Giáo án Địa lí 9 tiết 1 đến 8

Giáo án Địa lí 9 tiết 1 đến 8

ĐỊA LÍ VIỆT NAM ( T T)

 ĐỊA LÍ DÂN CƯ

 TUẦN 1

 TIẾT 1 Bài 1 : CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 I. Mục tiêu bài học :

 1.Kiến thức : HS cần

 -Biết nước ta có 54 dân tộc ,dân tộc kinh có số dân đông nhất .Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc .

 -Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta .

 2.Kĩ năng :

 Rèn luyện ,củng cố kĩ năng đọc ,xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc

 3.Thái độ :

 Giaó dục tinh thần dân tộc ,tôn trọng đoàn kết .

 II. Phương pháp :

 Đàm thoại ,trực quan , diễn giảng .

 

doc 20 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1987Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 9 tiết 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỊA LÍ VIỆT NAM ( T T)
 ĐỊA LÍ DÂN CƯ 
 TUẦN 1
 TIẾT 1 Bài 1 : CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 
 I. Mục tiêu bài học :
 1.Kiến thức : HS cần 
 -Biết nước ta có 54 dân tộc ,dân tộc kinh có số dân đông nhất .Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc .
 -Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta .
 2.Kĩ năng :
 Rèn luyện ,củng cố kĩ năng đọc ,xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc 
 3.Thái độ :
 Giaó dục tinh thần dân tộc ,tôn trọng đoàn kết .
 II. Phương pháp :
 Đàm thoại ,trực quan , diễn giảng . 
 III.Phương tiện dạy học :
Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam
Tranh về một số dân tộc Việt Nam.
 IV. Tiến trình dạy học 
 1.Ổn định lớp : Điểm danh ,giữ trật tự 
 2.Kiểm tra bài cũ : (không )
 3.Bài mới :
 Vào bài :Việt Nam –Tổ quốc của nhiều dân tộc ,các dân tộc cùng là con cháu của lạc Long Quân và Âu Cơ ,cùng mở mang gây dựng non sông cùng chung sống lâu đời trên một đất nước .Các dân tộc sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước 
 Bài học đầu tiên của môn địa lí lớp 9 hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước ? Sự phân bố của các dân tộc như thế nào ? Các câu hỏi trên sẽ được trả lời trong bài học hôm nay 
TG
Hoạt động của Thầy -Trò
Nội dung chính
GV:Dùng tập ảnh “VN hình ảnh 54 dân tộc” .Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền dân tộc 
Hoạt động 1 : cả lớp
GV: Nêu một số câu hỏi sau 
CH : Bằng hiểu biết bản thân ,em hãy cho biết 
 -Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Kể tên các dân tộc mà em biết ? 
 -Trình bày những nét khái quát về dân tộc kinh và một số dân tộc khác (Ngôn ngữ ,trang phục ,tập quán ,sản xuất )
CH : Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất ? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? 
 CH :Dựa vào thực tế và SGK cho biết :
 -Người Việt cổ còn có những tên gọi gì ? (Âu Lạc ,Lạc Việt . . . .)
 -Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người ? (Kinh nghiệm sản xuất ,các nghề truyền thống .. . . .)
 -CH : Kể một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết ? ( Dệt thổ cẩm ,thêu thùa ( Tày, Thái) làm gốm ,trồng bông ,dệt vải (Chăm ) làm đường thốt nốt (Khơme) . . . . .)
CH : Hãy kễ tên các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước ta,tên các vị anh hùng ,các nhà khoa học có tiếng là người dân tộc ít người mà em biết ?
CH :Cho biết vai trò của người việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước ?
*Liên hệ thực tế : Ở địa phương em có dân tộc nào ?Các dân tộc như thế nào với nhau ?(Kinh ,Khơ me ,Hoa, đoàn kết bên nhau )
Hoạt động 2 : Cá nhân
CH :Dựa vào bản đồ “Phân bố dân tộc Việt Nam” và hiểu biết của mình ,hãy cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu ?
GV:( Mở rộng kiến thức cho HS)
 - Lãnh thỗ của cư dân VN cỗ trước công nguyên 
 + Phía Bắc . . .tỉnh Vân Nam ,Quảng Đông ,Quảng Tây (TQ)
 +Phía Nam . . .Nam Bộ 
 -Sự phân hóa các cư dân Việt Cỗ thành các bộ phận :
 +Cư dân phía tây –tây bắc 
 +Cư dân phía bắc 
 +Cư dân phía nam (tứ Quảng Bình trở vào )
 +Cư dân ở đồng bằng trung du và bắc trung bộ vẫn giữ được bản sắc Việt Cỗ tồn tại qua hơn 1000bắc thuộc . . . .
CH: Dựa vào vốn hiểu biết ,hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ?
 -Những khu vực có đặc điểm về địa lí tự nhiên ,kinh tế ,xã hội như thế nào ? Diện tích riêng ? (Đặc trưng tiềm năng kinh tế lớn ,vị trí quan trọng ,địa hình hiểm trở, giao thông kinh tế chưa phát triển )
GV:( Kết luận )
CH: Dựa vào SGK và BĐ phân bố dân tộc VN ,hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người ?
GV :Yêu cầu HS lên bảng xác định ba địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu 
 CH :Hãy cho biết cùng với sự phát triển kinh tế ,sự phân bố và đời sống dân tộc ít người có sừ thay đổi như thế nào ? (Định canh ,định cư xóa đói giảm nghèo , phát triển du lịch ) 
I.Các dân tộc ở Việt Nam 
-Nước ta có 54 dân tộc ,mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng 
-Dân tộc Kinh (Việt ) có số dân đông nhất ,chiếm 86,2%dân số cả nước 
-Người Việt làlực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng 
II. Phân bố các dân tộc 
 1.Dân tộc Việt (Kinh )
 Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển 
 2. Các dân tộc ít người 
 -Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính cùa các dân tộc ít người 
 +Trung du miền núi phía bắc có các dân tộc Tày, Nùng Thái, Mường ,Dao , Mông . . . 
 + Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên :Eâđê ,Gia rai,Bana, Cơho . . .
 +Nam Trung Bộ và Nam Bộ Chăm , Khơme, hoa . . . 
 4.Củng cố :
 a. Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong số dân cả nước 
 b . Các sân tộc phân bố như thế nào?
 5. Dặn dò :
 Các em về làm bài tập số 3(trang 6 SGK )và xem trước bài 2 để chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau 
Số dân nước ta năm 2002 là bao nhiêu ?
Tình hình tăng dân số ở nước ta như thế nào ?
Cơ cấu dân số ở nước ta chia ra mấy nhóm tuổi ? 
 TUẦN 1
TIẾT 2 Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
 I .Mục tiêu bài học 
 1 .Kiến thức : HS cần 
 -Biết số dân cư ở nước ta năm 2002
 - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số ,nguyên nhân và hậu quả 
 -Biết sự thay đổi cơ cấu dân dố và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta ,nguyên nhân của sự thay đổi 
 2. Kĩ năng : 
 HS có kĩ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số 
 3. Thái độ :
 HS ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí 
 II. Phương pháp : 
 Diễn giảng ,đàm thoại , trực quan , thảo luận nhóm 
 III.Phương tiện dạy học :
 -Bản đồ dân số biến đổi của nước ta (phóng to )
 -Tranh ảnh về dân số và môi trường .
 IV. Tiến trình dạy học 
Ổn định lớp : Điểm danh , giữ trật tự 
Kiểm tra bài cũ :
 a.Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ?
 b. Trình bày sự phân bố của các dân tộc ở nước ta .
3. Bài mới :
 Vào bài :
Dân số ở nước ta năm 2002 là bao nhiêu ? Tình hình gia tăng dân số ở nước ta như thế nào ?
 Cơ cấu dân số ở nước ta ra sao ? Đó là các câu hỏi sẽ được trả lời trong bài học hôm nay 
TG
Hoạt động của thầy –trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: cả lớp
GV : Giới thiệu số liệu 3 lần tổng điều tra dân số toàn quốc ở nước ta 
Lần 1 (1/4/79)nước ta có 52,46 triệu người 
Lần 2(1/4/89 ) nước ta có 64,41 triệu người 
Lần 3(1/4/99 )nước ta có 76,34 triệu người 
CH: -Dựa vào hiểu biết và SGK hãy cho biết số dân nước ta tính đến năm 2002 là bao nhiêu người ?
 -Cho nhận xét về thứ hạng diện tích dân số của Việt Nam so với các nước trên thế giới .
(+ Diện tích thuộc loại trung bình thế giới 
 +Dân số thuộc loại đông trên thế giới )
GV :( Lưu ý HS )
 +Năm 2003số dân nước ta là 80,9 triệu người 
 +Trong khu vực Đông Nam Á ,dân số VN đứng thứ 3 sau In đô nê xia (234,9 triệu người ) ,Philippin (84,6 triệu người )
CH: Với số dân đông như trên đã đem đến cho VN những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ?
(-Thuận lợi :Nguồn lao động dồi dào ,thị trường tiêu thụ lớn 
 -Khó khăn :tạo sức ép đối với sự phát triển kinh tế –xã hội ,cạn kiệt tài nguyên , ô nhiễm môi trường ,tệ nạn xã hội . . . .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận để trả lời 6 câu hỏi sau :
Nhóm 1 : Quan sát hình 2.1 nêu nhận xét sự bùng nổ dân số qua chiều cao các cột dân số ? ( Dân số tăng liên tục ).Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì ? (Bùng nổ dân số )
Nhóm 2:- Qua hình 2.1 hãy nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào ?
( +Tốc độ gia tăng thay đổi từng giai đoạn ,cao nhất gần 2% năm 1954 -1960
 +Từ năm 1976-2003 xu hướng giảm dần ,thấp nhất là 1,3% năm 2003 )
 -Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó (Kết quả của việc thực hiện chính sách KHHGĐ )
Nhóm 3: Vì sao tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhanh ,nhưng dân số vẫn tăng nhanh ? (Vì cơ cấu dân số VN trẻ ,số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao ,có khoảng 45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm )
Nhóm 4: Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì về kinh tế ,xã hội ,môi trường ( Kinh tế :lao động và việc làm ,tốc độ phát triển kinh tế ,tiêu dùng và tích lũy .Xã hội : giáo dục ,y tế và sức khỏe ,thu nhập và mức sống .Môi trường cạn kiệt tài nguyên ,ô nhiễm môi trường phát triển không bền vững )
Nhóm 5:Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta (phát triển kinh tế ,tài nguyên môi trường ,chất lượng cuộc sống )
Nhóm 6: Dựa vào bảng 2.1 hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất ,thấp nhất. Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn trung bình cả nước ( Tây Bắc ,duyên hải Nam 
Trung Bộ ,Tây Nguyên )
GV: Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác chận xét bổ sung ,GV chuẩn xác lại kiến thức 
Hoạt động 3: Cá nhân
CH: Dựa vào bảng 2.2 hãy :
 - Nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số Nam Nữ thời kì 1979-1999 ?
 ( +Tỉ lệ nữ lớn hơn nam ,thay đổi theo thời gian 
 +Sự thay đổi giữa tỉ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3% xuống 2,6% xuống 1.4%)
 CH: Tại sao cần phải biết kết cấu dân số theo giới ( tỉ lệ nam nữ ) ở mỗi quốc gia 
(Để tổ chức lao động cho phù hợp từng giới ,bổ sung hàng hóa ,nhu yếu phẩm đặc trưng từng giới . . .
CH: Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thời kì 1979 -1999 ?
 -Nhóm từ 0-14 tuổi 
 +Nam từ 21,8% xuống 20,1% xuống 17,4% 
 +Nữ từ 20,7% xuống 18,9% xuống 16,1% 
Tương tự nhóm tuổi từ 15-59và trên 60
CH :Hãy cho biết xu hướng thay đ ... g cho năng suất cao )
 Nhóm 2 : Sự phát triển của nông nghiệp , công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thê nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp 
 ( - Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản ,
 -Nâng cao hiệu quả sản suất nông nghiệp 
 -Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh )
 Nhóm 3 : Hãy lấy ví dụ cụ thể để tháy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông sản ở địa phương em (gia súc ,lúa ,. . .)
GV : Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận ,nhaóm khác nhận xét ,bổ sung 
GV : Hướng dẫn HS vấn đề đầu vào và đầu ra của ngành nông nghiệp .
I.Các nhân tố tự nhiên 
 1 . Tài nguyên đất 
 - Là tài nguyên quí giá 
 -Là tư liệu sản suất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp 
 -Có hai nhóm đất chính 
 + Nhóm đất feralít 
 Diện tích :16 triệu ha ( 65 % diện tích lãnh thổ )
 Phân bố : miền núi và trung du ( Tây Nguyên và Đông Nam Bộ )
 Thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp nhiệt đới như chè, cà phê ,cao su .
 +Nhóm đất phù sa :
 DT: 3 triệu ha (24 % diện tích lãnh thổ )
 PB :ở hai đồng bằng châu thổ 
 Thích hợp cho việc trồng cây lúa và hoa màu
2.Tài nguyên khí hậu 
 - Nhiệt đới ,gió mùa ,ẩm 
 + TL : cây cối xanh tươi , năng suất cao thu hoạch nhiều vụ trong năm 
 + KK: Sâu bệnh dễ phát triển, lũ lụt ,hạn hán 
 - Sự phân hóa khí hậu 
 + TL: Trồng nhiều loại cây
 + KK: lạnh , có gió lào 
3.Tài nguyên nước 
 _ Có nguồn nước phong phú 
 - có lũ lụt , hạn hán 
 - Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta 
4.Tài nguyên sinh vật 
 Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo nên các loài cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt ,thích nghi cao
II. Các nhân tố kinh tế xã hội 
 Chính sách phát triển nông thôn 
 - Tác động tới dân cư và đô thị nông thôn 
 -Hoàn thiện cơ sở vật chất kỉ thuật trong nông nghiệp 
 - Tạo mô hình phát triển nông nghiệp htích hợp ,khai thác mọi tiềm năng sẵn có .
 - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .
Củng cố :
Hãy cho biết những điều kiện tự nhiên nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?
 b. Nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 
 5.Dặn dò : 
 - Học bài 7
 - Xem trước bài 8 để chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau :
 + Cơ cấu nông nghiệp nước ta gồm mấy ngành ? kể tên 
 + Ngành trồng trọt gồm những loại cây nào ?
 + Ngành chăn nuôi gồm những loại con nào ?
 TUẦN 4 : 
 TIẾT 8 : Bài 8 : SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP 
 I.Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức : HS cần 
 - Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng ,vật nuôi chủ yếu là một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay .
 -Nắm được sự phân bố sản xuất nông nghiệp ,với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung , các sản phẩm sản xuất nông nghiệp chủ yếu 
 2 . Kĩ năng :
 -Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu , kĩ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo vùng .
 -Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam 
 3 . Thái độ :
 -HS có ý thức quí trọng và bảo vệ tài nguyên và môi trường 
 -HS có ý thức học tập để góp phần xây dựng quê hương đất nước .
 II. Phương pháp 
 Thảo luận nhóm , diễn giảng , đàm thoại , trực quan 
 III. Phương tiện dạy học 
 -Bản đồ nông nghiệp Việt Nam 
 -Lược đồ nông nghiệp (phóng to)
 IV. Tiến trình dạy học 
Ổn định lớp : Điểm danh , giữ trật tự 
Kiểm tra bài cũ :
a. Cho biết những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta ?
b. Phân tích vai trò của nhân tố chính sách phát triển nông nghiệp trong sự nghiệp phát triển và phân bố nông nghiệp 
 3. Bài mới :
 Vào bài 
 Việt Nam là một nước nông nghiệp – Một trong những trung tâm xuất hiện nghề trồng lúa sớm nhất ở Đông Nam Á . Vì thế đã từ lâu , nông nghiệp nước ta được đẩy mạnh và được nhà nước ta coi là mặt trận hàng đầu . Từ sau đổi mới , nông nghiệp trở thành ngàng sản xuất hàng hóa lớn . Để có được những bước tiến nhảy vọt trong lãnh vực nông nghiệp , sự phân bố và phát triển ngàng đã có diễn biến gì khác trước , ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài hôm nay 
. 
TG 
 Hoạt động của Thầy – Trò 
 Nội dung chính 
10
ph
Hoạt động 1 : Cá nhân
 CH : _ Dựa vào bảng 8.1 hãy cho nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu gía trị sản xuất nghành trồng trọt ? 
 ( Tỉ trọng : + cây lương thực giảm 6,3 % (1990 – 2002)
 + cây công nghiệp tăng 9,2 % ( 1990-2002)
 _ Sự thay đổi này nói lên điều gì ? 
 ( Nông nghiệp : đang phá thế độc canh cây lúa , đang phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới ) .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
 GV : Chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm phân tích một chỉ tiêu về sản xuất lúa 
 Yêu cầu tính từng chỉ tiêu như sau : 
 VD: Năng suất lúa cả năm ( tạ / ha ) từ 1980-2002 
 Tăng lên 24,1 tạ / ha – gấp 2,2 lần 
 Tương tự tính các chỉ tiêu còn lại 
( Diện tích tăng 1904 gấp 1,34 lần . Sản lượng lúa cả năm tăng 22,8 triệu tấn , gấp gần 3 lần . Sản lượng bình quân đầu người tăng 215 kg , gấp gần 2 lần )
 GV : Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận ,nhóm khác nhận xét , bổ sung .
 GV : ( Mở rộng ) Thành tựu nổi bật của ngành trồng trọt (trồng lúa ) đã đưa nước ta từ một nước nhập lương thực , sang một nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan ). Năm 1986 phải nhập 351000 tấn gạo , năm 1989 nước ta đã xuất khẩu gạo. Từ năm 1991 trở lại đâylượng gạo xuất khẩu tăng từ 1 triệu tấn lên 2 triệu tấn 
 ( 1995), đỉnh cao là năm 1991 xuất 4,5 triệu tấn 
 CH : Dựa vào hình 8.2 và vốn hiểu biết , hãy cho biết đặc điểm phân bố nghề trồng lúa ở nước ta. 
Hoạt động 3: Cả lớp
CH: Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân em hãy cho biết lợi ích kinh tế của việc phát triển cây công nghiệp ? 
( Xuất khẩu , nguyên liệu chế biến , tận dụng tài nguyên đất ,phá thế độc canh , khắc phục tính mùa vụ , bảo vệ môi trường )
CH: Dựa vào bản 8.3 cho biết nhóm cây công nghiệp hàng năm và nhóm cây lâu năm ở nước ta bao gồm nhữngloại cây nào , nêu sự phân bố chủ yếu ?
GV ( Hướng dẫn ) 
 - Đọc theo cột dọc biết được một vùng sinh thái có các cây công nghiệp chính đựơc trồng .
 -Đọc theo cột ngang biết được các vùng phân bố chính của một loại cây công nghiệp .
 GV:- Yêu cầu HS thực hành sử dụng bảng ; đọc một số cây đại diện cho 2 nhóm cây công nghiệt , vùng tập trung .
 CH : Xác định trên bảng 8.3 các cây công nghiệt chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ( cà phê và cao su ) 
 CH: Hãy cho biết tiềm năng của nước ta cho việc phát triển và phân bố cây ăn quả ( khí hậu , tài nguyên , chất lượng , thị trường ) 
 CH:_ Kể tên một số cây ăn quả đặc sản của miền Bắc , miền Trung và miền Nam ( cam xã Đoài, nhản Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn ,đào SaPa ,xoài Lái Thiêu , sầu riêng ,măng cụt )
 -Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều cây ăn quả có giá trị ( Do khí hậu , đất đai ,vùng nhiệt đới điển hình )
CH: Ngành trồng cây ăn quả nước ta còn những hạn chế gì cần giải quyết để phát triển thành ngành có giá trị khẩu ?
( Sự phát triển chậm , thiếu ổn định ) 
Hoạt động 4 : Cá nhân
CH : Chăn nuôi ở nước ta chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong nông nghiệp ? thực tế đó nói lên điều gì ? ( Tỉ trọng tương đương 20% nông nghiệp chưa phát triển hiện đại  ) 
 CH: Dựa vào hình 8.2 xác định vùng chăn nuôi trâu bò chính ? thực tế hiện nay trâu bò được nuôi để đáp ứng nhu cầu gì ? ( Lấy sức kéo )
CH : Tại sao hiện nay bò sữa đang được phát triển ven các thành phố lớn ( gần thị trường tiêu thụ ) 
 CH: Xác định trên hình 8.2 các vùng chăn lợn chính . Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng ? ( Gần vùng sản xuất lương thực , cung cấp thịt ,sử dụng lao động,tăng thu nhập , giải quyết phân hữu cơ . . .)
GV : Yêu cầu HS đọc phần chăn nuôi gia cầm 
 -Cho biết hiện nay chăn nuôi gia cầm nước ta và trong khu vực đang phải đối mặt với nạn dịch gì ? ( H5N1 dịch cúm gia cầm )
GV : ( Mở rộng kiến thức cho HS )
 -VN đứng thứ 7/10 nước có nuôi trâu bò 
 -Đàn lợn đứng thứ 5trên thế giới với 23,2 triệu con ,16 tấn thịt ( năm 2002 )
 -Dự kiến phát triển chăn nuôi gia súc ở nước ta năm 2010
I Ngành trồng trọt :
 -Ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng 
 -Chuyển mạnh sang cây trồng hàng hóa ,làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu 
Cây lương thực 
-Lúa là cây lương thực chính 
-Các chỉ tiêu về sản xuất lúa năm 2002 đều tăng lên rõ rệt so với các năm trước 
- Lúa được trồng ở khắp nơi , tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long 
2.Cây công nghiệp 
- Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước 
 -Tập trung nhiều ở Tây Nguyên 
và Đông Nam Bộ 
Cây ăn quả 
-Nước ta có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả 
- Do điều kiện tự nhiên nên trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị cao 
-Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta 
II. Ngành chăn nuôi 
 -Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp 
 -Trâu bò được chăn nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi để lấy sức kéo 
 -Lợn được nuôi tập trung ở hai đồng bằng châu thổ vì trồng nhiều lương thực và đông dân 
 -Gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng 
 4 . Củng cố :( 4 ph)
a. Nhận xét và giải thích sụ phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta 
b. Giải thích mô hình V.A.C 
 5. Dặn dò : (1 ph)
 -Học bài 8 
 -Xem trước bài 9 để chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau :
 + Nước ta có mấy loại rừng ? kể tên ?
 + Ngành thủy sản ở nước có đặc điểm gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dia li 9 ca bo.doc