Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường PTTH Tĩnh Gia 1

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường PTTH Tĩnh Gia 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người. Từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới.

2. Về kỹ năng:

- Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội.

- Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

3. Về thái độ:

- Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ.

- Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị chuẩm mực đạo đức ấy trong cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Phương pháp thuyết trình, giảng giải.

- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

Ngoài ra có thể dùng thêm phương pháp trắc nghiệm trong một số nội dung để kiểm tra nhận thức trước và sau khi học một đơn vị kiến thức.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK, SGV GDCD 10.

- Ca dao, tục ngữ, truyện tranh ảnh có liên quan đến bài học.

- Giấy khổ lớn.

- Băng đĩa, đầu video.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giảng bài mới:

Phạm trù đạo đức bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, nhứng phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Đạo đức bao gồm các phạm trù cơ bản: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, thiện ác.

Trong khuôn khổ trình bày của SGK. Chúng ta học một số phạm trù, trong đó trình bày những vấn đề chung nhất và được đơn giản hóa.

 

doc 59 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường PTTH Tĩnh Gia 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2019
Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
* Tiết 19 - PPCT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
- Nêu được thế nào là đạo đức.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán.
- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kỹ năng: 
- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.
3. Về thái độ: 
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
II. TRỌNG TÂM
- Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, kể chuyện, đàm thoại, trực quan.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh, ảnh, sơ đồ.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung chính của bài học
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu tình huống:
- Bạn A giúp bạn B bằng cách đọc cho B chép bài của mình trong giờ kiểm tra 1 tiết. Hành vi của A có phải là hành vi đạo đức hay không?
- GV hỏi: Đạo đức là gì?
- GV ngoài việc phải làm cho HS thấy đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người, GV cần nhấn mạnh ba vấn đề:
Thứ nhất, đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực xã hội (không phải của cá nhân)
Thứ hai, tính tự giác (nếu không có tính tự giác hành vi mất đi tính đạo đức)
Thứ ba, hành vi phải phù hợp với những lợi ích chân chính của con người, phù hợp với yêu cầu, lợi ích của xã hội.
GV giảng:
Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo. Mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Các nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị.
GV hỏi:
+ Em hãy lấy vài ví dụ về các chuẩn mực đạo đức mà em biết? (Trong xã hội phong kiến, trong xã hôi ta)
GV giảng: Nền đạo đức mới ở nước ta là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới. 
- GV đặt vấn đề: 
Đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán đều là những phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng giữa chúng có những khác biệt cơ bản. Em hãy phân biệt và minh hoạ bằng các ví dụ?
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý. 
Hoạt động 2: Cá nhân và cả lớp
- GV đặt các câu hỏi:
+ Vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
+ Ở mỗi cá nhân, tài năng và đạo đức, cái nào cần được xem trọng hơn? Vì sao? Ví dụ minh hoạ.
GV giảng: 
Mỗi cá nhân cần phát triển hài hoà hai mặt đạo đức và tài năng. Trong đó, đạo đức là cái gốc.
Bác Hồ nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
- GV đặt các câu hỏi:
+ Vai trò của đạo đức đối với gia đình? 
- GV hỏi: Theo em, hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? Vì sao? Dẫn chứng trong cuộc sống mà em biết.
+ Em hãy nêu thêm vài biểu hiện vi phạm các chuẩn mực đạo đức gia đình?
- GV hỏi: Vai trò của đạo đức đối với xã hội?
- GV có kể chuyện “Vạn Lý Trường Thành” 
- GV có thể hỏi:
- Em hãy nhận định lỗi lầm thảm hại trong việc phòng vệ của Nhà Tần ?
- Tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp? Xã hội phải làm gì?
