Giáo án Đại số NC 10 Chương 2 Bài 3: Hàm số bậc hai

Giáo án Đại số NC 10 Chương 2 Bài 3: Hàm số bậc hai

Tuần 7

Tiết 20 Bài 3: HÀM SỐ BẬC HAI

I. Mục tiêu:

  Về kiến thức:

– Hiểu quan hệ giữa đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c và đồ thị hàm số y = ax2.

– Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số y = ax2 + bx + c .

  Về kỹ năng:

– Khi cho một hàm số bậc hai, biết cách xác định tọa độ đỉnh, phương trình của trục đối xứng và hướng của bề lõm của parabol (đồ thị của hàm số bậc hai ấy).

– Vẽ thành thạo các parabol dạng y = ax2 + bx + c bằng cách xác định đỉnh, trục đối xứng và một số điểm khác. Qua đó suy ra được sự biến thiên, lập bảng biến thiên của hàm số và nêu được một số tính chất khác của hàm số( xác định các giao điểm của parabol với các trục tọa độ, xác định dấu của hàm số trên một khoảng đã cho, tìm giá trị lớn nhất hay bé nhất của hàm số).

– Biết cách giải một số bài toán đơn giản về đồ thị của hàm số bậc hai.

 

doc 11 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1755Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số NC 10 Chương 2 Bài 3: Hàm số bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
Tiết 20 Bài 3: HÀM SỐ BẬC HAI 
Ngày soạn: 10/10/2006
Ngày dạy: 19/10/2006
I. Mục tiêu:
 * Về kiến thức: 
Hiểu quan hệ giữa đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c và đồ thị hàm số y = ax2. 
Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số y = ax2 + bx + c .
 * Về kỹ năng: 
Khi cho một hàm số bậc hai, biết cách xác định tọa độ đỉnh, phương trình của trục đối xứng và hướng của bề lõm của parabol (đồ thị của hàm số bậc hai ấy).
Vẽ thành thạo các parabol dạng y = ax2 + bx + c bằng cách xác định đỉnh, trục đối xứng và một số điểm khác. Qua đó suy ra được sự biến thiên, lập bảng biến thiên của hàm số và nêu được một số tính chất khác của hàm số( xác định các giao điểm của parabol với các trục tọa độ, xác định dấu của hàm số trên một khoảng đã cho, tìm giá trị lớn nhất hay bé nhất của hàm số).
Biết cách giải một số bài toán đơn giản về đồ thị của hàm số bậc hai.
 * Về tư duy, thái độ: 
Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác khi vẽ đồ thị.
Thấy được hình dạng đồ thị trong đời sống thực tế. 
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: .
Thực tiễn: học sinh đã làm quen với hàm số y =ax2 + bx + c ở lớp 9.
Phương tiện: tranh vẽ minh họa đồ thị
III. Phương pháp dạy học: 
Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
Phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
· Nêu các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = ax + b.
 Áp dụng: Khảo sát và vẽ: y = 
· Trong thưc tế có những hình vẽ có dạng parabol như cầu vồng, cầu treo, cổng Ac-xơ (ở Mỹ), ...Vậy đồ thị của chúng như thế nào. Cụ thể ta nghiên cứu bài sau:
· Học sinh lên bảng trả bài.
 Các bước: Tập xác định, bảng biến thiên và tìm điểm rồi vẽ đồ thị (4đ).
y
O
2
x
2
–1
 Vẽ (4đ).
 3. Giảng bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HS nêu hàm số bậc nhất có dạng ntn?
* Dựa trên cơ sở hàm số bậc nhất đã biết HS đưa ra định nghĩa hàm số bậc 2.
* HS nêu tập xác định của hàm số bậc 2.
* HS nêu đồ thị của hàm số y = ax2 (a ¹ 0) đã học ở lớp 9
* Ta thấy rằng y = ax2 là 1 trường hợp riêng của hàm số bậc 2. Nên trong bài nầy chúng ta sẽ thấy rằng nếu tịnh tiến parabol y = ax2 một cách thích hợp thì ta sẽ được đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c
* HS cho biết đỉnh của đồ thị hàm số y = ax2
* HS cho biết pt trục đối xứng của y = ax2 
* HS cho biết hướng bề lõm của parabol phụ thuộc vào yếu tố nào?
* Đưa hàm số đã cho về dạng y = (x – p)2 + q
Do đó nếu đặt: 
D = b2 – 4ac
hàm số đã cho có dạng y = (x – p)2 + q
* Gọi (P0) là parabol của y = ax2 ta thực hiện 2 phép tịnh tiến liên tiếp sau: 
+ Tịnh tiến (P0) sang phải p đơn vị nếu p > 0; sang trái ½p½ nếu p < 0 ta sẽ được đồ thị (P1) của hàm số: y = a(x-p)2 
+ Tịnh tiến (P1) lên trên q đơn vị nếu q > 0; xuống dưới ½p½ nếu q < 0, ta được đồ thị HS y = (x – p)2 + q : gọi là đồ thị (P)
* Lưu ý trục đ/x là đt ss với trục tung và đi qua đỉnh của parabol.
* Trên đây ta đã biết đồ thị của HSB2 cũng là 1 parabol “giống” như parabol của HS y = ax2 chỉ khác nhau về vị trí trong mp tọa độ. Do đó trong thực hành ta thường vẽ trực tiếp parabol y =ax2 + bx + c mà không cần vẽ parabol y = ax2.
* Nêu các bước vẽ parabol y =ax2 + bx + c (a ¹ 0) 
* Chọn các điểm đặc biệt như: giao điểm của parabol với các trục toạ độ, điểm đ/x của chúng qua trục đối xứng.
* Nối các điểm đặc biệt bằng nét cong trơn (không bị gãy) nhất là tại đỉnh của parabol.
* Từ đồ thị của HSB2 hãy suy ra sự biến thiên của HSB2
+ Chú ý rằng khi xđ đúng hướng của bề lõm parabol thì ta cũng thấy được sự biến thiên của HSB2 tương ứng.
* Muốn xác định sự biến thiên của HSB2 ta làm như thế nào?
* Hỏi học sinh khi a > 0 thì đồ thị của hàm số có bề lõm quay lên hay quay xuống ? Tương tự cho a < 0.
* Dựa vào bảng biến thiên, các em xét xem đồ thị hàm số đồng biến hay nghịch biến trong khoảng nào ?
* Cho học sinh xác định đỉng trước, từ đó mới vẽ bảng biến thiên.
* Cho học sinh nêu lại các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc hai?
* Lưu ý học sinh có thể thế x vào công thức y = ax2 + bx + c hay công thức y = 
* Xét tính đồng biến hay nghịch biến của hàm số.
* Muốn vẽ đồ thị hàm số y = |x2 – 6x + 8½, ta vẽ đồ thị 2 hàm số y = ± x2 – 6x + 8) sau đó xoá đi phần đồ thị dưới trục hoành
* Hàm số bậc nhất có dạng: y = ax + b, trong đó a, b là hằng số, a ¹ 0
* HSB2 có dạng: 
 y = ax2 + bx + c
* Đồ thị của hàm số y = ax2 là một parabol có 
 + Đỉnh O(0;0) 
 + Trục đối xứng: x = 0
1
2
-1
 -2
 a
4a
 y
 O
 + a > 0 (P0) có bề lõm hướng lên.
x
 a < 0 (P0) có bề lõm hướng xuống.
1
2
x
-1
 -2
 a
4a
 y
 O
* Có ax2 + bx + c =
= a(x2+ 
= a
* thực hiện 2 phép tịnh tiến liên tiếp
