1, Mục tiêu
a, Về kiến thức :
Giúp HS:
- Nêu được thế nào là chí công vô tư
- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chớ cụng vụ tư
b, Về kĩ năng :
- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày
c, Về thái độ :
- Đồng tỡnh, ủng hộ những việc làm chớ cụng vụ tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư
2, Chuẩn bị của GV và HS
a, Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, soạn giáo án.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, các mẩu chuyện về chí công vô tư
b, Chuẩn bị của HS:
- Đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 16/08/2011 Ngày dạy: 19/08/2011. Dạy lớp 9A Ngày dạy: 19/08/2011. Dạy lớp 9B Tiết 1. Bài 1: CHÍ CễNG Vễ TƯ 1, Mục tiêu a, Về kiến thức : Giúp HS: - Nờu được thế nào là chớ cụng vụ tư - Nờu được biểu hiện của chớ cụng vụ tư - Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chớ cụng vụ tư b, Về kĩ năng : - Biết thể hiện chớ cụng vụ tư trong cuộc sống hằng ngày c, Về thái độ : - Đồng tỡnh, ủng hộ những việc làm chớ cụng vụ tư, phờ phỏn những biểu hiện thiờ́u chớ cụng vụ tư 2, Chuẩn bị của GV và HS a, Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, soạn giáo án. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, các mẩu chuyện về chí công vô tư b, Chuẩn bị của HS: - Đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK. 3, Tiến trình bài dạy a, Kiểm tra bài cũ: (4’) - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. * Đặt vấn đề vào bài mới : Chuyện về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 năm tuổi đời với khoản lương hưu hai người cả thảy 440.000 đ/tháng. Nuôi thêm cô cháu ngoại 7 tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo, ông giáo làng Bùi Văn Huyền (còn gọi là ông Tuấn Dũng) nhà ở thôn Thái Bình, xã Đông Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội đã, đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời “Học chữ của người và mang chữ cho người”. ? Câu chuyện trên nói về đức tính gì của ông giáo Bùi Văn Huyền ? HS : TL cá nhân. Vậy để hiểu được ý nghĩa của đức tính trên chúng ta học bài hôm nay. b, Dạy nội dung bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề : G: Cho học sinh đọc hai câu chuyện trong SGK. Chia lớp thành 3 nhóm G.Thảo luận những nội dung sau : Nhóm 1 : Câu 1 : Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá ? Câu 2 : Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà ? Câu 3 : Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì ? Nhóm 2 : Câu 1 : Mong muốn của Bác Hồ là gì ? Câu 2 : Mục đích mà Bác theo đuổi là gì ? Câu 3 : Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác ? Suy nghĩ của bản thân em ? Nhóm 3 : Câu 1 : Việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì ? Câu 2 : Qua câu chuyện về Tô Hiến Thành và Củ Tịch Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì cho bản thân và cho mọi người ? G. Cho các nhóm trình bày ? Các nhóm khác nhận xét, bổ sung? G: Nhận xét và kết luận : Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống. G: Qua phần thảo luận của học sinh, chúng ta tìm hiểu để rút ra khái niệm về chí công vô tư, ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống. ? Vậy thế nào là chí công vô tư ? G: Cho học sinh làm bài tập nhanh (Bảng phụ) ? Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Vì sao những việc làm còn lại không thể hiện chí công vô tư? 1. Làm việc vì lợi ích chung. 2.Giải quyết công việc công bằng. 3.Chí chăm lo lợi ích của mình 4.Không thiên vị. 5.Dùng tiền bạc, của cải của nhà nước cho việc cá nhân. ? Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư là gì? ? Phẩm chất đạo đức chí công vô tư có ý nghĩa gì ? ? Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư : (Bảng phụ) 1. Giải quyết công việc thiên vị. 2. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân 3. Tham lam vụ lợi. 4. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng. 5. Che giấu khuyết điểm cho người thân, người có chức, có quyền. ? Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư và không chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hành ngày . ? Từ các ví dụ trên chúng ta cần phải rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào ? G: Để rèn luyện đức tính chí công vô tư, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng để phân biệt hành vi thể hiện sự chí công vô tư, không chí công vô tư. Cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Phê phán những hành động cá nhân, tham lam vụ lợi, thiên vị trong cuộc sống. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng dất nước của chúng ta. Hoạt động 3 : Rèn luyện bài tập SGK ? Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây ? ? Em đồng tình hay phản đối trong các trường hợp trên? ? Hãy đọc một vài câu danh ngôn về chí công vô tư mà em biết? I. Đặt vấn đề : (16’) - Hs thảo luận nhóm 10’, cử đại diện trình bày Nhóm 1 : Câu1: Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo. - Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương. Câu 2 : Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước. Câu 3 : Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải. Nhóm 2 : Câu 1 : Mong muốn của Bác Hồ là tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no. Câu 2 : Mục đích sống của Bác Hồ là “ làm cho ích quốc, lợi dân”. Câu 3 : Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi thân thiết. Bản thân em luôn tự hào là cháu của Bác Hồ. Nhóm 3 : Câu 1 : Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu chủa ohẩm chất chí công vô tư. Câu 2 : Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ. II. Nội dung bài học (10’) 1, Chí công vô tư - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. H: Đáp án đúng : 1,2,4 H: Đáp án sai : 3,5. 2, Biểu hiện của chí công vô tư - Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. 3, ý nghĩa của chí công vô tư - Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng - Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội ,đất nước H: Làm bài tập, chọn 1,2,3,5 H: Thay nhau lên bảng điền thông tin vào bảng Chí công vô tư Không chí công vô tư - Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình. - Hiến đất để xây dựng trường học. - Bỏ tiền xây dựng cầu cho nhân dân đi lại. - Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo. - Chiếm đọat tài sản nhà nước. - Lấy đất công bán thu lợi riêng. - Bố trí việc làm cho con, cháu họ hàng. - Trù dập những người tốt. 4, Rèn luyện chí công vô tư - ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư. - Phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng thiếu công bằng trong giải quyết công việc. III.Bài tập : ( 8’) Bài tập 2 - Tán thành quan điểm : d, đ - Không tán thành : a,b,c - Vì : Chí công vô là phẩm chất đạo đức của con người,thể hiện ở sự công bằng, khong thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Bài tập 3 - Đồng tình: Không - Phản đối: c,b,a Vì nếu đồng tình với các trường hợp trên thì sẽ không chí công vô tư H: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” (Hồ Chí Minh) c, Củng cố, luyện tập (6’) HS-Tự xây dựng kịch bản về hai tình huống sau : 1,Ông An, một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng. 2,Ông mạnh, phụ trách của một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đọat tài sản của nhà nước. HS-Các nhóm thể hiện tiểu phẩm của mình. Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm cho học sinh. d, Hướng dẫn hs tự học ở nhà (1’) - Làm bài tập 1,4 trong SGK. - Học thuộc bài theo vở ghi và SGK - Chuẩn bị bài 2: Tự chủ Ngày soạn: 23/08/2011 Ngày dạy: 26/08/2011. Dạy lớp 9A Ngày dạy: 26/08/2011. Dạy lớp 9B Tiết 2. Bài 2: TỰ CHỦ 1, Mục tiêu a, Về kiến thức : Giúp HS: - Hiểu được thế nào là tự chủ - Nờu được biểu hiện của người cú tớnh tự chủ - Hiểu được vỡ sao con người cần phải biết tự chủ b, Về kĩ năng : - Cú khả năng làm chủ bản thõn trong học tập, sinh hoạt c, Về thái độ : Cú ý thức rốn luyện tớnh tự chủ. 2, Chuẩn bị của GV và HS a, Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, soạn giáo án. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, các mẩu chuyện về tính tự chủ b, Chuẩn bị của HS: - Học bài cũ và làm bài tập - Đọc bài mới và trả lời các câu hỏi SGK. 3, Tiến trình bài dạy a, Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu hỏi : ? Chí công vô tư là gì? Cho ví dụ? Đáp án : - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng không thiên vị và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. - VD : Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của chính bản thân mình. Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo. * Đặt vấn đề vào bài mới : Anh Trần Ngọc Tuấn 25 tuổi, bị điếc và chỉ nói được một vài từ đơn giản nhưng rất khó khăn. Anh đã biên soạn hơn 1000 kí hiệu chuyên ngành may, thêu với đầy đủ hình ảnh minh hoạ giúp người khiếm thính dễ dàng hiểu được. Từ năm 2001, anh là hội trưởng Chi hội người điếc Hà Nội, chủ nhật nào anh cũng dạy văn hoá miễn phí cho các hội viên nghèo. Anh được bầu là người tàn tật, trẻ mồ côi , nhà bảo trợ tiêu biểu toàn quốc. ? Qua câu chuyện về anh Tuấn em có suy nghĩ gì ? Việc làm của anh thể hiện đức tính gì ? Để hiểu hơn đức tính của anh chúng ta học bài học hôm nay . b, Dạy nội dung bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Họạt động 1 : Tìm hiểu các câu chuyện của phần đặt vấn đề: G: Cho học sinh đọc chuyện một người mẹ ? Theo em bà tâm đã làm gì trước nỗi đau to lớn của gia đình ? ? Qua hành động đó thể hiện bà Tâm là người như thế nào ? G: Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và những người khác. G: Cho học sinh đọc chuyện “ chuyện của N” ? Là học sinh ngoan N đã đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào ? ? Vì sao lại như vậy ? ? Vậy theo em tính tự chủ được thể hiện như thế nào ? ? Tại sao con người phải biết tự chủ ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học của tính tự chủ : ? Qua ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là tính tự chủ, biểu hiện của tự chủ? ? Em sẽ xử sự như thế nào khi gặp các tình huống sau đây ? (Bảng phụ) - Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học - Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra - Chăm sóc người nhà ốm trong bệnh viện - Bạn bè nghi oan - Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em - Tiếp thu ý kiến phê bình của cô giáo. G: Nhận xét, bổ sung: Phải có thái độ bình tĩnh trước các hành động xảy ra đối với bản thân mình trong bất kì tình huống nào ? Từ bài tập trên em hãy cho biết những biểu hiện của tính tự chủ? ? Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì ? Ngày nay trong thời cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không? vì sao ? Ví dụ minh họa ? G: Nhận xét, bổ sung, kết luận ? Bản thân em và mọi người cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào ? G: Kết luận : Tính tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống. Con người luôn phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp. Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của m ... các em đã tìm hiểu và được biết thế nào là hôn nhân và ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân. Vậy, pháp luật nước ta có những quy định cụ thể như thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Tiết học hôm nay thấy trò ta cùng nhau tìm hiểu các nội dung trên b, Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : tìm hiểu về nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ, quy định, trách nhiệm : ? Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam ? ? Những trường hợp nào được kết hôn ? G: Giải thích quy định này là tối thiểu. Do yêu cầu kế hoạch hoá gia đình, nhà nước khuyến khích nam 26, nữ 22 tuổi mới được kết hôn. ? Những trường hợp nào cấm kết hôn ? ? Muốn kết hôn cần phải có những thủ tục gì ? G: Thủ tục kết hôn là cơ sở pháp lí của hôn nhân đúng quy định, có giá trị pháp lí. ? Vợ chồng cần tuân theo những quy định gì ? ? Công dân có trách nhiệm gì trong hôn nhân và các quy định của pháp luật? ? Là học sinh chúng ta cần có trách nhiệm gì? G: Tình yêu, hôn nhân, gia đình là tình cảm hết sức quan trọng đối với mỗi người. Những quy định của pháp luật thể hiện ý nguyện của nhân dân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời thể hiện tinh hoa văn hoá của nhân loại. Hoạt động 2 : HDHS làm bài tập ? Nêu tác hại của việc kết hôn sớm? II. Nội dung bài học (27’) 2, Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân a, Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam: - Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng. - Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lí cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. b, Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Được kết hôn : - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. - Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở. * Cấm kết hôn : - Người đang có vợ, có chồng. - Người bị tâm thần, mắc bệnh. - Những người cùng dòng máu. - Cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. - Người cùng giới tính. c, Thủ tục kết hôn : - Đăng kí kết hôn. - Giấy chứng nhận kết hôn. 3, Quy định của quan hệ vợ và chồng - Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. 