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý. 
1.Quan niệm về đạo đức:
 a. Đạo đức là gì?
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật:
- Đạo đức đòi hỏi con người thực hiện các chuẩn mực mà xã hội đề ra một cách tự giác. Nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án.
- Pháp luật bắt buộc con người phải thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước qui định. Nếu không sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước.
2.Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội:
 a. Đối với cá nhân:
- Giúp cá nhân hoàn thiện nhân cách.
b.Đối với gia đình:
- Tạo nền tảng của hạnh phúc, sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
 c. Đối với xã hội:
- Tạo sự phát triển bền vững của của xã hội
4. Củng cố:
ï Em hãy phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi con người?
ï Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốt than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốt than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ tài nguyên , môi trường sống..
Em giải thích thế nào về việc này?
ï Hãy lấy vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này, em rút ra được điều gì?
ï Trình bày vai trò của đạo đức đối với bản thân, gia đình và xã hội ?
ïHãy nêu những câu tục ngữ, danh ngôn nói về vai trò của đạo đức và ý thức giữ gìn đạo đức của con người:
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Mất danh dự là mất tất cả.
+“Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
(Trần Bình Trọng)	
+“Thà đui mà giữ đạo nhà”.
(Nguyễn Đình Chiểu)
+ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó , có tài mà không có đức là người vô dụng.
(Hồ Chí Minh)	
5. Dặn dò:
Về nhà HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi ở SGK. Đọc tìm hiểu nội dung bài 11.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày tháng năm 20
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
...............................................
Ngày 20 tháng 1 năm 2019
Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
* Tiết 20 - PPCT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người. Từ đó có nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới.
2. Về kỹ năng:
- Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo đức trong xã hội.
- Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
- Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ.
- Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị chuẩm mực đạo đức ấy trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, giảng giải.
- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
Ngoài ra có thể dùng thêm phương pháp trắc nghiệm trong một số nội dung để kiểm tra nhận thức trước và sau khi học một đơn vị kiến thức.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD 10.
- Ca dao, tục ngữ, truyện tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Giấy khổ lớn.
- Băng đĩa, đầu video.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Phạm trù đạo đức bao hàm những khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, nhứng phương tiện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. Đạo đức bao gồm các phạm trù cơ bản: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, thiện ác.
Trong khuôn khổ trình bày của SGK. Chúng ta học một số phạm trù, trong đó trình bày những vấn đề chung nhất và được đơn giản hóa.
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung chính của bài học
- GV: Đặt vấn đề
Con người sống trong xã hội ai cũng có những nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thỏa mãn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân.
Muốn vậy con người cấn phải lao động làm ra của cải vật chất và tinh thần.
Lao động và đời sống xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức hòa hợp với người khác, đặt nhu cầu và lợi ích của cá nhân trong lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên mỗi cá nhân dù cóc cố gắng đến đâu thì cũng không thể thỏa mãn nhu cầu và lợi ích nếu không có sự kết hợp các cá nhân khác và toàn xã hội. Ý thức của cá nhân về các mối quan hệ này được gọi là nghĩa vụ.
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận lớp.
- GV: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề giúp HS hiểu nội dung bài học
- GV: Cho HS cùng trao đổi VD trong SGK.
	+ Sói mẹ nuôi con.
	+ Cha mẹ nuôi con.
- GV hỏi :
* Em nhận xét gì về hoạt động nuôi con của sói mẹ?
* Cha mẹ đã nuôi con đến trưởng thành.
