CHƯƠNG I : VECTƠ
§1. CÁC ĐỊNH NGHĨA
I.MỤC TIÊU:
1.1- Về kiến thức:
- Hiểu khái niệm vectơ, vectơ-không, độ dài vectơ, hai vectơ cùng phương, cùng hướng, hai vectơ bằng nhau.
- Biết được vectơ-không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
1.2- Về kĩ năng:
- Chứng minh được 2 vectơ bằng nhau.
- Khi cho trước điểm A và vectơ , dựng được điểm B sao cho
TIẾT : 1 – 2 Ngày soạn : TUẦN : 1 – 2 Ngày dạy : CHƯƠNG I : VECTƠ §1. CÁC ĐỊNH NGHĨA I.MỤC TIÊU: 1.1- Về kiến thức: - Hiểu khái niệm vectơ, vectơ-không, độ dài vectơ, hai vectơ cùng phương, cùng hướng, hai vectơ bằng nhau. - Biết được vectơ-không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ. 1.2- Về kĩ năng: - Chứng minh được 2 vectơ bằng nhau. - Khi cho trước điểm A và vectơ , dựng được điểm B sao cho 1.3- Về tư duy : Rèn luyện tư duy logic và trí tưởng tượng không gian. Biết quy lạ về quen. 1.4- Về thái độ: Cẩn thận chính xác trong tính toán, lập luận. II. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Thước kẻ, bút dạ quang, tranh vẽ III. GỢI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Hoạt động 1: Vectơ là gì ? 2: Củng cố khái niệm vectơ. 3: Hai vectơ cùng phương, cùng hướng. 4: Củng cố hai vectơ cùng phương, cùng hướng. 5: Hai vec tơ bằng nhau. 6: Củng cố hai vectơ bằng nhau. 7: Dựng ( cho trước) 8: Bài tập 3 SGK. 9: Bài tập 4 SGK 10: Bài tập 5 SGK TIẾT 1 Vectơ là một khái niệm toán học mới đối với các em. Để học chương này, các em cần hiểu vectơ là gì , tổng của 2 vectơ, hiệu của 2 vectơ, tích của vectơ với 1 số Đây là những kiến thức rất quan trọng, chúng là cơ sở để học môn hình học ở trung học phổ thông. * Hoạt động 1: Vectơ là gì ? Một chiếc tàu thủy chuyển động thẳng đều với tốc độ 20 hải lý một giờ, hiện nay đang ở vị trí M. Hỏi sau 3 giờ nữa nó sẽ ở đâu ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giáo viên gọi học sinh trả lời. Lưu ý câu hỏi vì sao ? + Giáo viên treo tranh như hình vẽ 1 SGK Các mũi tên trong tranh cho biết thông tin gì về sự chuyển động của tàu A, tàu B ? - Nếu biết thêm hướng chuyển động thì câu hỏi trên sẽ được giải đáp - Các đại lượng có hướng thường được biểu thị bằng mũi tên gọi là Vectơ - Cho đoạn thẳng AB, nếu thêm dấu “à” vào điểm B thì ta có vectơ với điểm đầu A, điểm cuối B (Kí hiệu) Nếu thêm dấu “à” vào điểm A ta có vectơ nào ? Từ đó em hãy cho biết Vectơ là gì ? Trong vật lý hãy kễ những đại lượng có hướng? Cho 3 điểm phân biệt A,B,C không thẳng hàng, hảy đọc tên các vectơ có điểm đầu, điểm cuối lấy trong các điểm đã cho ? - Giáo viên giới thiệu không chỉ rõ điểm đầu, điểm cuối - Giáo viên giới thiệu vectơ-không + Học sinh lắng nghe câu hỏi trên và trả lời: Không, vì không biết tàu chuyển động theo hướng nào. + Học sinh quan sát kỹ tranh vẽ, trả lời: - Hướng chuyển động của tàu A, B. - Tốc độ của tàu A, B. + Phát biểu định nghĩa. Cần chú ý tên gọi mới: Vectơ, điểm đầu, điểm cuối. - Kể đầy đủ 6 Vectơ I.VECTƠ là gì ? a) Định nghĩa: Vectơ là đoạn thẳng có hướng, nghĩa trong 2 điểm mút của đoạn thẳng đã chỉ rỏ điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm cuối. Kí hiệu: A: Điểm đầu B: Điểm cuối B A b) Vectơ-không: Vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau gọi là vectơ-không. * Hoạt động 2: Củng cố khái niệm vectơ thông qua bài tập 1 SGK + Vectơ khác với đoạn thẳng như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Cho HS hoạt động nhóm + Lưu ý cho HS: Đoạn thẳng BA, AB là một; còn và là hai vec tơ khác nhau + HS phân biệt rõ nét sự khác nhau giữa đoạn thẳng và vectơ * Hoạt động 3: Hai Vectơ cùng phương – cùng hướng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Giáo viên giới thiệu về “giá” của 1 vectơ Từ khái niệm trên HS có thể cho biết giá của vectơ-không là gì? - Cho học sinh quan sát hình 3 SGK Các vectơ nào có giá trùng nhau , song song, cắt nhau ? - Giới thiệu về 2 vectơ cùng phương Cho học sinh phát biểu lại định nghỉa 2 Vectơ cùng phương - Rút ra kết luận về phương của vectơ-không và vectơ - HS quan