23 Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai

Giáo án đại số 10

 Ôn tập chương 2: hàm số bậc nhất và bậc hai

 Người thực hiện : Phạm Trí Nguyễn

 Đơn vị: Trường THPT Lang Chánh

I. MỤC TIÊU.

 Qua bài học, học sinh cần nắm được:

1. Về kiến thức:

- Hàm số và đồ thị của hàm số.

- Các tính chất của hàm số.

- Hàm số bậc nhất và bậc hai.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vẽ đồ thị và đọc đồ thị hàm số

- Biết cách xác định hàm số từ các giả thuyết của bài toán.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số nâng cao 10 tiết 23 Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án đại số 10
 Ôn tập chương 2: hàm số bậc nhất và bậc hai
 Người thực hiện : Phạm Trí Nguyễn
 Đơn vị: Trường THPT Lang Chánh
I. mục tiêu.
 Qua bài học, học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Hàm số và đồ thị của hàm số.
- Các tính chất của hàm số.
- Hàm số bậc nhất và bậc hai.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ đồ thị và đọc đồ thị hàm số
- Biết cách xác định hàm số từ các giả thuyết của bài toán.
3. Về tư duy và thái độ: 
- Rèn luyện tư duy khoa học, biết nhìn nhận đánh giá tính chất hàm số thông qua đồ thị.
- Cẩn thận, chính xác, thấy được thực tiễn ứng dụng của Toán học.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học.
- Về kiến thức: Ôn lại các tính chất của hàm số đã học đặc biệt là về hàm bậc nhất và bậc hai, cách vẽ đồ thị hàm số, nhìn nhận và đánh giá vấn đề thông qua đồ thị.
- Về phương tiện: chuẩn bị các bảng biểu, hình vẽ cùng tài liệu tham khảo.
III. Phương pháp dạy học.
 Phương pháp mở vấn đáp + thuyết trình thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
IV. Tiến trình bài học .
a/. Tình huống học tập:
 Luyện tập về hàm số bậc nhất và bậc hai thông qua các HĐ
HĐ1: tìm hiểu nhiệm vụ
HĐ2: học sinh độc lập tiến hành nhiệm vụ đầu tiên có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên.
HĐ3:học sinh độc lập tiến hành nhiệm vụ thứ hai có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên.
HĐ4:học sinh độc lập tiến hành nhiệm vụ thứ ba có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên.
HĐ5: lập bảng liên hệ giữa tính chất của hàm số với đồ thị của nó.
b/. Tiến trình bài học:
 Giai đoạn 1: kiểm tra bài cũ được lồng vào các hoạt động của giờ học.
 Giai đoạn 2: dạy học bai mới.
HĐ1: Tìm hiểu nhiệm vụ thông qua bài tập.
	Cho hàm số y= ax2 + bx + c .
1. Tìm hàm số biết đồ thị hàm số đi qua điểm A(0;1) và có đỉnh I(1;-2).
2. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị (P) hàm số trên.
3. Từ đồ thị (P) suy ra đồ thị hàm số y= rồi lập bảng biến thiên của nó.
4. Vẽ đồ thị hàm số y= -x + 1 (d) trên cùng một hệ trục toạ độ với (P) rồi xác định toạ độ giao điểm của chúng.
5. Tính diện tích của tam giác tạo bởi đường thẳng (d) và các trục toạ độ.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Chép (huặc nhận) bài tập.
* Đọc và nêu thắc mắc về đề bài tập (nếu có).
* Định hướng cách giải.
* Ghi (hoặc phát) đề bài tập cho học sinh.
* Giải đáp thắc mắc (nếu có).
HĐ2: học sinh độc lập tiến hành tìm lời giải câu đầu tiên có sự hướng dẫn , điều khiển của giáo viên.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Đọc đề bài câu đầu tiên được giao và nghiên cứu cách giải.
* Độc lập tiến hành giải toán.
* Thông báo kết quả cho GV khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
* Chính xác hoá kết quả (ghi lời giải của bài toán).
* Chú ý cách giải khác nếu có.
* Ghi nhớ PP giải.
* Giao nhiệm vụ và theo dõi HĐ của học sinh, hướng dẫn khi cần thiết.
* Nhận và chính xác hoá kết quả của 1 hoặc 2 học sinh hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên.
* Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh. Chú ý các sai lầm mắc phải
* Đưa ra lời giải ngắn gọn nhất.
* Chú ý để học sinh hiểu và nắm được cách xác định hàm số.
HĐ3: học sinh độc lập tiến hành tìm lời giải câu thứ hai có sự hướng dẫn , điều khiển của giáo viên.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Đọc đề bài câu tiếp theo và nghiên cứu cách giải.
* Độc lập tiến hành giải toán.
* Thông báo kết quả cho GV khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
* Chính xác hoá kết quả (ghi lời giải của bài toán).
* Chú ý cách giải khác nếu có.
* Ghi nhớ PP giải.
* Giao nhiệm vụ và theo dõi HĐ của học sinh, hướng dẫn khi cần thiết.
* Nhận và chính xác hoá kết quả của 1 hoặc 2 học sinh hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên.
* Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh. Chú ý các sai lầm mắc phải
* Đưa ra lời giải ngắn gọn nhất.
* Chú ý cho học sinh cách lập bảng biến thiên hàm số bậc hai và cách vẽ đồ thị của nó.
HĐ4: học sinh độc lập tiến hành tìm lời giải câu thứ ba có sự hướng dẫn , điều khiển của giáo viên.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* Đọc đề bài câu tiếp theo và nghiên cứu cách giải.
* Độc lập tiến hành giải toán.
* Thông báo kết quả cho GV khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
* Chính xác hoá kết quả (ghi lời giải của bài toán).
* Chú ý cách giải khác nếu có.
* Ghi nhớ PP giải.
* Giao nhiệm vụ và theo dõi HĐ của học sinh, hướng dẫn khi cần thiết.
* Nhận và chính xác hoá kết quả của 1 hoặc 2 học sinh hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên.
* Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh. Chú ý các sai lầm mắc phải
* Đưa ra lời giải ngắn gọn nhất.
* Chú ý cho học sinh cách vẽ đồ thị hàm số trong dấu GTTĐ.
HĐ5: lập bảng liên hệ giữa tính chất của hàm số với đồ thị của nó.
Tính chất của hàm số
Thể hiện qua đồ thị
y0= f(x0) , với x0 thuộc tập xác định D .
Điểm (x0;f(x0)) thuộc đồ thị của hàm số.
Hàm số đồng biến trên khoảng (a;b):
x1,x2 (a;b), x1 < x2 f(x1) < f(x2).
Đồ thị đi lên trên khoảng (a;b).
Hàm số nghịch biến trên khoảng (a;b):
x1,x2 (a;b), x1 f(x2).
Đồ thị đi xuống trên khoảng (a;b).
Hàm số không đổi trên khoảng (a;b):
y= c (c là hằng số).
Đồ thị là một phần của đường thẳng song song (hoặc trùng) với Ox.
f là hàm số chẵn:
x D , -x D và f(-x) = f(x)
Đồ thị có trục đối xứng là trục tung Oy.
f là hàm số lẻ:
x D , -x D và f(-x) = -f(x)
Đồ thị có tâm đối xứng là gốc toạ độ O.
Giai đoạn 3: Củng cố
- Các em cần nắm vững cách xác định hàm số, lập BBT và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai thành thạo
- Biết cách đọc đồ thị hàm số từ đó suy ra các tính chất của hàm số và ngược lại.
Giai đoạn 4: Ra bài tập về nhà.
Làm các bài tập ôn tập chương II trong SGK.
Tóm tắt lời giải :
1. Từ giả thuyết ta suy ra hpt : -1 = c. a = 1.
 - = 1. b = -2.
 -= -2. c = -1.
2. BBT và đồ thị ham số.
3. Toạ độ giao điểm (-1;2) , (2;-1).
4. BBT và đồ thị hàm số.
5. dt tam giác = (đvdt).

Tài liệu đính kèm:

  • docDt23 NC.doc