- HS trả lời ý kiến cá nhân.
- HS cả lớp cùng trao đổi.
- GV nhận xét và kết luận.
Nghĩa vụ là sự phản ánh mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.
Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.
- GV: Cho HS trao đổi VD tiếp.
- HS: Phân tích các VD rút ra bài học.
Ví dụ 1:
* Trẻ em cần được đi học.
Muốn vậy phải có trường học, thầy, cô giáo.
Nghĩa vụ đặt ra:
+ Cha mẹ và mọi người trong xã hội phải đóng thuế góp phần xây dựng trường và trả lương cho thày cô giáo, xây dựng bệnh viện, nơi vui chơi
+ Cá nhân HS phải học tập và rèn luyện đạo đức tốt.
Ví dụ 2:
* Con người cần có cuộc sống tự do, bình đẳng và được sống trong một đất nước hòa bình.
Nghĩa vụ đặt ra:
+ Cá nhân và mọi người tham gia bảo vệ tổ quốc.
+ Bản thân HS đủ tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
- GV: Từ các VD trên rút ra khái niệm về nghĩa vụ.
- HS ghi bài vào vở.
- GV: Để đảm bảo hài hòa những nhu cầu, lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra yêu cầu chúng cho tất cả mọi người.
- GV cho HS thảo luận về các tình huống sau.
* Ông giám đốc A thu vén, lấy tài sản của nhà nước làm giàu cho bản thân.
* Nhà máy sản xuất phân đạm tỉnh H xả nước thải làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân quanh vùng.
- HS nhận xét ý kiến cá nhân.
- HS cả lớp trao đổi.
- GV: Nhận xét: Trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu lợi ích xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn, trong từng trường hợp chúng ta cần phải:
GV: Chuyển ý
- GV đưa ra các tình huống để HS nhận xét.
* Trên đường đi học về gặp một em bé bị lạc mẹ. Em đã đưa em bé đó đến đồn công an gần nhất nhờ các chú công an tìm giúp.
* Bà An buôn bán cùng mặt hàng với bà Ba. Vì ghen ghét với bà Ba, bà An cho người phá hỏng gian hàng của bà Ba. Mặc dù vậy bà Ba không báo chính quyền mà còn tự mình thu xếp ổn thỏa, không ảnh hưởng đến danh dự bà An.
HS: trả lời các câu hỏi.
* Em đánh giá hành vi của bạn HS, bà Ba, bà An?
* Các cá nhân tự đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình như thế nào?
* Năng lực tự đánh giá đó gọi là gì?
* Năng lực đó thể hiện qua 2 trạng thái như thế nào.
- HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- HS cả lớp cùng trao đổi.
- GV nhận xét các ý kiến và bổ sung thêm để có kết luận chính xác.
- GV: Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá mối quan hệ giaữ bản thân với những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá các hành vi của mình, các cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Đó là lương tâm.
- GV: Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con ngư ... - Tranh, ảnh, sơ đồ.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung chính của bài học
Hoạt động: Cá nhân
 ï Em hãy liệt kê những yêu cầu đạo đức đối với người công dân trong giai đoạn hiện nay?
GV hỏi:
ï Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải làm gì?
ï Tìm những tấm gương tự hoàn thiện bản thân mà em biết ? 
ï Những câu tục ngữ, danh ngôn, đoạn thơ nào nói lên việc tự hoàn thiện bản thân? 
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
- Tự nhận thức đúng về những điểm mạnh, yếu của mình.
- Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
- Xác định các biện pháp cần thực hiện.
- Xác định nhưng người hỗ trợ.
- Quyết tâm thực hiện.
4. Củng cố:
ï Làm thế nào để tự hoàn thiện bản thân? 
5. Dặn dò:
Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày tháng năm 2019
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
...............................................
 Ngày 22 tháng 4 năm 2019
* Tiết 32 - PPCT: 
 ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiêu ôn tập
 - Củng cố lại kiến thức cho HS từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học.
 - Hướng dẫn HS ôn tập, học bài và vận dụng k.thức một cách có hệ thống và có hiệu quả.
 - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh
II. Đề cương ôn tập
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Đạo đức và vai trò của đạo đức
2.Nghĩa vụ
3. Lương tâm
4. Nhân phẩm, danh dự
5. Hạnh phúc
6. Tình yêu, tình yêu chân chính và những điều nên tránh trong tình yêu
7.Hôn nhân và gia đình
8. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng
9. Nhân nghĩa, hòa nhập , hợp tác
10. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
II. PHẦN TỰ LUẬN
Lòng yêu nước, truyền thống yêu nước
Biểu hiện của lòng yêu nước
Cộng đồng và vai trò của cộng đồng
 Thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập và hợp tác
III. Rút kinh nghiệm 
Ngày tháng năm 2019
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
...............................................
Ngày 28 tháng 4 năm 2019
* Tiết 33 - PPCT:
KIỂM TRA HỌC KỲ II 
I. Trắc nghiệm( 6 điểm)
Câu 1 : Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính :
	A. Tự hoàn thiện	B. Tự giác	 C. bắt buộc 	D. Cưỡng chế
Câu 2 :Đạo đức là hệ thống .. mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội :
	A. Các quan niệm,quan điểm xã hội	B. Các nề nếp, thói quen của cộng đồng
	C. Các quy tắc, chuẩn mực xã hội	D. Các hành vi, việc làm mẫu mực
Câu 3 : Danh dự là :
A. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận	B. Đức tính đã được tôn trọng và đề cao
C. Uy tín đã được xác nhận và suy tôn	D. Năng lực đã được khẳng định và thừa nhận
Câu 4: Lương tâm là năng lực . .hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
	A, Tự nhắc nhở và phê phán	B. Tự phát hiện và đánh giá
	C. Tự đánh giá và điều chỉnh	D. Tự theo dõi và uốn nắn
Câu 5 : Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được để làm điều tốt và không làm điều xấu. 
 A. Một sức mạnh tinh thần	B. Một vũ khí sắc bén
	C. Một năng lực tìm tàng	D. Một ý chí mạnh mẽ
Câu 6 : Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính :
	A. Nghiêm minh	B. Tự nguyện	C. Bắt buộc 	D. Vừa tự giác, vừa bắt buộc
Câu 7 : Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những  đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày.
	A. Những quy tắc, những chuẩn mực	B. Những quy tắc, những thỏa thuận
	C. Những thói quen, những trật tự nề nếp	D. Những quy định có tính nguyên tắc
Câu 8 : Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có :
	A. Tinh thần tự chủ	B. Tính tự tin	C. Ý chí vươn lên	D. Lòng tự trọng
Câu 9 : Nhân phẩm là toàn bộ  mà mỗi con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người .
A. Những cá nhân 	B. Những phẩm chất C. Những năng lực	D. Những ý chí
Câu 10 : Trong xã hội của chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của :
	A. Cá nhân	 B. Tập thể cộng đồng	C. Nhân loại	D. Tất cả mọi người 
C©u 11: H¹nh phóc lµ c¶m xóc vui s­íng, hµi lßng cña con ng­êi trong cuéc sèng khi ®­îc ®¸p øng, tho¶ m·n ......... vÒ vËt chÊt vµ tinh thÇn.
A. C¸c ®iÒu kiÖn ®Çy ®ñ, hoµn h¶o B. C¸c m¬ ­íc, hoµi b·o 
C. C¸c nhu cÇu ch©n chÝnh, lµnh m¹nh D. C¸c ham muèn tét cïng 
C©u 12 : §Æc ®iÓm nµo thÓ hiÖn kh«ng ph¶i lµ t×nh yªu ch©n chÝnh 
A. Cã sù th«ng c¶m, chia sÎ B. §em l¹i h¹nh phóc cho c¶ hai ng­êi 
C. Tù träng vµ t«n träng lÉn nhau	 D. Cã vụ lợi lẫn nhau. 
C©u 13 : LuËt h«n nh©n vµ gia ®×nh n­íc ta hiện nay quy ®Þnh ®é tuæi kÕt h«n lµ:
A. N÷ từ đủ18 , nam từ đủ 22 B. N÷ 20 , nam 22
C. N÷ từ đủ 18, nam từ đủ 20 D. N÷ 18, nam 18 
Caâu 14 : Moät người töï troïng là
 	 A. Khoâng nhôø baïn giaûng giaûi nhöõng baøi toaùn khoù.
 B. Khoâng ñi nhôø xe cuûa baïn.
 C. Khoâng möôïn tài liệu baïn ñeå cheùp baøi. 
 D. Khoâng “quay cóp” baøi cuûa baïn trong kieåm tra. 
Caâu 15 : Neáu bò boá meï kieân quyeát buoäc nghæ hoïc ñeå keát hoân, thì em caàn phaûi laøm gì ?
A. Vì söï hieáu thaûo, em vaâng lôøi boá meï. 
B. Boû nhaø troán ñi taïm thôøi ñeå theå hieän thaùi ñoä töø choái döùt khoaùt cuûa mình.
C. Töø choái keát hoân, taäp trung cho vieäc hoïc 
 D. Phoái hôïp vôùi ngöôøi thaân, nhaø tröôøng, ñòa phöông thuyeát phuïc bố mẹ.
Caâu 16 : Xaùc ñònh taùc giaû cuûa caâu noùi :
“ Coù taøi maø khoâng coù ñöùc laø ngöôøi voâ duïng. Coù ñöùc maø khoâng coù taøi laøm vieäc gì cuõng khoù”
 A. Khoång töû. B. Nguyeãn Traõi. C. Voõ Nguyeân Giaùp. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 17: Đâu không phải là cộng đồng?
A. Lớp học B. thôn xóm C. chợ D. gia đình
Câu 18: Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” nói về
A. Nhân ái B. Nhân đạo C. Nhân nghĩa D. Hợp tác
Câu 19: Người sống hòa nhập sẽ có thêm
A. Sức khỏe B. Sức mạnh c. Niềm vui D. Niềm vui và sức mạnh
Câu 20 : Câu tục ngữ “ Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ”nói về:
A. Nhân ái B. Nhân đạo C. Nhân nghĩa D. Hợp tác
Câu 21: Hợp tác từ ba bên trở lên gọi là hợp tác
A. song phương B. ba phương C. hai phương D. da phương
Câu 22: Mua tăm ủng hộ người mù là việc làm thể hiện:
Câu 23: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam có mấy biểu hiện
A. 4 B. 5 C.6 D.7
Câu 24: Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là trách nhiệm
A. xây dựng Tổ Quốc B. Trung thành với tổ quốc
C. Bảo vệ Tổ quốc D. yêu nước
II. Tự luận (4 điểm )