sát hình 4 SGK Từ đó giáo viên giới thiệu 2 Vectơ cùng hướng, ngược hướng - Giới thiệu điều quy ước: vectơ-không cùng hướng với mọi vectơ + Học sinh độc lập suy nghĩ + Học sinh phát hiện vị trí tương đối về giá của các cặp vectơ + Phát hiện tri thức mới + Ghi nhận về vectơ cùng phương + Phát hiện các vectơ cùng hướng, ngược hướng II.HAI VECTƠ CÙNG PHƯƠNG, CÙNG HƯỚNG. a) Vectơ cùng phương: - Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu chúng có giá song song hoặc trùng nhau - Vectơ-không cùng phương với mọi vectơ. b). Vectơ cùng hướng: - Nếu hai vectơ cùng phương thì hoặc chúng cùng hướng hoặc chúng ngược hướng. * Hoạt động 4: Củng cố 2 vectơ cùng phương, cùng hướng thông qua bài tập 2 SGK ( bỏ câu f) Các khẳng định sau đây có đúng không ? a). Hai vectơ cùng phương với một vectơ thứ ba thì cùng phương. b). Hai Vectơ cùng phương với một vectơ thứ ba khác vectơ-không thì cùng phương. c). Hai vectơ cùng hướng với một vectơ thứ ba thì cùng hướng. d). Hai vectơ cùng hướng với một vectơ thứ ba khác vectơ-không thì cùng hướng. e). Hai vectơ ngược hướng với một vectơ khác vectơ –không thì cùng hướng. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Cho học sinh phát biểu sau đó đưa ra kết quả + Học sinh suy nghĩ trả lời chính xác câu đúng là b, d và e. * Hoạt động 5: Hai Vectơ bằng nhau HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giới thiệu khái niệm độ dài của 1 vectơ Từ đó rút ra: độ dài vectơ-không bằng bao nhiêu ? - HS quan sát hình 5 SGK chỉ ra các đoạn thẳng bằng nhau Ta có thể nói được hay không ? Từ đó giáo viên đưa ra định nghĩa 2 vectơ bằng nhau Giáo viên cần nhấn mạnh 2 yếu tố: cùng hướng, cùng độ dài - Giới thiệu kí hiệu vectơ-không: + Nhận biết khái niệm mới: Độ dài vectơ + Học sinh phát hiện tri thức mới và ghi nhận III. HAI VECTƠ BẰNG NHAU: Độ dài của vectơ kí hiệu: Định nghĩa: Hai vectơ được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài Kí hiệu: * Hoạt động 6: Củng cố 2 vectơ bằng nhau thông qua bài toán sau Cho , AD, BE, CF là các trung tuyến, G là trọng tâm. Chỉ ra các bộ 3 Vectơ (khác ) đôi một bằng nhau HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giáo viên phân công một nhóm trình bày lời giải trên bảng + Các nhóm còn lại nhận xét + Học sinh vẽ hình trên giấy, chỉ ra đúng các vectơ bằng nhau + Ghi nhận kết quả đúng * Hoạt động 7: Dựng Vectơ Cho Vectơ và điểm O bấy kỳ. Hãy xác định điểm A sao cho , có bao nhiêu điểm A như vậy ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG - Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh giải bài toán, rút ra kết luận Đọc hiểu yêu cầu bài tóan. Dựng theo yêu cầu bài toán. Xác định mấy điểm A ? TIẾT 2 * Hoạt động 8: Luện tập bài tập 3 SGK Giáo viên treo bảng có kẻ ô (hình 7 SGK) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Các nhóm hoạt động + Phân nhiệm vụ cho các nhóm + Giáo viên nhận xét cho kết quả đúng để học sinh ghi nhận + Các nhóm nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi + Các nhóm khác lắng nghe, cho ý kiến + Các Vectơ cùng phương: + Các Vectơ cùng hướng + Các Vectơ bằng nhau * Hoạt động 9: Luyện tập bài tập 4 SGK HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài + Giáo viên điều khiển học sinh trả lời theo trình tự các câu + Học sinh vẽ hình trên giấy, nhìn hình trả lời đúng, sai + Ý kiến của học sinh ghi nhận đúng, sai. a) Sai d) Sai b) Đúng e) Đúng c) Đúng f) Đúng * Hoạt động 10: Luyện tập bài tập 5 SGK HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ lục giác đều +Học sinh lên bảng trình bày dưới sự chỉ định của giáo viên + Mỗi học sinh làm bài vào vỡ bài tập của mình + Khi được chỉ định lên bảng trình bày bài giải của mình. a) b) V. CỦNG CỐ: 1). Cho đều ABC. Các đẵng thức sau: Đúng, sai ? a) b) 2) Cho hình bình hành ABCD tâm O. Điền vào chổ trống đễ được đẳng thức đúng VI/. DẶN DÒ: Các em cần biết: Hai Vectơ bằng nhau, biết dựng 1 điểm M sau cho với điểm A và cho trước. Xem trước bài: “Tổng của hai Vectơ”
Tài liệu đính kèm: