Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 45: Bảng phân bố tần số và tần suất

Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 45: Bảng phân bố tần số và tần suất

Tiết số:45

Chương V. THỐNG KÊ

Bài 1. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức:

- Hiểu các khái niệm: Tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu (mẫu số liệu) thống kê, bảng phân bố tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.

 2. Về kỹ năng:

 - Xác định được tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê.

- Lập bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp khi đã cho các lớp cần phân ra.

 3. Về tư duy và thái độ:

- Biết quy lạ về quen.

 - Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.

 

doc 3 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1357Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 10 cơ bản tiết 45: Bảng phân bố tần số và tần suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/02/2008
Tiết số:45
Chương V. THỐNG KÊ
Bài 1. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức:
- Hiểu các khái niệm: Tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu (mẫu số liệu) thống kê, bảng phân bố tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
	2. Về kỹ năng:
	- Xác định được tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê.
- Lập bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp khi đã cho các lớp cần phân ra.
	3. Về tư duy và thái độ:
- Biết quy lạ về quen.
	- Cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đồ dụng học tập. Bài cũ
	2. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Các bảng phụ và các phiếu học tập. Đồ dùng dạy học của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	- Gợi mở, vấn đáp. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xem hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
	1. Ổn định tổ chức 
2. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
10’
Hoạt động 1:
I. ÔN TẬP
Giáo viên hướng dẫn ôn tập kiến thức cũ, giới thiệu sơ lược về bộ môn thống kê.
Cho từng học sinh cho biết chiều cao của mình và ghi lại trên bảng.
H: Tập hợp điều tra là gì?
H: Đơn vị điều tra là gì?
H: Dấu hiệu điều tra là gì?
H: Trong bảng số liệu có bao nhiêu giá trị?
H: Trong bảng số liệu có bao nhiêu số?
H: Trong bảng số liệu giá trị xuất hiện mấy lần?
=> Khái niệm tần số.
Nhớ lại kiến thức lớp 7.
Lần lượt từng học sinh cho biết chiều cao của mình.
Học sinh lớp 10A1.
Số.
Con trong gia đình.
Có 5 giá trị: 1, 2, 3, 4, 5.
Có 39 số.
Giá trị xuất hiện 8 lần.
1. Số liệu thống kê
Khi thực hiện điều tra thống kê (theo mục đích đã định trước), cần xác định tập hợp các đơn vị điều tra, dấu hiệu điều tra và thu thập các số liệu.
2. Tần số
Điều tra “Số con trong mỗi gia đình của học sinh” lớp 10A1, ta thu được bảng số liệu:
Trong bảng số liệu trên ta thấy có 5 giái trị khác nhau là: .
Giá trị xuất hiện 8 lần, ta gọi là tần số của giá trị .
*Tần số: số lần giá trị xuất hiện trong bảng số liệu thống kê được gọi là tần số của giá trị , và được ký hiệu là .
20’
Hoạt động 2:
II. TẦN SUẤT
H: Tính tần số của 1, 2, 3, 4, 5.
H: Tỉ lệ số lần xuất hiện của 1 là bao nhiêu?
 tần số 
 tần số 
 tần số 
 tần số 
 tần số 
Tần suất : 
Trong bảng số liệu thống kê, giá trị có tần số là .
Tỉ lệ tính theo phần trăm được gọi là tần suất của .
Ví dụ: Theo bảng số liệu ở mục một ta có: 
Bảng này được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất. Nếu bỏ cột tần suất thì ta gọi là bảng phân bố tần số. Nếu bỏ cột tần số thì ta gọi là bảng phân bố tần suất.
15’
Hoạt động 3:
III. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT GHÉP LỚP
GV giới thiệu: Trong một số trường hợp khi thống kê, người ta cần lấy số liệu theo lớp:
: từ a đến dưới b.
: từ a đến b.
H: Lớp: có bao nhiêu phần tử?
H: Lớp có bao nhiêu phần tử?
H: Lớp có bao nhiêu phần tử?
H: Lớp có bao nhiêu phần tử?
H: hãy lập bảng mô tả gồm ba cột
+ Lớp số đo.
+ Tần số.
+ Tần suất.
Lắng nghe cách phân lớp trong bảng số liệu.
6 phần tử.
12 phần tử.
13 phần tử.
5 phần tử.
Lập bảng mô tả và trình bày trước lớp.
Trong một số trường hợp khi thống kê, người ta cần lấy số liệu theo lớp:
: từ a đến dưới b.
: từ a đến b.
Ví dụ: Cho các số liệu chiều cao của 36 học sinh (đơn vị cm):
Phân lớp:; ; ; 
Ta lập bảng:
Bảng này được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp. Nếu bỏ cột tần suất thì ta gọi là bảng phân bố tần số ghép lớp. Nếu bỏ cột tần số thì ta gọi là bảng phân bố tần suất ghép lớp.
	3. Củng cố và dặn dò	
	- Nắm vững thế nào là tần số, tần suất, chia lớp, tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp.
	- Lập các bảng tần số, tần suất, tần số ghép lớp, tần suất ghép lớp.
	4. Bài tập về nhà
	- Làm bài tập số 1, 2, 3, 4 SGK trang 114.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 45 ds.doc