Giáo án dạy theo Chuyên đề môn Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề: Tính chất hóa học hợp chất của lưu huỳnh

Giáo án dạy theo Chuyên đề môn Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề: Tính chất hóa học hợp chất của lưu huỳnh

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

 a. Kiến thức

- Biết được:

 + SO2 là oxit axit, vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

 + SO3 là oxit axit.

 + Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc.

- Hiểu được:

 + SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

+ Tính chất hóa học của SO2 và SO3.

 + Tính oxi hóa của axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc.

 b. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh từ đó rút ra nhận xét và dự đoán về tính chất hóa học của SO2, SO3 và H2SO4.

- Viết các phương trình hóa học và cân bằng chứng minh cho những tính chất của SO2, SO3 và H2SO4.

- Giải một số bài tập liên quan đến SO2, SO3 và H2SO4.

c. Thái độ

- Ý thức được sự độc hại của SO2.

- Vai trò của axit sunfuric đối với nền kinh tế.

- Sử dụng axit sunfuric đặc vào mục đích đúng đắn, an toàn, rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác thí nghiệm.

- HS tích cực chủ động trong học tập, hứng thú, yêu thích môn học.

 2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển

- Năng lực tự học; tự tìm tòi kiến thức, hợp tác, làm việc nhóm, quan sát tranh ảnh, video.

 - Năng lực thực hành hóa học.

 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị

 

doc 16 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 917Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy theo Chuyên đề môn Hóa học Lớp 10 - Chuyên đề: Tính chất hóa học hợp chất của lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: 
TÍNH CHẤT HÓA HỌC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
Giới thiệu chung:
- Nội dung: tính chất hóa học của hợp chất: SO2, SO3, H2SO4. 
- Bài giảng được thiết kế theo hướng: Giáo viên là người tổ chức, định hướng
các hoạt động học tập còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển
giao một cách chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm
vụ của học sinh hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp học sinh
giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển
năng lực cho học sinh.
- Bài giảng thực hiện trong 2 tiết.
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
 a. Kiến thức
- Biết được: 
 + SO2 là oxit axit, vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
 + SO3 là oxit axit.
 + Tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc.
- Hiểu được:
	+ SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
+ Tính chất hóa học của SO2 và SO3.
	+ Tính oxi hóa của axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc.
 b. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh từ đó rút ra nhận xét và dự đoán về tính chất hóa học của SO2, SO3 và H2SO4.
- Viết các phương trình hóa học và cân bằng chứng minh cho những tính chất của SO2, SO3 và H2SO4.
- Giải một số bài tập liên quan đến SO2, SO3 và H2SO4.
c. Thái độ
- Ý thức được sự độc hại của SO2.
- Vai trò của axit sunfuric đối với nền kinh tế.
- Sử dụng axit sunfuric đặc vào mục đích đúng đắn, an toàn, rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác thí nghiệm.
- HS tích cực chủ động trong học tập, hứng thú, yêu thích môn học.
 2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; tự tìm tòi kiến thức, hợp tác, làm việc nhóm, quan sát tranh ảnh, video.
 - Năng lực thực hành hóa học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên
 - Các phiếu học tập, video, máy tính, máy chiếu. 
 - Dụng cụ, hóa chất: Na2SO3, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, KMnO4, NaOH, Cu, saccarozơ, bông, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, bình cầu, phễu thủy tinh, đèn cồn.
 2. Học sinh
 - Ôn lại kiến thức cũ.
 - Chuẩn bị bài mới.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học: 2 tiết
 1. Giới thiệu chung
- Tình huống xuất phát: khai thác kiến thức đã học ở THCS và kiến thức thực tế
về SO2, SO3 và H2SO4, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
- Hoạt động hình thành kiến thức: PP dạy học hợp tác theo nhóm, PP sử dụng thí nghiệm (TN kiểm chứng), PP góc, thông qua thí nghiệm, HS rút ra được các tính chất hóa học cơ bản của SO2, SO3 và H2SO4.
- Hoạt động luyện tập: gồm các câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức trọng
tâm trong bài.
- Hoạt động vận dụng, tìm tòi: GV hướng dẫn cho các nhóm HS tìm hiểu tại nhà, địa phương giúp cho HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn.
 2. Tổ chức các hoạt động học cho HS
Nội dung 1. Tính chất hóa học của hợp chất SO2, SO3. (1 tiết)
Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có)
(4)
	S FeS H2S SO2
 Na2S
Họat động 1: Tình huống xuất phát (3 phút)
 a. Mục đích hoạt động
 Vận dụng các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS về SO2 và SO3 nhằm tạo ra sự hứng thú và nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới cho HS.
 b. Nội dung HĐ
 HS xem hình ảnh nêu những điều mình đã biết và những điều mình muốn tìm hiểu thêm về SO2 và SO3 được nhắc đến trong ảnh.
 c. Phương thức tổ chức hoạt động
 GV chiếu hình ảnh cho HS xem, sau đó học sinh trả lời câu hỏi: nêu hiện tượng quan sát được? nguyên nhân?
 d. Dự kiến sản phẩm của HS
HS sẽ nêu được hiện tượng cánh hoa bị mất màu.
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS sẽ không biết nguyên nhân vì sao cánh hoa bị mất màu. GV thông báo cho học sinh biết hiện tượng trên là do khí SO2 gây ra và giới thiệu với HS chúng ta sẽ tìm hiểu thêm sâu hơn về tính chất hóa học của SO2 thông qua nội dung bài mới.