4, Trách nhiệm của công dân - Thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân. - Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân. H: Với học sinh chúng ta phải biết đánh giá đúng bản thân, hiểu được nội dung, ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình. Thực hiện đúng trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, xã hội. III. Bài tập (5’) Bài tập1 Đáp án đúng : d, đ, g, h, i, k. - Tõm, sinh lý chưa phỏt triển ổn định. - Thiếu kinh nghiệm trong việc chăm súc gia đỡnh. - Sinh con sớm. - Chưa cú nghề nghiệp ổn định c, Củng cố, luyện tập (7’) Học sinh các em đang tuổi trăng tròn. Cuộc sống của các em tới đây rất mới mẻ, phong phú và đầy hứa hẹn. Để tránh những sai lầm từ lúc bắt đầu yêu và hôn nhân, chúng ta phải hiểu về cuộc sống hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân, gia đình không nói đến ngôn ngữ yêu đương, những các quy định của pháp luật và nội dung sâu sắc của tình yêu đồng thời là những phương pháp để có một tình yêu hạnh phúc, bền vững. Vì vậy, học sinh chúing ta nói riêng và thanh niên nói chung cần xác định một tình yêu và hôn nhân đúng đắn. * Tục ngữ : - Con dại, cái mang. - Cha muốn cho con hay, thầy muốn cho trò giỏi. - Của chồng, công vợ. * Ca dao : “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” d, Hướng dẫn hs tự học ở nhà (1’) Học thuộc bài theo vở ghi và SGK Làm bài tập 2,3,4,5,6,7,8-SGK. Chuẩn bị tiết 23 : Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đống thuế RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY ......... ......... ......... ......... ......... ========================================= Ngày soạn: 28/01/2012 Ngày dạy: 02/02/2012. Dạy lớp 9A Ngày dạy: 31/01/2012. Dạy lớp 9B Tiết 23.Bài 13 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế 1, Mục tiêu a, Về kiến thức : Giúp HS: - Nờu được thế nào là quyền tự do kinh doanh - Nờu được nội dung cỏc quyền và nghĩa vụ cụng dõn trong kinh doanh - Nờu được thế nào là thuế và vai trũ của thuế đối với việc phỏt triển kinh tế -xó hội của đất nước - Nờu được nghĩa vụ đúng thuế của cụng dõn b, Về kĩ năng - Biết vận động gia đỡnh thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh ,nghĩa vụ đúng thuế c, Về thái độ : - Tụn trọng quyền tự do kinh doanh của người khỏc ,ủng hộ phỏp luậtvề thuế của nhà nước. KNS: Tư duy phờ phán, Tìm kiờ́m và xử lí thụng tin. 2, Chuẩn bị của GV và HS a, Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, soạn giáo án. - Sưu tầm các tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan b, Chuẩn bị của HS: - Học bài cũ và làm bài tập - Đọc bài mới và trả lời các câu hỏi SGK. 3, Tiến trình bài dạy a, Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 15’ *Câu hỏi : ? Trình bày quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? * Đáp án và biểu điểm: + Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân: a, Được kết hôn : (3đ) - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. - Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở. b, Cấm kết hôn : (4đ) - Người đang có vợ, có chồng. - Người bị tâm thần, mắc bệnh. - Những người cùng dòng máu. - Cha mẹ nuôi với con nuôi , bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. - Người cùng giới tính. c, Thủ tục kết hôn : (3đ) - Đăng kí kết hôn. - Giấy chứng nhận kết hôn. * Đặt vấn đề vào bài mới: Điều57 ( HP 1992) “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Điều 80 (HP 1992) “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định pháp luật” ? HP 1992 quy định quyền và nghĩa vụ gì của công dân ? HS- “Tự do kinh doanh”, “Thuế” GV- Để hiểu rõ những vấn đề này chúng ta học ài học hôm nay. b, Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS G : Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm . Nhóm 1 : ? Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì ? Hành vi vi phạm đó là gì ? Nhóm 2 : ? Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên ? Mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng đối với đời sống của nhân dân không ? Vì sao ? Nhóm 3 : ? Những thông tin trên giúp em hiểu được những vấn đề gì ? Thông tin trên giúp em rút ra bài học gì ? G: Chỉ ra các mặt hàng rởm, thuốc lá là loại có hại, ô tô là hàng xa xỉ, vàng mã lãng phí, mê tín dị đoan Tình trạng nhập lậu xe ô tô qua biên giới, nhập lậu rượu Tây và làm hàng giả. Sản xuất muối, nước, trồng trọt, chăn nuôi, đồ dùng học tập là rất cần thiết cho con người C1 Theo em những hành vi nào sau đây công dân kinh doanh đúng và sai pháp luật ? (Bảng phụ) a, Người kinh doanh phải kê khai đúng số vốn b, Kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai c, Kinh doanh đúng ngành đã kê khai d, Có giấy phép kinh doanh. e, Kinh doanh hàng lậu, hàng giả. g, Kinh doanh mặt hàng nhỏ không phải kê khai. h, Kinh doanh mại dâm, ma tuý. C2 Những hành vi nào sau đây vi phạm về thuế? (Bảng phụ) 1, Nộp thuế đúng quy định 2, Đóng thuế đúng mặt hàng kinh doanh 3, Không dây dưa trốn thuế 4, Không tiêu dùng tiền thuế của nhà nước 5, Kết hjợp với bộ kinh doanh tham ô thuế nhà nước 6, Dùng tiền thuế làm việc cá nhân 7, Buôn lậu trốn thuế. C3 Kể tên các hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá mà em biết ? G: Nhấn mạnh: Trong cuộc sống của con người rất cần đến sản xuất, dịch vụ và trao đổi, giúp con người tồn tại và phát triển. ? Kinh doanh là gì ? ? Thế nào là quyền tự do kinh doanh ? ? Thuế là gì ? ? ý nghĩa của thuế ? G: Tác dụng của thuế : - Đầu tư phát triển kinh tế công, nông nghiệp, xây dựng gioa thông vận tải (đường sá, cầu cống) - Phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội ( bệnh viện, trường học) - Đảm bảo các khoản chi cần thiết cho tổ chức bộ máy nhà nước, cho quốc phòng, an ninh ? Trách nhiệm của công dân với tự do kinh doanh và thuế ? G: Yêu cầu Hs làm bài tập SGK ? Bà H trong trường hợp bài tập 2 vi phạm pháp luật nhơ thế nào? ? Lựa chọn đáp án đúng trong các đáp án ở bài tập 3? I. Đặt vấn đề (10’) H: Đọc tình huống SGK N1: Sản xuất, buôn bán. - Vi phạm về sản xuất buôn bán hàng giả. N2: Chênh lệch nhau (cao và thấp) - Mức thuế cao là để hạn chế ngành mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân. Mức thuế thấp khuyến khích sản xuất, kinh doanh mặt hàng cần thiết đến đời sống nhân dân. N3: Giúp em hiểu được những quy định của nhà nước về knh doanh, thuế. Kinh doanh và thuế liên quan đến trách nhiệm công dân được nhà nước quy định. H: KD đúng pháp luật : a,b,c,d KD trái pháp luật : e,g,h H: Hành vi vi phạm về thuế : 5,6,7 H: SX bánh kẹo, lúa gạo, nuôi gà, lợn, trâu, bò, vải, quần áo, sách vở, xe đạp - Dịch vụ, du lịch, vui chơi, gội đầu, cắt tóc - Trao đổi bán lúa gạo, thịt cá, bánh kẹo, mua sách vở, gạo, quần áo. II.Nội dung bài học : (10’) 1, Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. 2, Quyền tự do kinh doanh : là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. 3, Thuế : Là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước. 4, ý nghĩa : - ổn định thị trường - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. - Đầu tư, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.. 5, Trách nhiệm : - Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh và thuế. - Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế. III.Bài tập : (5’) Bài tập 2: - Bà H vi phạm quy định về kinh doanh: đó là kinh doanh quá số mặt hàng kê khai, đồng thời vi phạm nghĩa vụ thuế. Bài tập 3 - Đáp án : c, đ, e. c, Củng cố, luyện tập (4’) T/c cho H chơi sắm vai. Tỡnh huống: Gia đỡnh T tổ chức kinh doanh, kờ khai với cơ quan nhà nước cỏc mặt hàng sau: phõn – lõn - đạm. Nhưng thực tế ngoài những mặt hàng núi trờn cũn kinh doanh thờm: giống – thuốc trừ cỏ, trừ sõu. sau đú bị phỏt hiện đại diện cơ quan quản lớ thị trường đến giải quyết. G: Kinh doanh và thuế là 2 lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống xã hội. Con người và xã hội tồn tại và phát triển cần đến hoạt động của 2 lĩnh vực này. Tuy nhiên, mọi công dân, mọi tổ chức tham gia phải có quyền và nghĩa vụ đối với kinh doanh và thuế, để góp phần xây dựng nền kinh tế, tài chính quốc gia ổn định, vững mạnh. d, Hướng dẫn hs tự học ở nhà (1’) Học thuộc bài theo vở ghi và SGK Làm các bài tập còn lại Chuẩn bị tiết 24 : Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY ......... ......... ......... ......... .........
Tài liệu đính kèm: