Giáo án dạy Đại số 10 tiết 13: Hàm số bậc hai (1)

Giáo án dạy Đại số 10 tiết 13: Hàm số bậc hai (1)

HÀM SỐ BẬC HAI(1)

A-Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 -Học sinh nắm được định nghĩa hàm số bậc hai và biết mối liên hệ giữa hàm số y = ax2(a ) đã học và hàm số bậc hai

 -Biết được các yếu tố cơ bản của đồ thị hàm số bậc hai:toạ độ đỉnh,trục đối xứng,hướng bề lõm.

 2.Kỷ năng:

 -Xác định được toạ độ đỉnh ,trục đối xứng ,hướng bề lõm của đồ thị

 3.Thái độ:

 -Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác

B-Phương pháp:

 -Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

 -Gợi mở ,vấn đáp

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 10 tiết 13: Hàm số bậc hai (1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiãút
13
 Ngày soạn:22/10/2006
HÀM SỐ BẬC HAI(1)
A-Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
	-Học sinh nắm được định nghĩa hàm số bậc hai và biết mối liên hệ giữa hàm số y = ax2(a) đã học và hàm số bậc hai
	-Biết được các yếu tố cơ bản của đồ thị hàm số bậc hai:toạ độ đỉnh,trục đối xứng,hướng bề lõm. 
 2.Kỷ năng:
	-Xác định được toạ độ đỉnh ,trục đối xứng ,hướng bề lõm của đồ thị
 3.Thái độ:
	-Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác 
B-Phương pháp:
	-Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
	-Gợi mở ,vấn đáp
C-Chuẩn bị
 1.Giáo viên:Giáo án,SGK,STK,thước kẻ,phấn màu
 2.Học sinh:Đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp
D-Tiến trình lên lớp:
 I-Ổøn định lớp:(1')Ổn định trật tự,nắm sỉ số
 II-Kiểm tra bài cũ:(6')
	-Nhắc lại đồ thị hàm số y = ax2(a) 
	+ Toạ độ đỉnh
	+ Trục đối xứng của đồ thị
	+ Cách xác định hướng bề lõm
 III-Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:(1')Hàm số bậc hai là hàm số như thế nào,nó có mối liên hệ gì với hàm số bậc hai không.Ta đi vào bài mới để tìm hiểu vấn đề nay. 
 2.Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1(10')
GV:Giới thiệu định nghĩa hàm số bậc hai
GV:Vì sao ở đây a?
HS:Vì khi a = 0 thì nó trở thành hàm số bậc nhất
GV:Nếu b = c = 0 thì hàm số trở thànhnhư thế nào?
HS:Hàm số y = ax2
GV:Vẽ lại đồ thị của hàm số y = ax2 và yêu cầu học sinh nhắc lại các đặc điểm của đồ thị hàm số này
HS:Nhắc lại các yêu tố cơ bản của đồ thị hàm số:Đỉnh, trục đối xứng......
GV:Trong trường hợp a > 0 ú thì điểm nào là điểm thấp nhất của đồ thị
HS:Điểm O(0;0) vì với mọi x thì y 0
GV:Yêu cầu học sinh nhắc lại cho trường hợp a < 0
Hoạt động 2(20')
GV:Nhắc lại cho hs cách biến đổi:
 y = ax2 + bx + c = a(x + )2 + 
-Nếu a > 0 thì với mọi x ,giá trị của y như thế nào
HS:y ,nên I (- )là điểm thấp nhất của đồ thị
GV:Tương tự khi a < 0 thì giá trị của y như thế nào
HS:Tương tự xác định được giá trị của y và xác định được điểm thấp nhất của đồ thị
GV:Như vậy điểm I(- ) đóng vai trò tương tự như điểm O trong đồ thị hàm số y = ax2.Từ đó hãy xác định toạ độ đỉnh và trục đối xứng của đồ thi hs bậc hai
HS:Xác định các yếu tố của đồ thị
HS:Dựa vào các kiến thức đã học để xác định các yếu tố của đồ thị hàm số
Định nghĩa hàm số bậc hai
I-Đồ thị của hàm số bậc hai:
1.Định nghĩa hàm số bậc hai:
-Hàm số bậc hai được cho bởi công thức
 y = ax2 + bx + c (a)
-TXĐ:D = R
2.Nhắc lại về đồ thị hàm số y = ax2(a) 
a > 0
Đồ thị hàm số là một Parabol :
+ Đỉnh O (0; 0)
+ Trục đối xứng:trục tung ( x = 0)
+ Bề lõm :Hướng lên trên nếu a > 0
 Hướng xuống dưới nếu a < 0 
Đồ thị hàm số bậc hai
3.Đồ thị hàm số bậc hai:
Đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a) là một Parabol
 + Đỉnh là I (- )
 + Trục đối xứng là đường thẳng:
 + Bề lõm:Hướng lên trên nếu a > 0
 Hướng xuống dưới nếu a < 0 
Đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a > 0)
*)Ví dụ:Cho hàm số y = x2 -4x + 3.Hãy xác định toạ độ đỉnh,trục đối xứng ,hướng bề lõm của đồ thị của hàm số
Giải
Đỉnh I ( )
Trục đối xứng : x = 2
Bề lõm hướng lên trên vì a = 1 > 0
 IV.Củng cố:(2')
	-Nhắc lại các đặc điểm của hàm số bậc hai
	-Xác định điểm cao nhất (thấp nhất)của đồ thị hàm số khi a > 0 (a < 0)
	 V.Dặn dò:(1')
	-Nắm vững các đặc điểm của hàm số bậc hai,biết cách xác định toạ độ đỉnh
 trục đối xứng ,hướng bề lõm của đồ thị
	-BTVN:Xác định toạ độ đỉnh,trục đối xứng ,hướng bề lõm của các đồ thị hàm 
 số ở bài1/SGK	
	 VI.Bổ sung và rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docDS10-13.doc