Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

BÀI 1

THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT

VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG

( TIẾT 1)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.Về kiến thức

 -Hiểu rõ được các khái niệm : triết học ,thế giới quan.

 -Nhận thấy được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học khác.

 -Hiểu được chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học.

 -Nắm được nội dung cơ bản bản chất của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.

 2.Về kỹ năng

 -Đánh giá được những biểu hiện của duy vật và duy tâm trong thực tiễn.

 3.Về thái độ

 -Trân trọng ,ủng hộ,và học tập ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học.

 -Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luân biện chứng, đồng thời phê phán triết học duy tâm.

 

doc 10 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 5835Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 10 - Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/8/2016	Tiết 1,2 PPCT
BÀI 1
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1.Về kiến thức 
 -Hiểu rõ được các khái niệm : triết học ,thế giới quan.
 -Nhận thấy được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học khác.
 -Hiểu được chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học.
 -Nắm được nội dung cơ bản bản chất của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
 2.Về kỹ năng 
 -Đánh giá được những biểu hiện của duy vật và duy tâm trong thực tiễn.
 3.Về thái độ
 -Trân trọng ,ủng hộ,và học tập ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học.
 -Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luân biện chứng, đồng thời phê phán triết học duy tâm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 1.Phương pháp dạy học 
Các phương pháp đàm thoại như giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm 
 2.Phương tiện dạy học 
-Học sinh:SGK, vở ghi
-Giáo viên: SGK, SGV, giáo án
D. Tiến trình giờ dạy
1.Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Không. (Kiểm tra SGK).
3. Bài mới 
 *Giới thiệu bài mới
Đặt ra tình huống :
Lan là một học sinh giỏi toàn diện và được gia đình đặt rất nhiều kỳ vọng. Trong đó, Lan đặc biệt yêu thích môn Văn để mai kia thi vào trường ĐHSP. Nhưng bố mẹ Lan lại muốn Lan học khối A để sau này thi vào một trường kinh tế. Lan rất băn khoăn không biết giải quyết như thế nào, nên làm theo ý bố mẹ hay tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.
Nếu em là Lan em sẽ giải quyết như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời, GV đưa ra kết luận : Đứng trước một tình huống, sự việc trong cuộc sống mỗi người đều có những cách nhìn nhận và giải quyết riêng. Vậy muốn có một cách nhìn nhận và giải quyết đúng đắn cần có nền tảng khoa học. Đó chính là thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. 
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của triết học
-GV cho HS lấy VD về đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể.
- HS: Trả lời theo gợi ý của GV
? Khoa học tự nhiên gồm những môn khoa học nào?(nghiên cứu những gì)
? Khoa học xã hội bao gồm những môn khoa học nào?
- HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận.
- GV: Giảng giải: Triết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan, phương pháp luận của khoa học. Do đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và con người nên Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người
-GV: Triết học có giúp ích gì cho con người hay không?
- HS: Suy nghĩ. Trả lời.
-GV: Nhận xét. Kết luận.
Hoạt động 2: 
-GV: Lấy VD về truyện “Thần trụ trời” và truyện “Thầy bói xem voi”.Sau đó diễn giảng.
=>GV: Em hiểu, thế giới quan là gì?
- HS: Suy nghĩ. Phát biểu ý kiến.
- GV: Nhận xét. Kết luận.
- GV: Trong lịch sử hình thành và phát triển, triết học cũng đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về cách nhìn nhận và giải thích thế giới. Song nhìn chung có 2 quan điểm lớn: Đó là quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm. 
-GV: Vậy vấn đề cơ bản của triết học là gì? 
-HS: Suy nghĩ. Trả lời.
- GV: Nhận xét. Kết luận.
(Tùy cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học mà các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm.)
- Vậy em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Lấy ví dụ cụ thể.
-HS: Suy nghĩ. Trả lời.
- GV: Nhận xét. Kết luận.
*Tích hợp: Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, giải quyết vấn đề: biết nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy 
tâm, biện chứng hoặc siêu hình
1.Thế giới quan và phương pháp luận
a. Khái niệm,vai trò của triết học
-Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
VD:Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.
-Vai trò của Triết học: Là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
-Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống.
-Vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt : 
+ Mặt thứ nhất : Giữa vật chất(tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy ,tinh thần),cái nào có trước cái nào có sau,cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt thứ hai : con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?
-Thế giới quan duy vật cho rằng : vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người ,không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.
-Thế giới quan duy tâm cho rằng : ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên .
4.Củng cố
GV nhắc lại kiến thức tiết học.
Giải đáp thắc mắc của HS.
5. Dặn dò
Đọc trước nội dung c, phần 1.
E. Rút kinh nghiệm
..
Ngày soạn:2/8/2016	Tiết 1,2 PPCT
BÀI 1
THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
( TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1.Về kiến thức 
 -Hiểu rõ được các khái niệm : triết học ,thế giới quan.
 -Nhận thấy được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học khác.
 -Hiểu được chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học.
 -Nắm được nội dung cơ bản bản chất của thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
 2.Về kỹ năng 
 -Đánh giá được những biểu hiện của duy vật và duy tâm trong thực tiễn.
 3.Về thái độ
 -Trân trọng ,ủng hộ,và học tập ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học.
 -Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luân biện chứng, đồng thời phê phán triết học duy tâm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 1.Phương pháp dạy học 
Các phương pháp đàm thoại như giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm 
 2.Phương tiện dạy học 
 -Học sinh:SGK, vở ghi
 -Giáo viên: SGK, SGV, giáo án
D. Tiến trình giờ dạy
1.Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi 1: Hãy cho biết, Triết học là gì? Triết học có vai trò gì đối với nhận thức con người?
Câu hỏi 2: Thế nào là thế giới quan? Phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
3. Giảng bài mới 
Tiết 1 đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ban đầu về thế giới quan của Triết học. Nó giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới. Tuy nhiên chỉ có thế giới quan duy vật mới giúp con người nhận thức và giải thích đúng đắn như nó đang tồn tại. Song vấn đề đặt ra là trong khi xem xét về thế giới con người sử dụng cách thức nào để đạt tới mục tiêu đặt ra. Để đạt được điều đó, con người phải có phương pháp nhất định. Khi nhu cầu con người càng cao thì cách thức để đạt tới mục tiêu đó càng phức tạp. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có một khoa học nghiên cứu về nó và khái quát thành lý luận, Triết học gọi đó là phương pháp luận . 
Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp luận
-GV: Kể cho HS nghe câu chuyện Con quạ thông minh, sau đó đặt câu hỏi: Con quạ thông minh đã làm cách nào để uống được nước trong bình? Ngoài cách đó ra, theo em, còn cách nào khác để uống được nước trong bình?
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét. Kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
-GV diễn giảng, sau đó đưa ra KL
PPLBC và PPLSH đều là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới khách quan. Do hạn chế của nó, PPLSH không thể đáp ứng được những yêu cầu mới của nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Trong khi đó, PPLBC lại phản ánh đúng bản chất vốn có của sự vật, giúp con người nhận thức đúng và hành động đúng. Vì thế, PPLBC là đúng đắn và khoa học.
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
* Phương pháp luận là gì?
Mỗi người sẽ có cách thức khác nhau để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Cách thức để đạt được mục đích đặt ra đó gọi là phương pháp. Tuy nhiên, loài người không chỉ dừng lại ở những cách thức cụ thể. Mà từ những cách thức cụ thể đó, người ta xây dựng, khái quát thành hệ thống lý luận chặt chẽ để chỉ đạo trở lại các phương pháp cụ thể, đó là phương pháp luận.
Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới, bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể.
Mỗi môn khoa học đều có phương pháp luận riêng thích hợp (PPL Toán học, PPL Sử học ). Nhưng cũng có phương pháp luận chung nhất ,bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – đó là phương pháp luận Triết học.
*Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
Trong lịch sử Triết học có hai phương pháp luận đối lập nhau đó là phương pháp luận biện chứng (PPLBC) và phương pháp luận siêu hình (PPLSH).
PPLBC là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
PPLSH là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
4. Củng cố
Hệ thống kiến thức toàn bài.
Giải đáp thắc mắc của HS.
5. Dặn dò
Làm bài tập trong SGK.
Sưu tầm một số ví dụ về quan điểm biện chứng, siêu hình.
Rút ra kết luận cho bản thân. 
Đọc và chuẩn bị trước bài mới .
E. Rút kinh nghiệm
..
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_The_gioi_quan_duy_vat_va_phuong_phap_luan_bien_chung.doc