Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức

 - Hiểu được thế nào là sống hòa nhập? Vì sao phải sống hòa nhập? Cần làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng?

 (Lưu ý: “Hòa nhập” xem xét trong mối quan hệ với cộng đồng cũng chính là “sống hòa nhập”).

 - Hiểu được thế nào là hợp tác

 2. Kỹ năng:

- Học sinh biết sống hòa nhập và hợp tác với mọi người xung quanh.

- Rèn cho HS kĩ năng giao tiếp, năng lực hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin.

 3. Thái độ

 Yêu quý, gắn bó với lớp, trường và cộng đồng nơi ở

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện kĩ năng, sách tham khảo Giáo dục công dân 10.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 sử dụng phương pháp hỏi đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp.

Kiểm tra bài cũ: Trách nhiệm của HS trong việc duy trì truyền thống nhân nghĩa?

2. Giới thiệu bài mới

 Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sống hòa nhập và hợp tác được với cộng đồng, xã hội. Vậy, thế nào là hòa nhập? Ý nghĩa của sống hòa nhập là gì? . Để lý giải cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài 13. Công dân với cộng đồng (tiết 2).

 3. Tổ chức hoạt động dạy học.

 

docx 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1232Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17-5-2020
Ngày dạy: 18-5-2020
Tiết : 27
Tuần : 27
 Bài 13
 CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
 (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức
	- Hiểu được thế nào là sống hòa nhập? Vì sao phải sống hòa nhập? Cần làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng?
 (Lưu ý: “Hòa nhập” xem xét trong mối quan hệ với cộng đồng cũng chính là “sống hòa nhập”).
	- Hiểu được thế nào là hợp tác
	2. Kỹ năng: 
- Học sinh biết sống hòa nhập và hợp tác với mọi người xung quanh.
- Rèn cho HS kĩ năng giao tiếp, năng lực hợp tác, kĩ năng thể hiện sự tự tin.
	3. Thái độ
	Yêu quý, gắn bó với lớp, trường và cộng đồng nơi ở
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện kĩ năng, sách tham khảo Giáo dục công dân 10.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 sử dụng phương pháp hỏi đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận lớp. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Trách nhiệm của HS trong việc duy trì truyền thống nhân nghĩa?
2. Giới thiệu bài mới 
	Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sống hòa nhập và hợp tác được với cộng đồng, xã hội. Vậy, thế nào là hòa nhập? Ý nghĩa của sống hòa nhập là gì? . Để lý giải cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài 13. Công dân với cộng đồng (tiết 2).
	3. Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Đọc tình huống, thảo luận và giải quyết vấn đề tìm hiểu về Sống hòa nhập
 GV: chiếu cho học sinh xem 1 đoạn video ngắn , 1 số hình ảnh về hòa nhập và đặt câu hỏi:
Đoạn video và 1 số hình ảnh trên nói lên điều gì?
 HS: trả lời
 GV kết luận : Đoạn video và những hình ảnh trên nói lên sự gần gũi, thân mật, không xa lánh và tham gia các hoạt động xã hội. Đó là những biểu hiện của sống hòa nhập. Vậy sống hòa nhập là gì?
HS: Trả lời
GV: Tích hợp: Kể chuyện tấm gương đạo đức HCM: về tinh thần hòa nhập.
GV: Kết luận.
	Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
GV thuyết trình: Trong cuộc sống không phải ai cũng sống hòa nhập được với cộng đồng, xã hội. Có một người luôn co mình lại,thu vén cho bản thân, ích kỉ không biết đến người khác. Những người sống như vậy, sẽ không được mọi người tán thưởng và sớm muộn họ cùng bị cộng đồng đào thải.
 GV: Khi chúng ta sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội sẽ đem lại ý nghĩa gì?
 GV:Học sinh cần phải làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội ?
Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung hợp tác.
GV hướng dẫn trò chơi Đuổi hình bắt chữ
GV: Vừa rồi các em đã chơi 1 trò chơi nhờ vào đâu để tạo ra thành quả của nhóm?
Rút ra kết luận hợp tác
GV: Cho HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1
 Theo em, hợp tác có những biểu hiện cơ bản nào ?
Nhóm 2
 Theo em, khi chúng ta thực hiện tốt hợp tác thì sẽ đem lại ý nghĩa gì ?
Nhóm 3
 Trong hợp tác chúng ta phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào ?
Nhóm 4
 Theo em, có các loại hợp tác cơ bản nào ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng 
- GV nhận xét ý kiến của HS và chốt lại nội dung hợp tác.
b) Hoà nhập.
* Khái niệm : Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
*Ý nghĩa: 
- Thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
* Là học sinh cần phải:
Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ cởi mở, chan hoà với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh.
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.
c. Hợp tác
* Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
* Biểu hiện:
Cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng;
Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau;
Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ.
* Ý nghĩa:
- Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất;
- Đem lại chất lượng và hiệu quả cao;
- Là yêu cầu đạo đức quan trọng của mỗi con người trong xã hội hiện đại.
*Nguyên tắc hợp tác: 
 - Tự nguyện, bình đẳng;
 - Hai bên cùng có lợi.
 - Không làm hại đến lợi ích của người khác.
* Các loại hợp tác:
-Hợp tác song phương, đa phương;
-Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện;
-Hợp tác giữa các cá nhân, nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
* Là học sinh cần phải:
-Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể;
-Nghiêm túc thực hiện;
-Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp sáng kiến cho nhau;
-Đánh giá và rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
Thế nào là sống hòa nhập? Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội? Vì sao?
5. Dặn dò: - Học sinh học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_13_cong_dan_voi_cong_do.docx