Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức.

- Hiểu được thế nào là tự hoàn thiện bản thân.

- Hiểu được sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức tiến bộ.

 2. Kỹ năng.

Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

3. Thái độ.

- Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân.

- Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân, đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi điểm tốt của người khác.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Giáo viên:

 - Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng,câu hỏi tình huống GDCD 10

 -Những ví dụ thực tế liên quan đến nội dung bài học.

 Học sinh:

-Sách giáo khoa môn GDCD

-Bài tập thực hành môn GDCD

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC

Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề, giảng giải, gợi mở

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức.

Kiểm tra bài cũ:

-GV: Em hãy kể tên những bệnh hiểm nghèo?Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.

2. Giới thiệu bài mới.

 Người xưa có câu: “Nhân vô thập toàn”, có nghĩa là trên đời này không có ai là hoàn thiện, hoàn mỹ, cũng như ngọc quý còn có tì vết. Vì vậy, muốn cho bản thân mình ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực tự hoàn thiện bản thân hằng ngày. Vậy, thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 16.

 

docx 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7-6-2020
Ngày dạy: 8-6-2020
Tiết : 30
Tuần 31
 Bài 16
 TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN (Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
- Hiểu được thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
- Hiểu được sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức tiến bộ. 
 2. Kỹ năng.
Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
3. Thái độ.
- Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân.
- Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân, đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi điểm tốt của người khác.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 Giáo viên:
 - Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng,câu hỏi tình huống GDCD 10
 -Những ví dụ thực tế liên quan đến nội dung bài học.
 Học sinh:
-Sách giáo khoa môn GDCD
-Bài tập thực hành môn GDCD
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề, giảng giải, gợi mở
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
-GV: Em hãy kể tên những bệnh hiểm nghèo?Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
2. Giới thiệu bài mới.
 Người xưa có câu: “Nhân vô thập toàn”, có nghĩa là trên đời này không có ai là hoàn thiện, hoàn mỹ, cũng như ngọc quý còn có tì vết. Vì vậy, muốn cho bản thân mình ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực tự hoàn thiện bản thân hằng ngày. Vậy, thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 16.
3. Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Cả lớp.
- Để hoàn thiện bản thân, trước hết, chúng ta cần phải biết mình còn có những hạn chế, khuyết điểm nào cần khắc phục, sửa chữa. Muốn vậy, chúng ta phải bắt đầu bằng việc tự nhận thức về mình.
 - Người mà em yêu quý nhất?
- Điều quan trọng nhất mà em mong ước sẽ đạt được trong cuộc đời?
- Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm?
- Em hãy kể một vài sở thích của em?
- Môn học mà em ưa thích nhất?
- Một năng khiếu, sở trường của em?
- Những điểm em thấy tự hào, hài lòng về mình?
- Những điểm em thấy mình còn hạn chế, cần phải cố gắng hơn?
HS trả lời.
-GV nhận xét, chốt ý: Mỗi người đều có bản sắc riêng, với những tiềm năng, tình cảm, ước mơ, lý tưởng, sở thích, thói quen, năng khiếu, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu, cá tính riêng, không ai giống nhau hoàn toàn ; có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình và có những điểm còn hạn chế, cần cố gắng rèn luyện thêm.
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
 - Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
 - Theo em, tự nhận thức về bản thân một cách đúng đắn và đầy đủ thì có dễ dàng hay không? Vì sao? Có phải bao giờ bản thân mình cũng hiểu hết và hiểu đúng về mình hay không?
- Cho học sinh xem tình huống:
Phong được các bạn bầu làm lớp trưởng của lớp 10a1. Phong có năng lực, rất tích cực và hăng hái quán xuyến các công việc của lớp. Song cậu cũng trở nên tự cao tự đại, thường tỏ ra coi thường, đôi khi còn nặng lời với các bạn trong lớp. Vì vậy, từ chỗ quý mến Phong, mọi người đã dần dần xa lánh cậu
- Từ tình huống trên, em rút ra được bài học gì?
- Việc nhận thức đúng về bản thân có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người?
HS trả lời.
-GV Nhận xét, chốt ý: tự nhận thức về bản thân là một kỹ năng sống rất cơ bản, cần thiết của con người. Có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của mình ; mới giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác, tránh tự cao và tự ti về bản thân. Ví dụ : có tự nhận thức đúng về sở thích, năng lực của bản thân thì mới có thể lựa chọn nghề đúng đắn, phù hợp 
- Lưu ý: “Trong thiên hạ không có người bất tài, chỉ có những người không tìm ra đúng sở trường của mình”, không có ai chỉ toàn nhược điểm, cũng không ai chỉ toàn ưu điểm. Điều quan trọng là cần phát huy điểm mạnh ; khắc phục hạn chế, điểm yếu để ngày càng tiến bộ hơn.
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân.
- Khái niệm: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh, yếu của bản thân.
- Có những người thường đánh giá quá cao về mình, có những người lại mặc cảm, tự ti về khả năng của mình.
- Để nhận thức tốt về bản thân thì mỗi người cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
4. Củng cố: Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học.
5. Dặn dò. Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước tiết 2- bài 16.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_16_tu_hoan_thien_ban_th.docx