Câu 1( 1đ): Em hãy kể những việc làm thể hiện truyền thống nhân nghĩa của trường em?
Câu 2(3đ): Hợp tác là gì ? Nêu mặt tích cực và mặt hạn chế của hợp tác
Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày tháng 4 năm 2019
 TTCM
Ngµy 5 th¸ng 5 n¨m 2019 
*Tiết 34 - PPCT 
 TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học.
2. Về kỹ năng
- Giúp Hs hiểu được trách nhiệm trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
3. Về thái độ
- Giáo dục ý thức uống nước nhớ nguồn.
B. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
 Trang phục nghiêm túc. Hương, hoa.
 Dụng cụ vệ sinh
IV. Rót kinh nghiÖm giê häc:
Ngµy th¸ng n¨m 2019
Tæ chuyªn m«n duyÖt
...............................................
Ngµy 10 th¸ng 5 n¨m 2019 
*Tiết 35 - PPCT 
 TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học.
2. Về kỹ năng
- Giúp Hs hiểu được trách nhiệm trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
3. Về thái độ
- Giáo dục ý thức uống nước nhớ nguồn.
B. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
 Trang phục nghiêm túc. Hương, hoa.
 Dụng cụ vệ sinh
IV. Rót kinh nghiÖm giê häc:
Ngµy th¸ng n¨m 2019
Tæ chuyªn m«n duyÖt
...............................................
Ngày tháng năm 2019
*Tiết 33 - PPCT: 
THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA
CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
 Học sinh vận dụng được những kiến thức đã học để làm bài tập trong SGK và bài tập tình huống. 
2. Về kĩ năng.
 Vận dụng được những kiến thức đạo đức đã học vào ứng xử trong thực tiễn cuộc sống
3. Về thái độ.
 Khắc phục những biểu sai trái trong cuộc sống, phê phán những hành vi xấu trong xã hội
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 10
 -SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD
 - Các SGK và kiến thức có liên quan đến chưng trình lớp 10
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung thực hành
- Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì II và nêu cách vận dụng vào thực tế cuộc sống phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Định hướng cho học sinh làm những bài tập tình huống.
- Một số bài tập trong sách giáo khoa và bài tập tình huống yêu cầu học trả lời.
 Bài tập 1: Em hãy lấy ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.
 Bài tập 2: Theo em, thanh niên nam nữ khi yêu nhau có nên cho cha mẹ biết hay không.
Trong trường hợp thanh niên nam nữ yêu nhau một cách nghiêm túc thì việc cho cha mẹ, gia đình biết là việc nên làm, bời vì cha mẹ và những người thân là những người từng trải, có kinh nghiệm sống và là những người có trách nhiệm, sẽ có nhận xét, lời khuyên bổ ích. Không nên cho rằng việc yêu đương là việc riêng tư của bản thân.
 Bài tập 3: Một cô gái có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, nhưng khi lấy chồng lại muốn cha mẹ tổ chức linh đinh vì cô gái cho rằng cả đời chỉ có một lần.
	Em có nhận xét gì về suy nghĩ của cô gái này?
Suy nghĩ của cô gái này là không đúng. Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà tổ chức linh đình thì sau đám cưới gia đình và bản thân sẽ lâm vào cảnh nợ nần từ đó gia đinh lam vào cảnh lục đục ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Với lại đám cưới linh đình là không chấp hành tốt chỉ thị của Đảnh và nhà nước về việc thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi.
 Bài tập 4: Có người cho rằng việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em có nhận xét gì về ý kiến này?
Ý kiến này không đúng. Việc giáo dục toàn diện đòi hỏi phải kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
Bài tập 5: Em hãy nêu những tác hại của sự li hôn giữa vợ và chồng đối với con cái của họ.
Hậu quả: trẻ không được nuôi dưỡng, chăm sóc đầy đủ như trước, vì lúc này chỉ được bố hoặc mẹ chăm lo, thậm chí không có ai chăm lo, phải vào đời sớm hoắc ở với người khác, đời sống tinh thần của trẻ thiếu thốn và bị tổn thương rất nhiều.
3. Củng cố.
 Giáo viên nhắc những kiến thức trọng tâm của chương trình và cách vận dụng vào thực tế
4 Dặn dò nhắc nhở.
Học sinh vận dụng những kiến thức đã học trong việc giải quyết một số vấn đề trong học tập, cuộc sống, địa phương và xã hội.
Liên hệ thực tiễn Nhà trường, địa phương, xã hội và bản thân.
IV. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Ngày tháng năm 2019
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
...............................................
Đỗ Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020.doc