ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH
A-Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Hiểu được định nghĩa hai phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương
-Biết được khái niệm phương trình hệ quả
2.Kỷ năng:
-Nhận biết được hai phương trình tương đương
-Biến đổi tương đương hai phương trình
3.Thái độ:
-Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận,chính xác,chăm chỉ trong học tập
B-Phương pháp:
-Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
-Phương pháp thực hành giải toán
Tiãút 18 Ngày soạn:16 / 10 / 2008 Ngày dạy: 17 / 10 / 2008 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH A-Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Hiểu được định nghĩa hai phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương -Biết được khái niệm phương trình hệ quả 2.Kỷ năng: -Nhận biết được hai phương trình tương đương -Biến đổi tương đương hai phương trình 3.Thái độ: -Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận,chính xác,chăm chỉ trong học tập B-Phương pháp: -Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề -Phương pháp thực hành giải toán C-Chuẩn bị 1.Giáo viên:Giáo án,SGK,STK 2.Học sinh:Đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp D-Tiến trình lên lớp: I-Ổøn định lớp:(1')Ổn định trật tự,nắm sỉ số II-Kiểm tra bài cũ:(5') -Nêu khái niệm phương trình và nghiệm của phương trình -Điều kiện của phương trình,áp dụng cho bài tập 3d/SGK III-Bài mới: 1.Đặt vấn đề:(1')Hai phương trình như thế nào gọi là hai phương trình tương đương,phương trình hệ qủa là gì.Ta đi vào bài mới để tìm hiểu vấn đề này 2.Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động1(10') HS:Thực hiện hoạt động 4 /SGK GV:Giới thiệu đó là hai phương trình tương đương HS:Tổng quát lên hai phương trình tương đương là gì HS:Suy nghĩ và tìm được hai phương trình ở câu a, là tương đương với nhau GV:Hướn dẫn học sinh viết Hoạt động 2(14') GV:Giới thiệu phép biến đổi tương đương và các phép biến đổi tương đương GV:Cho bài tập:Trong các biến đổi sau đây,biến đổi nào đúng 1, 2, ú3, 4, HS:Tìm được các biến đổi đúng và giải thích GV:Nêu ra một số chú ý về phép biến đổi tương đương HS:Thực hành làm hoạt động 5 Hoạt động 3(10') GV:Xét phương trình (1).Bình phương hai vế ta được phương trình x = 4 - 4x + x2 (2) -Nhận xét gì về tập nghiệm của phương trình (1) và (2) HS:Tập nghiệm của phương trình (2) chứa tập nghiệm của pt (1) GV:Giới thiệu phương trình hệ quả GV:Khi giải phương trình bằng cách đưa về pt hệ quả thì khi giải xong pt hệ quả ta phải làm gì? HS:Thay vào pt đầu để kiểm tra,loại bỏ nghiệm ko thích hợp GV:Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ 2/SGK Phương trình tương đương 1.Phương trình tương đương: *)Hai phương trình được gọi là tương đương nhau khi chúng cùng tập hợp nghiệm *)Ví dụ :Các cặp phương trình nào sau đây tương đương: a. và 2x - 2 = 0 b. và x = 1 c. và x - 1 = 0 Phép biến đổi tương đương 2.Phép biến đổi tương đương: *)Phép biến đổi phương trình thành phương trình tương đương với nó gọi là phép biến đổi tương đương *)Định lý:Các phép biến đổi tương đương i,Công hay trừ hai vế của một phương trình cùng một số hoặc cùng một biểu thức ii,Nhân hoặc chia hai vế của một pt cùng một số hoặc biểu thức luôn có giá trị khác 0 *)Chú ý: -Phép biến đổi tương đương không làm thay đổi điều kiện của phương trình -Chuyển vế đổi dấu một biểu thức thực chất là cộng hay trừ hai vế với biểu thức đó Phương trình hệ quả 3.Phương trình hệ quả: *)f1(x) = g1(x) gọi là phương trình hệ quả của phương trình f(x) = g(x) nếu tập nghiệm của nó chứa tập nghiệm của phương trình f(x) = g(x) *)Chú ý: -Khi bình phương hai vế ta được một phương trình hệ quả của phương trình đã cho -Nếu phép biến đổi một phương trình đến phường trình hệ quả thì sau khi giải phương trình hệ qủa,ta phải thử lại các nghiệm tìm được vào phương trình đã cho để phát hiện và loại bỏ nghiệm ngoại lai IV.Củng cố:(3') -Nhắc lại phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương -Nhắc lại phương trình hệ quả -HS làm bài tập:Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai 1. 2. 3. 4. V.Dặn dò:(1') -Nắm vững các phép biến đổi tương đương,phương trình hệ quả -Làm bài tập 1,2,3,4/SGK -Tiết sau chửa bài tập VI.Bổ sung và rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: