Giáo án Địa lý 9 kì 1

Giáo án Địa lý 9 kì 1

 Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I/ Mục tiêu:

* Kiến thức: HS biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định địa bàn phân bố của các dân tộc trên bản đồ.

* Thái độ: Giáo dục ý thức tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc.

II/ Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 - Bản đồ dân cư Việt Nam.

 - Tranh ảnh một số dân tộc ít người của Việt Nam.

 2. Học sinh:

 - Chuẩn bị bài trước ở nhà.

III/ Phương pháp:

 Thảo luận, đàm thoại gợi mở

 

doc 78 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 9 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
 Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức: HS biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định địa bàn phân bố của các dân tộc trên bản đồ.
* Thái độ: Giáo dục ý thức tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	- Bản đồ dân cư Việt Nam.
	- Tranh ảnh một số dân tộc ít người của Việt Nam.
	2. Học sinh:
	- Chuẩn bị bài trước ở nhà. 
III/ Phương pháp:
	Thảo luận, đàm thoại gợi mở 
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định: ( Nắm sĩ số HS)
Bài cũ: (Không)
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
*HĐ1: Cá nhân- Cặp: Tìm hiểu đặc điểm của các dân tộc.
CH: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? DT nào có số dân đông nhất? Kể tên 1 số DT mà em biết?
- GV cho HS quan sát tranh 1 số DT ở nước ta.
CH: Các dân tộc ở nước ta có những đặc điểm gì nổi bật?
CH: Theo em người Việt định cư ở nước ngoài có thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam không? Nêu một số việc làm của người Việt ở nước ngoài thể hiện lòng yêu nước, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- HS quan sát hình 1.2:
CH: Nêu nội dung của hình, rút ra nhận xét.
- GV liên hệ, giáo dục tư tưởng.
* HĐ2: Cá nhân, nhóm: Tìm hiểu địa bàn phân bố của các dân tộc.
- HS quan sát bản đồ dân cư:
CH: Xác định trên bản đồ địa bàn cư trú của dân tộc kinh.
CH: Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc ít người trên bản đồ.
- HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm tìm hiểu địa bàn cư trú của các DT ở một vùng -> điền kết quả vào bảng. GV chuẩn kiến thức.
1/ Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 DT, dân tộc kinh có số dân đông nhất (86,2% DS cả nước).
- Mỗi DT có nét văn hoá riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán Các DT luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2/ Phân bố các dân tộc:
Dân tộc Việt ( Kinh ):
- Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhiều hơn ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
 b. Các dân tộc ít người:
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
Vùng
Địa bàn cư trú
Tên dân tộc
Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vùng thấp: - Tả ngạn Sông Hồng:
 - Hữu ngạn S.Hồng đến S. Cả:
- Các sườn núi ( từ 700 đến 1000m ):
- Vùng núi cao:
- Tày, Nùng
- Thái, Mường
- Dao
- Mông
Trường Sơn – Tây nguyên
- Đắc Lắc:
- Kon Tum, Gia Lai:
- Lâm Đồng:
- Ê đê
- Gia rai
- Cơ ho
Cực nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Các vùng đồng bằng, đô thị:
- Chăm, Khơ me, Hoa
 CH: Hiện nay sự phân bố của các dân tộc có những thay đổi gì? Tại sao?
GV cho HS liên hệ ở địa phương à Giáo dục tư tưởng.
4/ Củng cố:
Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc trên bản đồ.
Chọn ý trả lời đúng trong câu sau đây: 
Ở nước ta có 4 dân tộc sinh sống chủ yếu ở đồng bằng là:
 a. Kinh, Gia rai, Ê đê, Ba na.
 b. Kinh, Chăm, Khơ me, Hoa. *
 c. Kinh, Mông, Tày, Thái.
 d. Kinh, Chăm, Tày, Nùng.
5/ Dặn dò:
Trả lời các câu hỏi và bài tập ( Trang 6 )
Tìm hiểu số dân của nước ta hiện nay.
Soạn bài 2: Quan sát kĩ hình 2.1, bảng 2.1, 2.2 để trả lời các câu hỏi ở từng mục.
V/ Rút kinh nghiệm: ..
....
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
 Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức: HS biết được số dân của nước ta trong thời điểm gần nhất. Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của tăng dân số nhanh. Biết đặc điểm cơ cấu dân số nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó.
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích bảng thống kê và 1 số biểu đồ về dân số.
* Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí.
II/ Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
- Biểu đồ tăng dân số của nước ta ( Hình 2.1 vẽ phóng to)
- Tranh ảnh về 1 số hậu quả của dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống.
	2. Học sinh:
	- Chuẩn bị bài trước ở nhà. 
III/ Phương pháp:
	Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở 
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: ( Nắm sĩ số HS)
Bài cũ: 
Câu hỏi: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? dân tộc nào có số dân đông nhất? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc được thể hiện cụ thể ở những mặt nào?
Trả lời: Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất ( chiếm 86,2% DS cả nước).
 Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán Các dân tộc luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* HĐ1: Cá nhân: Tìm hiểu về số dân của nước ta.
CH: Dân số của nước ta hiện nay khoảng bao nhiêu người ? So với thế giới thì DS nước ta đúng thứ bao nhiêu ?
* HĐ2: Cá nhân, nhóm nhỏ: Tìm hiểu về tỉ lệ
tăng tự nhiên, nguyên nhân, hậu quả của tăng DS nhanh.
- HS quan sát hình 2.1:
CH: Qua biểu đồ hãy nhận xét về tình hình tăng DS, tỉ lệ tăng tự nhiên của DS ở nước ta.
CH: Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng DS vẫn tăng nhanh ?
CH: Quan sát biểu đồ và cho biết nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số” vào thời gian nào? chấm dứt vào thời gian nào ? Vì sao ?
- HS quan sát tranh dân số: 
CH: DS đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ? Nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ tăng tự nhiên ở nước ta. Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên ở nước ta hiện nay đang giảm dần ?
- HS quan sát bảng 2.1:
CH: Nhận xét về tỉ lệ tăng tự nhiên của các vùng trong cả nước.
- Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng: Muốn nâng cao dân trí và mức sống của người dân, cần giảm tỉ lệ tăng DS tự nhiên, xây dựng quy mô gia đình hợp lí.
* HĐ3: Nhóm nhỏ: Tìm hiểu sự thay đôi cơ cấu dân số ở nước ta.
- HS quan sát bảng 2.2:
CH: Nhận xét về cơ cấu DS theo nhóm tuổi ở nước ta thời kì 1979à1999 ?
=> Cơ cấu DS nước ta thuộc loại nào ?
CH: Cơ cấu DS trẻ có thuận lợi và khó khăn gì ?
CH: Nhận xét về tỉ lệ nam, nữ thời kì 1979->1999 ở các nhóm tuổi ? (Nữ nhiều hơn nam, Tỉ lệ nam tăng dần, tỉ lệ nữ giảm dần)
- HS đọc 2 đoạn cuối mục 3:
CH: Tỉ số giới tính là gì? (Số nam so với 100 nữ)
 Tỉ số giới tính của nước ta hiện nay như thế nào ?
 Nguyên nhân nào làm cho tỉ số giới tính của nước ta thay đổi qua các thời kì và ở các địa phương ? (do chiến tranh, do chuyển cư).
1/ Số dân:
- Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người.
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 14 trên thế giới.
2/ Gia tăng dân số
- Dân số ở nước ta tăng nhanh liên tục. Trung bình mỗi năm DS nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người.
- Ở nước ta hiện tượng “bùng nổ dân số” bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào cuối thế kỉ XX.
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số- KHHGĐ nên tỉ lệ tăng tự nhiên tự nhiên của DS nước ta đang giảm, chỉ còn 1,4%
3/ Cơ cấu dân số:
- Nước ta có cơ cấu DS trẻ, đang có sự thay đổi theo xu hướng già đi.
- Tỉ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi tiến tới cân bằng hơn.
4/ Củng cố:
Nêu tình hình gia tăng dân số của nước ta.
Cơ cấu dân số của nước ta hiện nay đang có sự thay đổi như thế nào ?
Chọn ý trả lời đúng trong câu sau đây:
 Tỉ lệ tăng tự nhiên ở nước ta có sự khác nhau giữa các vùng là:
Ở thành thị và khu công nghiệp cao hơn khu vực nông thôn,miền núi.
Ở thành thị và khu công nghiệp thấp hơn khu vực nông thôn, miền núi. *
Ở thành thị và khu công nghiệp bằng khu vực nông thôn, miền núi.
5/ Dặn dò:
Soạn bài 3, tìm hiểu về các loại hình quần cư.
Làm bài tập 3 (trang 10): Vẽ biểu đồ.
V/ Rút kinh nghiệm: ..
..
..
 Tuần: 	Ngày soạn:
 Tiết: 	Ngày dạy:
 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: HS hiểu và trình bày được sự thay đổi mật độ DS nước ta gắn với sự gia tăng dân số và đặc điểm phân bố dân cư. Trình bày được các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam.
Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường nơi đang sống và chấp hành tốt chính sách của Đảng và nhà nước về phân bố dân cư.
II/ Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
	2. Học sinh:
	- Chuẩn bị bài trước ở nhà. 
III/ Phương pháp:
	Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải thích minh hoạ 
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ: 
Câu hỏi: Cho biết số dân và tình hình tăng dân số ở nước ta ?
	 Cơ cấu DS ở nước ta có đặc điểm gì ?
Trả lời: - Năm 2003 DS nước ta là 80,9 triệu người, thuộc nước có DS đông đứng thứ 14 trên thế giới. Dân số nước ta tăng nhanh liên tục, mỗi năm trung bình tăng thêm hơn 1 triệu người.
	 - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, đang có xu hướng gì đi.
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
*HĐ1: Nhóm nhỏ: Tìm hiểu về tình hình phân bố dân cư ở nước ta.
- HS quan sát bản đồ và kênh chữ SGK:
CH: Nhận xét về mật độ DS của nước ta từ 1989 -> 2003. So sánh mật độ DS của nước ta với thế giới ?
- HS quan sát hình 3.1:
CH: Nhận xét sự phân bố dân cư ở các vùng đồng bằng, thành thị, miền núi và cao nguyên ? Giải thích nguyên nhân sự phân bố đó.
- HS xác định các khu vực phân bố dân cư trên bản đồ.
- GV chuẩn kiến thức.
CH: Phân bố dân cư như vậy gây khó khăn gì ? Nêu hướng giải quyết.
* HĐ2: Nhóm: Tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại quần cư.
Nhóm 1,2: Quần cư nông thôn.
Nhóm 3,4: Quần cư đô thị.
- Nội dung thảo luận: Tên gọi, cách bố trí không gian nhà ở, mật độ DS, chức năng kinh tế chính.
- Đại diện các nhóm trình bày, điền kết quả vào bảng. GV chuẩn kiến thức.
CH: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn hiện nay mà em biết?
CH: Quan sát hình 3.1,hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta và giải thích 
* HĐ3: Cá nhân/ căp: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở nước ta.
- HS quan sát bảng 3.1:
CH: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta từ 1985 ->2003. 
CH: Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào ?
CH: Quá trình đô thị hoá gắn liền với những yếu tố nào ? (Mở rộng quy mô thành phố, tỉ lệ dân, quá trình công nghiệp hoá)
- HS quan sát hình 3.1:
CH: Nhận xét sự phân bố các đô thị và quy mô đô thị ở nước ta ?
CH: Hãy lấy ví dụ về việc mở rộng quy mô thành phố.
I/ Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng.
- Năm 2003 mật độ DS nước ta là 246 người/ km2 => thuộc nước có mật độ DS cao trên thế giới.
* Phân bố dân cư:
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, thưa thớt ở miền núi cao nguyên.
- Dân cư tập trung quá nhiều ở nông thôn(74%) và quá ít ở thành thị (26%) 
II/ Các loại hình quần cư:
Các yếu tố
Quần cư 
nông thôn
Quần cư
đô thị
- Tên gọi:
-Không gian nhà ở:
-Làng, ấp, bản, buôn...
- Nhà ở xen đồng ruộng
Phố, phường
- Nhà ống, nhà cao tầng
Mật độ DS:
- Thấp
Rất cao
Chức năng kinh tế chính
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, dịch vụ
III/ Đô thị hoá:
- Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp.
- Các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố chủ yếu ở đồng bằng, duyên hải.
4/ Củng cố: 
 -Trình bà ... n kém nhau bao nhiêu lần.
-HS báo cáo kết quả, GV chuẩn kiến thức.
H: Vì sao Tr.du và MNBắc Bộ có DT và SL chè lớn nhất cả nước? (có đất fe ralit trên núi đấ vôi, có khí hậu lạnh thích hợp cho cây chè phát triển)
H: Vì sao ở Tây Nguyên có DT và SL cà phê lớn nhất cả nước?(Có khí hậu khô, nóng, diện tích đất ba dan rộng lớn, màu mỡ thích hợp cho cà phê phát triển)
H: Vì sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ diện tích và sản lượng cà phê rất ít? 
(Do mới trồng thử nghiệm)
* HĐ2: Nhóm
-GV hướng dẫn HS viết báo cáo ngắn gọn trên cơ sở tổng hợp tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của cây chè hoặc cây cà phê.
-GV cung cấp thông tin về các nước nhập nhiều chè và cà phê của Việt Nam:
 + Cà phê: Nhật Bản, Đức
 +Chè: EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc
-GV hướng dẫn dàn ý: Bài báo cáo phải nêu được: 
 + Đặc điểm sinh thái của cây chè hoặc cây cà phê.
 + Tình hình sx, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của chè hoặc cà phê.
-GV chia lớp thành 2 nhóm: Một nhóm viết về cây chè, một nhóm viết về cây cà phê. 
-Thời gian mỗi nhóm viết là 15 phút.
-Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả trước lớp.
-GV nhận xét, bổ sung.
-GV thu bài để chấm lấy điểm 15 phút.
1/ Bài tập 1:
a. Nhận xét:
-Cây CN lâu năm trồng được ở cả 2 vùng là: Chè, cà phê.
-Cây CN lâu năm chỉ trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Cao su, điều, hồ tiêu.
 b. So sánh:
-Trung du và miền núi Bắc Bộ có DT và SL chè lớn hơn Tây Nguyên:
 + Về DT: Lớn hơn 2,8 lần.
 + Về SL: Lớn hơn 2,3 lần.
-Tây Nguyên có DT và SL cà phê lớn nhất cả nước: 85,1% DT, 90,6% SL.
2/ Bài tập 2: Viết báo cáo về cây chè hoặc cây cà phê.
* Bài báo cáo tham khảo:
 CÂY CHÈ
 Cây chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt, thích hợp với khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất fe ralit, được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta với DT là 67,6 nghìn ha (chiếm 68,8% DT chè cả nước) và có SL là 211,3 nghìn tấn (chiếm 62,1% SL chè cả nước). Tây Nguyên cũng là nơi trồng được nhiều chè, đứng thứ hai cả nước về DT và SL.
 Chè được bán rông rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như: Châu Phi, EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc
 CÂY CÀ PHÊ
 Cà phê kà loại cây CN chủ lực của nước ta. Cà phê thích hợp với khí hậu nóng, phát triển mạnh trên đất ba dan. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây nguyên với DT là 480,8 nghìn ha (chiếm 81,1% DT) và sản lượng là 761,7 nghìn tấn (chiếm 90,6% SL cà phê cả nước).
 Cà phê được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc Việt Nam là một trong những nước XK cà phê nhiều nhất thế giới.
4/ Củng cố: Vì sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Tây nguyên các cây CN lâu năm lại khác nhau?
5/ Dặn dò: Soạn bài 31: Vùng Đông Nam Bộ. Chú ý phân tích kĩ các bảng thống kê và lược đồ để trả lời các câu hỏi trong bài.
V/ Rút kinh nghiệm: ..
....
Tuần:17 	Ngày soạn:
Tiết: 33 	Ngày dạy:
 ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: HS hệ thống được những kiến thức cơ bản về tiềm năng kinh tế, thế mạnh kinh tế của 5 vùng đã học.
Kĩ năng: Có kĩ năng so sánh, kĩ năng vẽ các loại biểu đồ dựa trên số liệu đã cho.
Thái độ: Giáo dục ý thức học tập tốt để đạt kết quả cao trong kì thi học kì.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị bài trước ở nhà. 
III/ Phương pháp:
	Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải thích minh hoạ 
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ:
II/ Phương tiện: 
	-Bản đồ tự nhiên Việt Nam
	-Bản đồ tự nhiên, kinh tế các vùng đã học.
III/ Hoạt động trên lớp:
	1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ: (Kết hợp kiểm tra trong khi ôn tập)
3/ Bài mới:
* HĐ1: Cá nhân.
 -GV gọi HS lên xác định trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí giới hạn của các vùng đã học.
 -Từng HS nêu rõ ý nghĩa về vị trí địa lí của từng vùng.
* HĐ2: Nhóm
-GV chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với 5 vùng kinh tế. Mỗi nhóm cùng tìm hiểu về các yếu tố sau của từng vùng:
 + Diện tích, dân số.
 +Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
 +Các đặc điểm về dân cư, xã hội 
 +Các ngành kinh tế chính: Thế mạnh của từng ngành.
 +Các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
 +Các giải phàp bảo vệ môi trường.
-Các nhóm thảo luận, tóm tắt những ý chính, cử người lên trình bày trên bản đồ. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV chuẩn kiến thức trong bảng hệ thống hoá kiến thức:
 Yếu tố
Trung du và miền núi BB
Đồng bằng sông Hồng
Bắc trung bộ
Duyên hải Nam Tr.Bộ
Tây Nguyên
Diện tích
Dân số(2002)
100.965 km2
11,5 triệu ng.
14.806 km2
17,5 triệu ng.
51.513 km2
10,3 triệu ng.
44.254 km2
8,4 triệu ng.
54.547 km2
4,4 triệu ng.
ĐKTN và tài nguyên TN
Đồi núi, tr.du. khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Nhiều KS, tiềm năng thuỷ điên lớn
ĐB ô trũng, đê điều, khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh, đất phù sa màu mỡ
Nhiều đồi núi, ĐB nhỏ hẹp, hay bị thiên tai.
Núi lan ra sát biển, đồng bằng nhỏ hẹp. Mùa khô kéo dài, nhiều
thiên tai.
Cao nguyên xếp tầng, đất ba dan màu mỡ, nhiều rừng, nhiều KS (bô xit)
Đặc điểm dân cư - xã hội
Nhiều dân tộc, đời sống còn nhiều khó khăn.
Đông dân, kết cấu hạ tầng n.thôn hoàn thiện nhất. 
25 dân tộc, đời sống còn nhiều khó khăn.
Đời sống còn nhiều khó khăn.
Ít dân nhất, thiếu nhân lực
Đời sồng còn khó khăn.
Công nghiệp
Khai thác KS, Điện lực: nhiệt điện, thuỷ điện
Chế biến LT- TP, hàng tiêu dùng, cơ khí, sx VLXD
Khai khoáng, s.xuất VLXD, chế biến nông sản.
Cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm.
Thuỷ điện, khai thác và chế biến gỗ, nông sản XK
Nông nghiệp
Trồng chè, hồi, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới, nuôi gia súc
Trồng lúa, rau vụ đông, nuôi lợn, gia cầm.
Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển thuỷ sản.
Chăn nuôi bò, phát triển thuỷ sản.
Cây CN nhiệt đới: Cà phê, cao su, tiêu, chè, chăn nuôi gia súc.
Dịch vụ
GTVT
Du lịch
GTVT, 
Bưu chính VT
Du lịch 
GTVT
Du lịch
GTVT
Du lịch
Xuất khẩu nông sản,
Du lịch
Giải pháp bảo vệ MT
Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
Sử dụng quỹ đất hợp lí
Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
4/ Củng cố:
-Nếu còn thời gian , cho HS chơi trò chơi sắp xếp các tỉnh của từng vùng:
 GV dùng bảng phụ kẻ sẵn 5 cột ( 5 vùng). Mỗi tỉnh được ghi trên một băng giấy, HS chọn và gắn đúng vào từng vùng.
-Cho HS nhắc lại cách vẽ các loại biểu đồ.
5/ Dặn dò:
-Ôn kĩ các nội dung về dân số, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế để kiểm tra học kì I.
V/ Rút kinh nghiệm: ..
..
..
Tuần: 17 	Ngày soạn:
Tiết: 34 	Ngày dạy:
 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Kĩ năng:
Thái độ:
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị bài trước ở nhà. 
III/ Phương pháp:
	Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải thích minh hoạ 
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ:
II/ Phương tiện:
III/ Hoạt động trên lớp:
	1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ:
3/ Bài mới:
4/ Củng cố:
5/ Dặn dò:
V/ Rút kinh nghiệm: ..
..
..
Tuần: 18 	Ngày soạn:
Tiết: 35 	Ngày dạy:
 Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: HS hiểu được: Đông Nam Bộ là vùng kinh tể phát triển rất năng động và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế năng động đó. Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình để giải thích một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng.
Kĩ năng: Khai thác bảng số liệu , lược đồ để tìm hiểu kiến thức.
Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ và phát triển quỹ đất rừng hiện có để giữ cân bằng sinh thái.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị bài trước ở nhà. 
III/ Phương pháp:
	Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải thích minh hoạ 
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ:
II/ Phương tiện:
	-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
	-Bản đồ vùng ĐNB.
III/ Hoạt động trên lớp:
	1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ: Gọi HS lên bảng xác định trên bản đồ TNVN những vùng kinh tế đã học.
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* HĐ1: Cá nhân.
-GV treo bản đồ vùng ĐNB.
-HS quan sát bản đồ và hình 31.1:
H: Xác định giới hạn của vùng ĐNB, nêu tên các tỉnh, thành phố của vùng.
-Nêu DT, DS của vùng, so sánh với DT, DS các vùng đã học?
-GV hướng dẫn HS xác định trên bản đồ vị trí của TPHCM, thủ đô của các nước Đông Nam Á
-> Từ TPHCM chỉ với khoảng 2 giờ bay là có thể tới hầu hết các nước ở Đông Nam Á.
H: Hãy nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ĐNB?
* HĐ2: Cá nhân, nhóm
-HS quan sát bảng 31.1 và hình 31.1:
Nhóm 1,2: Hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của ĐNB
-HS xác định trên bản đồ các sông lớn trong vùng và nêu giá trị kinh tế của các sông này.
-GV nói thêm về sự ô nhiễm nguồn nước ở các sông trong vùng à liên hệ thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
-HS quan sát hình 31.1: Trong vùng có những loại đất nảo? Đất nào chiếm DT lớn nhất? Nêu ý nghĩa của các loại đất đó?
-HS xác định trên bản đồ vị trí của các vườn quốc gia trong vùng.
H: Vì sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nước ở các dòng sông?
Nhóm 3,4: Vì sao ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
-HS xác định các mỏ dầu, khí trong vùng.
H: Ngoài những ĐK thuận lợi trên, ĐNB còn gặp những khó khăn gì? Biện pháp giải quyết như thế nào?
-GV tiểu kết: Rừng và nước là 2 nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Rừng ở ĐNB không nhiều nên cần phải chú ý bảo vệ rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thuỷ, tìm biện pháp hạn chế ô nhiễm nước sông do đô thị hoá và công nghiệp hoá phát triển.
* HĐ3: Nhóm nhỏ
-HS nêu số dân trong vùng.
-HS quan sát bảng 31.2:
H: Nhận xét tình hình dân cư, xã hội của ĐNB so với cả nước?
H: Đông Nam Bộ có những địa điểm du lịch nào? Có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế của vùng?
I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
-Diện tích: 23.550 km2
-Gồm 6 tỉnh – thành phố.
-Có vị trí thuận lợi để giao lưu kinh tế-xã hội với ĐBSCL, Tây Nguyên, DHNTB và với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
* Đất liền:
-Địa hình thoải, độ cao trung bình không quá 200m à Mặt bằng xây dựng và canh tác tốt.
-Sông ngòi: Nguồn sinh thuỷ tốt: Sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn có tầm quan trọng đặc biệt trong vùng. 
-Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm.
-Diện tích đất ba dan, đất xám rộng
à Thuận lợi phát triển cây CN nhiệt đới.
*Vùng biển:
-Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú à thuỷ sản phát triển.
-Thềm lục địa nông, rộng, nhiều dầu khí.
-Giao thông biển, du lịch biển phát triển.
III/ Đặc điểm dân cư, xã hội:
-Dân số: 10,9 triệu người (2002)
-Có lực lượng lao động dồi dào, lành nghề.
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Người dân năng động sáng tạo trong nền kinh tế thị trường.
4/ Củng cố:
-Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước?
-Xác định trên bản đồ vị trí của vùng ĐNB, nêu ý nghĩa của vị trí đó?
5/ Dặn dò:
-Soạn bài 32: Vùng ĐNB (tiếp theo)
-Hướng dẫn làm bài tập 3(tr 116): Xử lí số liệu từ nghìn người thành %, sau đó vẽ biểu đồ cột chồng.
V/ Rút kinh nghiệm: ..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dia 9.doc