Giáo án Hình học 10 Tuần 11 – số tiết 2: Hệ trục tọa độ

Giáo án Hình học 10 Tuần 11 – số tiết 2: Hệ trục tọa độ

HỆ TRỤC TỌA ĐỘ

Tuần 11 – số tiết 2

A. MỤC TIÊU:

 Về kiến thức:

– Tọa độ của vectơ, tọa độ của điểm đối với hệ trục.

– Biết biểu thức tọa độ trung điểm, trọng tâm.

 Về kỹ năng:

– Tính được tọa độ vectơ khi biết tọa độ hai đầu mút.

– Sử dụng được các phép toán vectơ

– Xác định được tọa độ trung điểm của đoạn thẳng, tọa độ trong tâm của tam giác

 

doc 3 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1444Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 10 Tuần 11 – số tiết 2: Hệ trục tọa độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ TRỤC TỌA ĐỘ
Tuần 11 – số tiết 2
MỤC TIÊU:
Về kiến thức: 
Tọa độ của vectơ, tọa độ của điểm đối với hệ trục.
Biết biểu thức tọa độ trung điểm, trọng tâm.
Về kỹ năng:
Tính được tọa độ vectơ khi biết tọa độ hai đầu mút.
Sử dụng được các phép toán vectơ 
Xác định được tọa độ trung điểm của đoạn thẳng, tọa độ trong tâm của tam giác
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu.
Học sinh: Chuẩn bị lý thuyết và làm các bài tập SGK.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp gợi mở và giải quyết vấn đề , đan xen thảo luận nhóm.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 
Trong mp Oxy, cho hai điểm A(5; 3) và B(2; - 1)
	Tìm:
Tọa độ của vectơ AB và BA
Tọa độ trung điểm của đoạn AB
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho các điểm A(-4; 1), B(2; 4) và C(2; -2)
Xác định tọa độ của các điểm A1, A2, A3 lần lượt là điểm đối xứng với A qua trục hoành, trục tung, gốc tọa độ
Xác đinh tọa độ của điểm E là điểm đối xứng với A qua B.
Xác định trọng tâm G của tam giác ABC.
Yêu cầu học sinh vẽ hệ trục tọa độ
Gọi học sinh lên bảng vẽ và biểu diễn các điểm A1, A2, A3
Điểm B là điểm đặc biệt?
Yêu cầu học sinh vẽ hình minh họa
B là trung điểm của AE, vậy hãy viết biểu thức tọa độ trung B của đoạn AE?
Từ đó tìm tọa độ của điểm E?
B là trung điểm của AE
xB=xA+xE2yB=yA+yE2
xE=2xB-xAyE=2yB-yA
xE=2.2+4yE=2.4+1 ⇔xE=8yE=7
Vậy điểm E(8; 7)
Hãy viết biểu thức tọa độ của trọng tâm tam giác ABC.
Áp dụng tính.
xG=xA+xB+xC3yG=yA+yB+yC3
xG=xA+xB+xC3=0yG=yA+yB+yC3=1
Vậy: G(0; 1)
Bài 2: Cho tam giác ABC, các điểm M(1; 0), N(2; 2), P(-1; 3) lần lượt là trung điểm của cạnh BC, CA và AB. Tìm tọa độ các đỉnh tam giác.
Yêu cầu học sinh vẽ hình
Ta có ANMP là hình gì?
Ta có được điều gì ?
Hãy tìm tọa độ của NA, MP ?
Hai vectơ bằng nhau ta có biểu thức tọa độ như thế nào ?
ANMP là hình bình hành
Ta có : NA=MP
NA=(xA-2;yA-2) 
MP=(-2;3)
NA=MP suy ra xA-2=-2yA-2=3 ⇒ xA=0yA=5
Vậy tọa độ của điểm A(0 ; 5)
Tương tự tìm tọa độ các điểm B, C
Củng cố:
Cách xác định tọa độ vectơ khi biết tọa độ 2 điểm
Công thức tọa độ trung điểm, trọng tâm
Dặn dò:
Xem lại bài học
Làm bài tập:
Trong mặt pẳng tọa độ Oxy. Cho điểm A(- 2; 1), B(4; 5). Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB và tìm tọa độ điểm C sao cho tứ giác OACB là hình bình hành
Chuẩn bị bài tập ôn chương 1: trang 27 - 28 (bài 6, 7, 11), trang 29 (bài 7, 8)
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap ve he truc toa do.doc