 e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
 Thông qua quan sát, GV biết được mức độ hoạt động tích cực và sự theo dõi của từng học sinh trong lớp học. Từ đó GV có thể giới thiệu cho HS tìm hiểu nội dung bài về tính chất hóa học cơ bản của SO2 và SO3.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động
- Biết được: 
 + SO2 là oxit axit, vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
 + SO3 là oxit axit.
- Hiểu được:
	+ Học sinh giải thích được vì sao lưu huỳnh đioxit vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
+ Học sinh phân biệt được tính chất hóa học của SO2 và SO3.
 b. Nội dung HĐ
ND1: Tìm hiểu tính oxit axit của SO2.
ND2: Tìm hiểu tính khử và tính oxi hóa của SO2.
ND3: Tìm hiểu tính chất hóa học của SO3.
 c. Phương thức tổ chức hoạt động
	GV: Chia lớp thành 3 nhóm: A, B, C. Thảo luận và trình bày
Nhóm A
1. Nội dung thảo luận:
	- Dựa vào kiến thức đã học trả lời SO2 là oxit gì? 
	- Từ kết luận trên, hãy trình bày tính chất hóa học của SO2? Viết PTHH minh họa?
2. Nội dung trình bày:
	Kết luận về tính chất hóa học của SO2.
Nhóm B
1. Nội dung thảo luận:
	- Hãy dự đoán sự thay đổi số oxi hóa của lưu huỳnh trong SO2, từ đó dự đoán tính chất hóa học của SO2?
	- Viết PTHH và xác định vai trò của SO2 trong các PTHH sau	 
	SO2 + Br2 + H2O à 
	SO2 + KMnO4 + H2O à 	
	SO2 + H2S à 
2. Nội dung trình bày:
	Kết luận về tính chất hóa học của SO2 
Nhóm C
1. Nội dung thảo luận:
	- Dựa vào kiến thức đã học trả lời SO3 là oxit gì? 
	- Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của SO3. Viết PTHH minh họa.
2. Nội dung trình bày:
	Kết luận về tính chất hóa học của SO3.
	Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác còn lại nhận xét.
	GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức.
 d. Dự kiến sản phẩm của HS
 Nội dung 1: HS có thể trả lời được các ý sau: tính chất hóa học cơ bản của SO2
 1. Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit
a. Tác dụng với H2O tạo axit sunfurơ (là axit yếu, không bền)
SO2 + H2O H2SO3
b. Tác dụng với oxit bazơ tạo muối sunfit 
	SO2 + Na2O → Na2SO3 
c. Tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối axit hoặc trung hòa tùy vào tỉ lệ mol của chất tham gia phản ứng
 NaOH + SO2 NaHSO3 (1)
 Natri hidrosunfit
2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O (2)
 Natri sunfit
T 1
1 < T < 2
T 2
Sản phẩm tạo thành
Muối axit NaHSO3
(T <1: SO2 dư)
2 muối: NaHSO3 và Na2SO3
Muối trung hòa Na2SO3
(T > 2: OH- dư)
Phương trình phản ứng
(1)
(1) và (2)
(2)
Phương pháp giải toán
Toán dư
Toán hỗn hợp
Toán dư
Nội dung 2: HS có thể trả lời được các ý sau:
2. SO2 là chất khử và là chất oxi hóa: 
 S-2 S0 S+4 S+6
 Tính oxi hóa Tính khử
 a. SO2 là chất oxi hóa: ( à , )
 2O2 + H2 → 3 + 2H2O
 b. SO2 là chất khử: ( à )
O2 + 2 + 2H2O→ H2O4 + 2H
5O2 + 2KO4 + 2H2O → 2SO4 +K2O4 + 2H2O4
 => SO2 làm mất màu dung dịch Br2 và mất màu dung dịch KMnO4 => dùng để nhận biết SO2.
Kết luận: SO2 là oxit axit, có tính khử và tính oxi hóa.
 Nội dung 3: HS có thể trả lời được tính chất hóa học của SO3 là một oxit axit 
 a. Tác dụng rất mạnh với nướcà axit sunfuric 
SO3 + H2O H2SO4
 b. Tác dụng với oxít bazơ à dung dịch bazơ tạo muối sunfat
SO3 + Na2O Na2SO4
 c. Tác dụng với dung dịch bazơ à muối axit hoặc muối trung hòa, tùy vào tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng
SO3 + NaOH NaHSO4
SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
 Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
- Ở ND1: 
+ Có thể học sinh chưa biết cách xác định muối trong phản ứng SO2 tác dụng với dung dịch bazơ. 
+ GV giải thích.
- Ở ND2: 
+ HS không tự biết dựa vào số oxi hóa của lưu huỳnh trong SO2 để kết luận về tính khử và tính oxi hóa của SO2.
+ GV giải thích.
- Ở ND3 : 
+ Có thể học sinh chưa biết cách xác định muối trong phản ứng SO3 tác dụng với dung dịch bazơ. 
+ GV giải thích.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát, GV đánh giá mức độ HĐ tích cực của các nhóm và của các HS.
+ Thông qua ở ghi của HS, GV đánh giá được kĩ năng ghi bài của HS, đồng thời GV hướng dẫn HS cách ghi bài cho hợp lí, khoa học.