+ Tịnh tiến lần 1 đỉnh O của (P0) biến thành đỉnh I1 của (P1) và I1(p;0)
và trục đ/x là x = p
+ Tịnh tiến lần 2 đỉnh I1 của (P1) biến thành đỉnh I của (P) và I(p;q) và trục đ/x là x=p.
* Các bước vẽ parabol y =ax2 + bx + c (a ¹ 0)
+ Đỉnh I();
+ Xác định trục đ/x và hướng bề lõm.
+ Điểm đặc biệt
+ Đồ thị.
(căn cứ vào tính đối xứng, bề lõm và hình dáng parabol để nối các điểm đặc biệt lại)
* lên bảng tính toạ độ đỉnh
* Tìm điểm đặc biệt.
* vẽ đồ thị
+ a > 0 
Hàm số nghịch biến trên khoảng (-¥; - ) ; đồng biến trên khoảng (- ;+¥)
Và có giá trị n/n là - khi x = -
+ a < 0
Hàm số đồng biến trên khoảng (-¥; - ) ; nghịch biến trên khoảng(- ;+¥)
Và có giá trị lớn nhất là - khi x = -
+ Đỉnh: I (2;3)
 x = = 2 và y = 3
+ a = - 1 < 0 
(P) có bề lõm hướng xuống
 Hàm số đồng biến trên khoảng (-¥; 2) ; nghịch biến trên khoảng (2;+¥)
* Học sinh: các bước:
 + Tập xác định.
 + Toạ độ đỉnh.
 + Bảng biến thiên.
 + Điểm đặc biệt.
 + Vẽ đồ thị.
 + Hàm số nghịch biến trên khoảng (-¥; 3) ; đồng biến trên khoảng(3 ;+¥)
 Và có giá trị n/n là – 1 khi x = 3
2
O
1
 x
y
3
4
5
3
-1
I. Định nghĩa: 
 Hàm số bậc hai là hàm số được cho bằng biểu thức: 
 y = ax2 + bx + c (a ¹ 0). 
 Trong đó a, b, c là hằng số.
+ Tập xác định D= R
II. Đồ thị hàm số bậc hai:
 1. Nhắc lại đồ thị hàm số y = ax2 (a ¹ 0) 
 Hàm số y = ax2 (a ¹ 0) là một parabol (P0) có:
 + Đỉnh O(0;0) 
 + Trục đốI xứng có pt x = 0
 + a > 0 (P0) có bề lõm hướng lên và a < 0 (P0) có bề lõm hướng xuống.
VD: Đồ thị của hàm số: y=x2
1
2
x
-1
 -2
 y
 O
2
y = x2
VD: Đồ thị của hàm số y = - 2x2 
1
x
 -1
-2
 y
 O
 2. Đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a ¹ 0) 
O
x
I1
p
I
q
 (P)
 (P0) (P1) 
 ( p>0; q>0)
* Đồ thị của hsố y =ax2 + bx + c (a ¹ 0) là 1 parabol có đỉnh I(); nhận đt x = làm trục đốI xứng.
 a > 0 (P) có bề lõm hướng lên.
 a < 0 (P) có bề lõm hướng xuống.
Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm số y = - x2 + 4x – 1 
Giải:
 · Tập xác định D = R
 · Đỉnh: I (2;3)
 x = = 2 và y = 3
 · a = - 1 < 0 
 (P) có bề lõm hướng xuống và trục đối xứng là x = 2.
 · Điểm đặc biệt:
 x = 0 Þ y = - 1
 y = 0 Þ - x2 + 4x – 1 = 0
 chọn x = 1 Þ y = 2 
 · Đồ thị:
III. Sự biến thiên của hàm số y =ax2 + bx + c (a ¹ 0) 
BBT:
a > 0
x
-¥	 -	 +¥
y
+¥	 +¥
	 -
a < 0
x
-¥ - +¥
y
	 -
-¥	 +¥
Kết luận (SGK trang 57)
AD: Ví dụ trên hãy cho biết sự biến thiên của hàm số :
 y = - x2 + 4x – 1 
Giải:
 + Đỉnh: I (2;3)
 x = = 2 và y = 3
 + a = - 1 < 0 
 (P) có bề lõm hướng xuống
 Nên Hàm số đồng biến trên khoảng (-¥; 2) ; nghịch biến trên khoảng(2;+¥).
VD: Cho hàm số y = x2 – 6x + 8
 a. Tìm đỉnh, trục đối xứng và hướng bề lõm của (P) từ đó suy ra sự biến thiên của hàm số y = x2- 6x + 8.
 b. Vẽ parabol (P)
 c. Vẽ đồ thị hàm số 
 y = |x2 – 6x + 8½
Giải:
 a/ + Tập xác định D = R
 + Đỉnh: I (3;-1)
 x = = 3 và y = -1
 + a = 1 > 0 
 (P) có bề lõm hướng lên.
 Trục đối xứng là x = 3
x
-¥	 3	 +¥
y
+¥	 +¥
	 - 1
+ điểm đặc biệt:
x = 0 Þ y = 8
y = 0 Þ x2 - 6x + 8 = 0
 x =2 ; x= 4
Chọn x = 1 có y = 3
+ Đồ thị:
2
O
1
 x
y
3
4
5
3
-1
 4. Củng cố:
 Các em cần nắm các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a ¹ 0) (qua 5 bước). Cần nắm vững công thức toạ độ đỉnh và pt trục đối xứng.
 5. Dặn dò:
 Làm bài tập trang 58, 59 và phần Luyện tập trang 59, 60, 61.
Tuần 7 
Tiết 21 BÀI TẬP HÀM SỐ BẬC HAI 
Ngày soạn: 13/10/2006
Ngày dạy: 21/10/2006
I. Mục tiêu:
 * Về kiến thức: 
 Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số y = ax2 + bx + c như công thức toạ độ đỉnh, pt trục đối xứng, giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của hàm số.
 * Về kỹ năng: 
Khi cho một hàm số bậc hai, biết cách xác định tọa độ đỉnh, phương trình của trục đối xứng và hướng của bề lõm của parabol (đồ thị của hàm số bậc hai ấy).
Vẽ thành thạo các parabol dạng y = ax2 + bx + c bằng cách xác định đỉnh, trục đối xứng và một số điểm khác. Qua đó suy ra được sự biến thiên, lập bảng biến thiên của hàm số và nêu được một số tính chất khác của hàm số (xác định các giao điểm của parabol với các trục tọa độ, xác định dấu của hàm số trên một khoảng đã cho, tìm giá trị lớn nhất hay bé nhất của hàm số).
Biết cách giải một số bài toán đơn giản về đồ thị của hàm số bậc hai.
 * Về tư duy, thái độ: 
Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác khi vẽ đồ thị.
Thấy được hình dạng đồ thị trong đời sống thực tế. 
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: .
Thực tiễn: học sinh đã làm quen với hàm số y =ax2 + bx + c ở lớp 9.
Phương tiện: tranh vẽ minh họa đồ thị
III. Phương pháp dạy học: 
Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
Phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
· Gọi một học sinh lên bảng.
 Nêu các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
 Áp dụng: Cho hàm số: y = –x2 + 4x – 3.
 Tìm toạ độ đỉnh và pt trục đối xứng của (P) trên.
· Học sinh lên bảng trả bài.
 Có 5 bước: TXĐ, TĐĐ, BBT, ĐĐB và vẽ đồ thị (4đ).
 Toạ độ đỉnh:
 Þ I(2; 1) (3đ)
 Pt trục đối xứng: x = 2. 
 3. Giảng bài tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
· Cho học sinh nhắc lại công thức của toạ độ đỉnh, pt trục đối xứng và hướng của parabol.
· Chia thành 4 nhóm và gọi mỗi nhóm thảo luận và trình bày lời giải.
· Các câu a) b) cũng tương tự, học sinh tự giải.
· GV cũng cần giải thích cách giải theo phép tịnh tiến dễ hiểu hơn và cũng nhấn mạnh các công thức để học sinh nắm vững.
· Cho học sinh nhận dạng bài toán và cũng giải thích rõ các điều kiện bài toán để học sinh vận dụng đúng và cũng rất dễ nhầm lẫn.
· Điểm hay đỉnh thì ta thế toạ độ vào pt của đồ thị, nhưng đỉnh còn có công thức riêng là pt của trục đối xứng.
· Cách làm tương tự như trên.
· Cần nhấn mạnh cho học sinh thế đúng chỗ và đúng công thức, học sinh dễ nhầm lẫn hoành độ x và tung độ y.
· Cho học sinh nêu lại các phép tịnh tiến song song với các trục toạ độ.
· Cần lý giải kết hợp tịnh tiến lên, xuống và sang trái, sang phải.
· Cho học sinh nhắc lại các hằng đẳng thức đáng nhớ.
· Bài này củng cố lại công thức toạ độ đỉnh, pt trục đối xứng và cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai.
· Nhìn vào đồ thị thí phần nào của (P) mà giá trị y > 0? Khi đó x = ?
· Đỉnh của (P) là 
 Pt trục đối xứng là .
 (P) có bề lõm hướng lên khi a > 0 và có bề lõm hướng xuống khi a < 0.
· Học sinh có thể áp dụng các công thức trên để tìm đỉnh, trục đối xứng mà không cần lý giải theo phép tịnh tiến.
· Học sinh nhận dạng và nêu cách giải.
· y nhận giá trị bằng 3 khi x = 2 là ta thề các giá trị x, y và pt của (P), và có giá trị nhỏ nhất là –1 là a > 0 và đây là giá trị của tung độ đỉnh.
· Học sinh lên trình bày trên bảng.
· Học sinh cũng lý giải như trên và tự lên bảng làm.
· Thế toạ độ đỉnh I và toạ độ điểm M vào (P) ta dễ dàng tìm ra các hệ số a và m.
· y = f(x) + p là ta tịnh tiến y = f(x) lên trên p đơn vị.
 y = f(x) – p là ta tịnh tiến y = f(x) xuống dưới p đơn vị.
 y = f(x – q) là ta tịnh tiến y = f(x) sang phải q đơn vị.
 y = f(x + q) là ta tịnh tiến y = f(x) sang trái q đơn vị.
· (a + b)2 = a2 + 2ab + b2
 (a – b)2 = a2 – 2ab + b2
· Học sinh thảo luận và lên trình bày lời giải.
-1
O
 x
 y
 I
1
-2
6
-3
4
27/ Cho các hàm số:
 a) y = –x2 – 3
 b) y = (x – 3)2
 c) y = 
 d) y = 
Không vẽ đồ thị, hãy mô tả đồ thị của mỗi hàm số trên bằng cách điền vào chỗ trống (...) theo mẫu
Đỉnh là ....
Pt trục đối xứng ....
(P) có bề lõm hướng ....
Giải:
 c) (P): y = có được là do tịnh tiến (P): y = theo trục tung lên trên 1 đơn vị. Nên:
Đỉnh là I(0; 1)
Pt trục đối xứng x = 0
(P) có bề lõm hướng lên.
 d) (P): y = có được là do tịnh tiến (P): y = theo trục hoành sang trái 1 đơn vị. Nên:
Đỉnh là I(–1; 0).
Pt trục đối xứng x = –1
(P) có bề lõm hướng xuống dưới.
28/ Gọi (P) là đồ thị của hàm số y = ax2 + c. Tìm a và c trong mỗi trường hợp sau:
 a) y nhận giá trị bằng 3 khi x = 2, và có giá trị nhỏ nhất là –1.
 b) Đỉnh của (P) là I(0; 3) và một trong hai giao điểm của (P) với trục hoành là A(–2; 0).
Giải:
 a) Ta có: f(2)= 3 Þ 4a + c = 3
 –D = –1.4a Þ c = –1 (vì a > 0)
 Vậy y = x2 – 1.
 b) Đỉnh I(0; 3) nên c = 3
 f(–2) = 0 Þ 4a + c = 0
 Vậy y = 
29/ Gọi (P) là đồ thị hàm số y = a(x – m)2. Tìm a và m trong mỗi trường hợp sau:
 a) (P) có đỉnh là I(–3; 0) và cắt trục tung tại điểm M(0; –5).
 b) Đt y = 4 cắt (P) tại hai điểm A(–1; 4) và B(3; 4).
Giải:
 a) I(–3; 0) Þ m = –3
 f(0) = –5 Þ a(0 – m)2 = –5
 Vậy y = 
 b) Kết quả: y = (x – 1)2.
30/ Viết mỗi hàm số cho sau đây thành dạng y = a(x – p)2 + q. Từ đó cho biết đồ thị của nó có thể được suy ra từ đồ thị của hàm số nào nhờ các phép tịnh tiến đồ thị song song với các trục toạ độ. Hãy mô tả các phép tịnh tiến đó.
y = x2 – 8x + 12
y = –3x2 – 12x + 9.
Giải:
 a) y = x2 – 8x + 12 = (x– 4)2 – 4
 Đồ thị của hàm số này có được từ (P) y = x2 tịnh tiến sang phải 4 đơn vị, rồi xuống dưới 4 đơn vị.
 b) y = –3x2 – 12x + 9 
 = –3(x + 2)2 + 21
 Đồ thị của hàm số này có được từ (P) y = –3x2 tịnh tiến sang trái 2 đơn vị, rồi lên trên 21 đơn vị.
31/ Hàm số y = –2x2 – 4x + 6 có đồ thị là (P).
 a) Tìm toạ độ đỉnh và pt trục đối xứng của (P).
 b) Vẽ (P) trên.
 c) Dựa vào đồ thị, hãy cho biết tập hợp các giá trị của x sao cho y ³ 0.
Giải:
 a) Đỉnh là I(–1; 8)
 Trục đối xứng: x = –1
 b) Vẽ đồ thị.
 c) Từ đồ thị ta có:
 y ³ 0 Û – 3 £ x £ 1.
 4. Củng cố:
 5. Dặn dò: Làm phần Luyện tập trang 59, 60, 61.
Tuần 8 
Tiết 22 LUYỆN TẬP 
Ngày soạn: 13/10/2006
Ngày dạy: 21/10/2006
I. Mục tiêu:
 * Về kiến thức: 
 Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số y = ax2 + bx + c như công thức toạ độ đỉnh, pt trục đối xứng, giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của hàm số.
 * Về kỹ năng: 
Thành thạo cách xác định tọa độ đỉnh, phương trình của trục đối xứng và hướng của bề lõm của parabol.
Vẽ thành thạo các parabol dạng y = ax2 + bx + c bằng cách xác định đỉnh, trục đối xứng và một số điểm khác. Qua đó suy ra được sự biến thiên, lập bảng biến thiên của hàm số và nêu được một số tính chất khác của hàm số (xác định các giao điểm của parabol với các trục tọa độ, xác định dấu của hàm số trên một khoảng đã cho, tìm giá trị lớn nhất hay bé nhất của hàm số).
Biết cách giải một số bài toán thực tế về đồ thị của hàm số bậc hai.
 * Về tư duy, thái độ: 
Rèn luyện tính tỉ mỉ, chính xác khi vẽ đồ thị.
Thấy được hình dạng đồ thị trong đời sống thực tế. 
Áp dụng giải các các bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: .
Thực tiễn: học sinh đã làm quen với hàm số y =ax2 + bx + c ở lớp 9.
Phương tiện: tranh vẽ minh họa đồ thị và phiếu chuẩn bị cho mỗi hoạt động.
III. Phương pháp dạy học: 
Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
Phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
· Gọi một học sinh lên bảng.
 Nêu công thức toạ độ đỉnh, pt trục đối xứng và hướng của (P).
 Áp dụng: Xác định toạ độ đỉnh, pt trục đối xứng và hướng của (P): y = 
· Để nắm vững và hiểu rõ tính chất của đồ thị hàm số bậc hai, ta làm một số bài tập sau:
· Học sinh lên bảng trả bài.
 Lý thuyết (4đ).
 Bài tập (4đ).
 (P): y = có được là do tịnh tiến (P): y = theo trục tung lên trên 1 đơn vị. Nên:
Đỉnh là I(0; 1)
Pt trục đối xứng x = 0
(P) có bề lõm hướng lên.
 3. Giảng bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
· GV cho học sinh thảo luận theo nhóm rồi cử một em lên bảng trình bày.
· Học sinh có thể không biết giải câu b, c. GV cần hướng dẫn học sinh nhìn vào đồ thị xem phần đồ thị phía trên trục hoành là thì y > 0 và phần đồ thị phía dưới trục hoành thì y < 0.
· Hướng dẫn học sinh vận dụng các công thức để điền vào các khoảng trống trong bài 33.
· Cho học sinh nhắc lại hướng của parabol và khi nào (P) có giao điểm với trục hoành ?
· Cho học sinh phát biểu tại chỗ thông qua giơ tay.
· Muốn khử dấu giá trị tuyệt đối, ta làm thế nào?
· Bằng cách tìm toạ độ đỉnh và các điểm đối xứng, vẽ 2 nhánh (P) và chỉ chọn các nhánh (P) ở phía trên trục hoành.
· Nhìn vào đồ thị hàm số, cho biết sự biến thiên của hàm số trong từng khoảng xác định của nó?
· Câu b, c chỉ hướng dẫn học sinh về nhà làm.
· Cho học sinh thảo luận theo nhóm và lên bảng vẽ hình.
· Chỉ yêu cầu học sinh chọn điểm rồi vẽ đồ thị hàm số.
· Chỉ chỗ sai của học sinh khi học sinh vẽ hết. Chỉ lấy phần đồ thị trong khoảng xác định của nó mà thôi.
· Có thời gian, GV hướng dẫn học sinh giải các bài toán thực tế.
O
-1
1
2
3
x
3
4
y
I
· Yêu cầu học sinh vẽ đủ 5 bước.
· Nhìn vào đồ thị, học sinh nhận xét trương hợp nào y > 0 và trường hợp nào y < 0.
· Học sinh tự thảo luận và lên bảng điền vào khoảng trống.
· (P) có bề lõm hướng lên nếu a > 0 và có bề lõm hướng xuống nếu a < 0.
· (P) cắt trục Ox tại 2 điểm khi D > 0, tiếp xúc với Ox khi D = 0 và không cắt Ox khi D < 0.
· Áp dụng định nghĩa:
 y = |x| = 
 Từ đó xét dấu của biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối và vẽ đồ thị hàm số trong các khoảng xác định của nó.
· Hàm số giảm trong , tăng trong khoảng , giảm trong và tăng trong (0; +∞).
· Vẽ đt y = –x +1 (x ³ –1)
qua 2 điểm A(–1; 2) và B(–2; 3).
 y = –x2 + 3 (x > –1) có đỉnh I(0; 3) và qua các điểm C(1; 2), D(2; –1).
· Học sinh có thể vẽ hết đồ thị của đt và (P).
· Các bài toán thực tế, học sinh tự giải.
32/ Với mỗi hàm số y = -x2+2x+3
và y = , hãy:
Vẽ đồ thị của các hàm số.
Tìm tập hợp các giá trị x sao cho y > 0;
Tìm tập hợp các giá trị x sao cho y < 0.
Giải:
Học sinh tự vẽ đồ thị.
Đặt f(x) = y = –x2 + 2x + 3
 Và g(x) = 
 Khi đó: f(x) > 0 Û –1 < x < 3;
 g(x) > 0 Û x 2.
 c) f(x) 3
 g(x) < 0 Û –4 < x < 2.
33/ Lập bảng theo mẫu sau đây rồi điền vào ô trống các giá trị thích hợp (nếu có) (SGK).
34/ Gọi (P) là đồ thị của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c. Hãy xác định dấu của hệ số a và biệt thức D trong mỗi trường hợp sau
(P) nằm hoàn toàn ở phía trên trục hoành;
(P) nằm hoàn toàn ở phía dưới trục hoành;
(P) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt và đỉnh của (P) nằm phía trên trục Ox.
Giải:
a > 0 và D < 0;
a < 0 và D < 0;
a 0.
35/ Vẽ đồ thị rồi lập bảng biến thiên của mỗi hàm số sau:
y = ;
y = –x2 + 2|x| + 3;
y = 0,5x2 – |x – 1| + 1.
Giải:
 a) Vẽ (P) y = x2 + và (P) y = – (x2 + ). Sau đó xoá đi phần nằm ở phía dưới trục hoành.
O
y
x
(P)
· Câu b, c tương tự.
36/ Vẽ đồ thị của mỗi hàm số sau:
y = 
y = 
 a)
O
-1
-2
-1
1
2
x
2
3
y
 b) Học sinh tự vẽ.
37/ Bài toán bóng đá (SGK).
38/ Bài toán về cổng Ac-xơ (Arch) (SGK).
 4. Củng cố:
 Các em cần nắm vững các bước khảo sát và vẽ đồ thị (P) của hàm số. Nắm vững công thức toạ độ đỉnh, pt trục đối xứng, hướng bề lõm của (P) và biết cách vẽ đồ thị của hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối.
 5. Dặn dò:
 Làm bài tập ôn chương II trang 63, 64.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 3 - C2-DS10NC2.doc