+ Thông qua việc theo dõi HS làm TN, GV biết được kĩ năng thực hành của HS, kịp thời uốn nắn các thao tác thí nghiệm chưa hợp lí; đồng thời phát triển năng lực thực hành thí nghiệm của HS. 
+ Thông qua báo cáo, thảo luận, chia sẻ giữa các HS, giữa các nhóm, GV đánh giá được khả năng diễn đạt của HS, cách góp ý chia sẻ của HS với nhau, qua đó GV hướng dẫn, điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho HS. Thông qua thảo luận, báo cáo của HS và các nhóm, GV cũng đánh giá được mức độ hiểu bài của HS, đồng thời GV giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức. GV hướng dẫn HS tự đánh giá và HS đánh giá lẫn nhau về tinh thần làm việc, khả năng hợp tác, kết quả hoạt động của HS. GV có thể đánh giá HS thông qua nhận xét bằng lời và chú ý tới những HS gặp khó khăn trong học tập. Kết thúc HĐ hình thành kiến thức, GV cũng cố lại kiến thức đã học.
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố tính chất hóa học của SO2 và SO3.
- Rèn kĩ năng giải một số bài tập liên quan đến SO2 và SO3.
 b. Nội dung hoạt động
 Câu 1. SO2 và SO3 thuộc loại 
	A. Oxit axit.	B. Oxit bazơ.
	C. Oxit lưỡng tính.	D. Oxit trung tính.
Câu 2. Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom
	A. CO2.	B. H2.	C. O2.	D. SO2.
Câu 3. Dẫn khí SO2 vào dung dịch NaOH dư. Dung dịch thu được sau phản ứng là
A. NaHSO3.	B. Na2SO3 và NaOH.
C. NaHSO3 và Na2SO3.	D. Na2SO3.
Câu 4. Để giảm lượng khí SO2 thải ra môi trường người ta dẫn khí thải qua dung dịch Ca(OH)2. Hãy cho biết họ đã vận dụng tính chất gì của SO2 để xử lí? 
A. Tính oxi hóa.	B. Tính khử.
	C. Tính chất của oxit axit.	D. Tính chất của oxit bazơ.
Câu 5: Khí X được điều chế theo sơ đồ sau:
Chất khí X là
A. khí lưu huỳnh đioxit.	B. khí hidro sunfua.
C. khí clo.	D. khí hidro.
Câu 6. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và CaSO3:
 Dung dịch HCl
Nước 
brom (dư)
Khí Y
 Hỗn hợp
 khí X 
 H2O
Khí Y là
A. CO2.	B. SO2.	C. H2.	D. Cl2.
 c. Phương thức tổ chức hoạt động
GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
 d. Dự kiến sản phẩm của HS
Câu 1: A, Câu 2: D, Câu 3: B, Câu 4: C, Câu 5: A, Câu 6: A.
 e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
 Thông qua trả lời câu hỏi GV sẽ đánh giá được mức độ tiếp thu bài của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng (3 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 b. Phương thức tổ chức hoạt động
 GV chiếu một số hình ảnh HS xem và hướng dẫn các nhóm HS về nhà tìm hiểu qua thực tế ở địa phương hoặc qua tài liệu tham khảo (thư viện, internet) để giải quyết các câu hỏi sau:
1. Khí SO2 được sinh ra ở đâu nhiều nhất?
2. Tác hại của mưa axit đến con người và môi trường? 
3. Hiện nay con người làm gì để giảm thiểu lượng mưa axit?
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm bằng powerpoint hoặc tranh vẽ.
	- Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau.
Nội dung 2: Tính chất hóa học của hợp chất H2SO4. (1 tiết)
Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
FeS2 SO2 SO3 H2SO4 CuSO4
Họat động 1: Tình huống xuất phát (3 phút)
 a. Mục đích hoạt động
 Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS về H2SO4 và tạo ra sự hứng thú và nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới cho HS.
 b. Nội dung hoạt động
 HS xem hình ảnh nêu những điều mình đã biết và những điều mình muốn tìm hiểu thêm về H2SO4 được nhắc đến trong ảnh.
 c. Phương thức tổ chức hoạt động
GV chiếu hình ảnh cho HS xem, sau đó HS nêu hiện tượng quan sát được?
 d. Dự kiến sản phẩm của HS
HS sẽ nêu được hiện tượng thân thể của con người bị hủy hoại.
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
HS sẽ nêu được hiện tượng nhưng không biết nguyên, GV thông báo cho học sinh biết nguyên nhân do axit H2SO4 gây ra và giới thiệu với HS chúng ta sẽ tìm hiểu thêm sâu hơn về tính chất hóa học của axit H2SO4 qua nội dung bài mới.
 e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
 Thông qua quan sát, GV biết được mức độ HĐ tích cực và sự theo dõi của từng học sinh tong lớp học. Từ đó GV có thể giới thiệu cho HS tìm hiểu nội dung bài về tính chất hóa học cơ bản của axit H2SO4.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động
- Biết được: 
 Tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc.
- Hiểu được:
- H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
- Học sinh giải thích được sự khác nhau về tính oxi hóa của axit sunfuric loãng và đặc.
 b. Nội dung hoạt động
ND1: Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng.
ND2: Tính oxi hóa mạnh của dung dịch H2SO4 đặc.
ND3: Tính háo nước của axit H2SO4 đặc.
 c. Phương thức tổ chức hoạt động: dạy học theo phương pháp góc
Chia lớp thành 4 góc:
GÓC QUAN SÁT
1. Mục tiêu
HS rút ra kết luận về kiến thức mới từ các thí nghiệm được quan sát.
2. Nhiệm vụ
HS quan sát các thí nghiệm từ các đoạn clip.
3. Nội dung
TN1: Cu tác dụng với axit H2SO4 loãng. 
TN2: Cu tác dụng với axit H2SO4 đặc. 
TN1: Nhỏ axit H2SO4 đặc vào đường saccarozơ.
GÓC TRẢI NGHIỆM
1. Mục tiêu
HS tiến hành các thí nghiệm và rút ra kết luận về kiến thức mới.
2. Nhiệm vụ
HS trực tiếp tiến hành các thí nghiệm. 
3. Nội dung
TN1: Cho lá đồng nhỏ vào 1ml dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát, giải thích, viết PTHH và rút ra kết luận. 
TN2: Nhỏ vài giọt axit H2SO4 đặc vào ống nghiệm, sau đó cho lá đồng nhỏ vào ống nghiệm và đun nóng nhẹ. Quan sát, giải thích, viết PTHH và rút ra kết luận. 
TN3: Nhỏ axit H2SO4 đặc vào cốc chứa đường saccarozơ. Quan sát, giải thích, viết PTHH và rút ra kết luận.
GÓC PHÂN TÍCH
1. Mục tiêu
Dựa vào kiến thức đã học, SGK, quan sát và trải nghiệm thí nghiệm rút ra kết luận về kiến thức mới.
2. Nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp, kết luận về nội dung kiến thức của bài học. 
3. Nội dung
 Nội dung 1: Dựa vào kiến thức đã học, SGK, quan sát và trải nghiệm thí nghiệm rút ra kết luận
Câu 1: Cu có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng không? vì sao?
Câu 2: Tính chất hóa học của dung dịch H2SO4 loãng
 Nội dung 2: Dựa vào SGK, quan sát và trải nghiệm thí nghiệm 2 rút ra kết luận
Câu 1: Hiện tượng quan sát, viết PTPU, xác định vai trò chất tham gia phản ứng của thí nghiệm Cu phản ứng với axit H2SO4 đặc.
Câu 2: Tính oxi hóa của axit H2SO4 đặc.
 Nội dung 3: Dựa vào SGK, quan sát và trải nghiệm thí nghiệm 3 rút ra kết luận
Câu 1: Giải thích hiện tượng của thí nghiệm nhỏ H2SO4 đặc vào đường Saccarozơ.
Câu 2: Vì sao phải hết sức thận trọng khi sử dụng H2SO4 đặc.
Câu 3: kết luận về tính háo nước của axit H2SO4 đặc.
GÓC ÁP DỤNG
1. Mục tiêu
HS biết dựa vào thức đã học trả lời được một số câu hỏi, bài tập, liên hệ thực tế.
2. Nhiệm vụ
HS vận dụng các kiến thức vừa được học để giải quyết một số yêu cầu đề ra. 
3. Nội dung
Câu 1. Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây:
	A. Fe.	B. Zn.	C. Mg.	D. Cu.
Câu 2. Cho các chất: KBr, Na2SO4, S, Cu. Số chất bị oxi hóa bởi axit H2SO4 đặc, nóng là 
	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 3. Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi?
	A. Nhôm oxit.	B. Axit sunfuric đặc.
	C. Nước vôi trong.	D. Dung dịch natri hiđroxit.
Câu 4. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc
	 cho cùng một loại muối: 
 	 A. Fe.	B. Cu.	 C. Au.	D. Fe, Al. 
Câu 5. Tính chất giống nhau giữa axit H2SO4 đặc và H2SO4 loãng là: 
	A. Tính háo nước.	B. Tính oxi hóa mạnh.
	C. Tính axit mạnh.	D. Tính khử mạnh.
Câu 6. Dãy chất nào vừa phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng vừa phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
	A. CuO, CaCO3, Cu.	B. BaCl2, Fe, Fe(OH)2.	
	C. Au, Na2SO3, Fe2O3.	D. Na2CO3, Al, NaOH.
 d. Dự kiến sản phẩm của HS
 Nội dung 1: Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng
Làm quì tím hóa đỏ 
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ
H2SO4 loãng + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
 	 	H2SO4 loãng + CuO → CuSO4+ H2O 
Tác dụng với muối của axit yếu hơn (sản phẩm có kết tủa hoặc bay hơi)
H2SO4 loãng + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Tác dụng với kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) à muối sunfat + H2
Lưu ý: tạo muối kim loại có hóa trị thấp nhất 
Ví dụ: Fe + H2SO4 loãng à FeSO4 + H2
	 Cu + H2SO4 (loãng) à không phản ứng 
Nhận xét:
Axit sunfuric loãng là một axit mạnh
Tính oxi hóa của axit sunfuric loãng là do H+ trong phân tử gây ra
 Nội dung 2: Tính oxi hóa mạnh của axit H2SO4 đặc
Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + 2H2O + SO2↑
Tổng quát: 
 (n là hóa trị cao nhất của kim loại)
Lưu ý: 
- Fe, Cr, Al, Mn không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội .
- Thông thường, nếu dề không cho sản phẩm khử thì sản phẩm khử là SO2.
- Cân bằng phương trình theo phương pháp tăng giảm số oxi hóa.
- Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc là do SO42- trong phân tử gây ra.
2Fe + 6H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2↑
2Fe + 6H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2↑
Tác dụng với phi kim (C, S, P,..)
2H2SO4 (đặc) + S → 2H2O + 3SO2↑
2H2SO4 (đặc) + P → 2H2O + H3PO4↑
Tác dụng với hợp chất có tính khử: FeO, KBr, HBr,
 2FeO + 6H2SO4 (đặc),dư → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2↑
 Nội dung 3: Tính háo nước của axit H2SO4 đặc 
H2SO4đặc
Thí nghiệm: H2SO4 đặc tác dụng với đường saccarozơ
C12H22O11 12C + 11H2O
 (Đường saccarozơ)
Tiếp theo, một phần cacbon tiếp tục bị H2SO4 oxi hóa thành khí CO2 cùng SO2 bay lên làm sủi bọt, đẩy cacbon trào ra ngoài cốc
2H2SO4 + C → 2H2O + 2SO2↑ + CO2↑
 Nội dung 4:
Câu 1: D, Câu 2: C, Câu 3: B, Câu 4: D, Câu 5: C, Câu 6: A
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
 - Nội dung 1: 
+ Có thể HS chưa biết tính oxi hóa của axit H2SO4 loãng là do H+ trong phân tử gây ra 
+ GV giải thích.
 - Nội dung 2
+ Có thể HS chưa biết tính oxi hóa của axit của axit H2SO4 đặc là do SO42- trong phân tử gây ra
+ GV giải thích.
 - Nội dung 3 
+ Có thể HS không giải thích được hiện tượng vì sau hỗn hợp trong ống nghiệm trào ra ngoài 
+ GV giải thích và thông báo HS cẩn thận khi sử dụng axit H2SO4
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát, GV đánh giá mức độ HĐ tích cực của các nhóm và của các HS.
+ Thông qua ở ghi của HS, GV đánh giá được kĩ năng ghi bài của HS, đồng thời GV hướng dẫn HS cách ghi bài cho hợp lí, khoa học.
+ Thông qua việc theo dõi HS làm TN, GV biết được kĩ năng thực hành của HS, kịp thời uốn nắn các thao tác thí nghiệm chưa hợp lí; đồng thời phát triển năng lực thực hành thí nghiệm của HS. 
+ Thông qua báo cáo, thảo luận, chia sẻ giữa các HS, giữa các nhóm, GV đánh giá được khả năng diễn đạt của HS, cách góp ý chia sẻ của HS với nhau, qua đó GV hướng dẫn, điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho HS. Thông qua thảo luận, báo cáo của HS và các nhóm, GV cũng đánh giá được mức độ hiểu bài của HS, đồng thời GV giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức. GV hướng dẫn HS tự đánh giá và HS đánh giá lẫn nhau về tinh thần làm việc, khả năng hợp tác, kết quả hoạt động của HS. GV có thể đánh giá HS thông qua nhận xét bằng lời và chú ý tới những HS gặp khó khăn trong học tập. Kết thúc HĐ hình thành kiến thức, GV cũng cố lại kiến thức đã học.
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc
- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và bài tập có liên quan đến H2SO4 loãng và H2SO4 đặc
 b. Nội dung hoạt động
 	Nội dung 4 (góc áp dụng)
 c. Phương thức tổ chức hoạt động
GV phát phiếu học tập cho HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
 d. Dự kiến sản phẩm của HS
Câu 1: D, Câu 2: B, Câu 3: B, Câu 4: D, Câu 5: C, Câu 6: A
 e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
 Thông qua trả lời câu hỏi GV sẽ đánh giá được mức độ tiếp thu bài của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng (3 phút)
 a. Mục tiêu hoạt động
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn
 b. Phương thức tổ chức hoạt động
GV hướng dẫn các nhóm HS về nhà tìm hiểu qua thực tế ở địa phương hoặc qua tài liệu tham khảo (thư viện, internet) để giải quyết các câu hỏi sau:
1. Trên một đĩa cân, đặc một cốc đựng H2SO4 đặc và trên đĩa cân còn lại đặt một cốc nước sao cho cân ở vị trí cân bằng. Hỏi sau một thời gian cân còn ở vị trí cân bằng hay không? Vì sao?
2. Tác hại của axit H2SO4?
3. Cần làm gì khi bị dính axit?
 c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm bằng pwerpoint hoặc tranh vẽ
- Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chuyen_de_mon_hoa_hoc_lop_10_chuyen_de_tinh.doc