Giáo án Hình học khối 10 tiết 30: Bài tập

Giáo án Hình học khối 10 tiết 30: Bài tập

Tiết số: 30 Bài 2 BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:

+) Kiến thức :+ Phương trình tham số của đường thẳng

+ Liên hệ giữa phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng .

+) Kĩ năng : + Biết chuyển từ dạng tham số sang dạng chính tắc (nếu có) , sang dạng tổng quát và ngược lại .

 + Vận dụng kiến thức của bài giải các bài tập có liên quan

+) Thái độ : Rèn luyện tư duy linh hoạt , tư duy logic , tính cẩn thận .

II. CHUẨN BỊ:

 GV: SGK , phấn màu

 HS: SGK, Nắm vững phương trình tham số của đường thẳng .

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học khối 10 tiết 30: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /
Tiết số: 30	Bài 2 	 	BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
+) Kiến thức :+ Phương trình tham số của đường thẳng
+ Liên hệ giữa phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng .
+) Kĩ năng : + Biết chuyển từ dạng tham số sang dạng chính tắc (nếu có) , sang dạng tổng quát và ngược lại .
	 + Vận dụng kiến thức của bài giải các bài tập có liên quan 
+) Thái độ : Rèn luyện tư duy linh hoạt , tư duy logic , tính cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ: 
	GV: SGK , phấn màu
	HS: SGK, Nắm vững phương trình tham số của đường thẳng .
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
a. Oån định tổ chức: (1’)
b. Kiểm tra bài cũ(2’) 
	Nhắc lại phương trình tham số của đường thẳng , phương trình chính tắc của đường thẳng (nếu có )
c. Bài mới: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
12’
HĐ 1 : Ví dụ áp dụng 
Viết phương trình tham số , phương trình chính tắc (nếu có ) và phương trình tổng quát của đường thẳng trong các trường hợp sau :
a) Đi qua điểm A(1 ; 1) và song song với trục hoàmh 
(HD: Véctơ chỉ phương là véctơ nào )
b) Đi qua điểm B(2 ; -1) và song song với trục tung 
c) Đi qua điểm C(2 ; 1) và vuông góc với đường thẳng
(d) 5x – 7y + 2 = 0 
Gợi ý : 
+ Tìm véctơ pháp tuyến của đường thẳng d ? 
+ đường thẳng đi qua C và vuông góc với đường thẳng d có véctơ chỉ phương là véctơ nào ? 
GV cho HS làm 3 : Viết phương trình tham số , phương trình chính tắc (nếu có ) và phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm M(-4; 3) và N(1 ; - 2)
HS đọc đề và làm các câu của VD 
a) Véctơ đơn vị của trục hoành = (1 ; 0) 
đường thẳng D đi qua A và nhận = (1 ; 0) làm véctơ chỉ phương 
phương trình tổng quát 
y – 1 = 0 
tương tự HS làm cho câu b 
c) Véctơ pháp tuyến 
= (5 ; -7) của d cũng là véctơ chỉ phương của dt D 
HS viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của D . từ phương trình chính tắc suy ra phương trình tổng quát . 
HS làm 3
HS làm tương tự như trên 
Đường thẳng D đi qua
 M(-4 ; 3) và nhận 
= (5; -5) làm véctơ chỉ phương 
Ví dụ :(SGK)
a) Đường thẳng cần tìm có véctơ chỉ phương 
= (1 ; 0) và đi qua A (1;1) nên có phương trình tham số Phương trình tổng quát y – 1 = 0 . 
Đường thẳng đó không có phương trình chính tắc 
b) Đường thẳng cần tìm có véctơ chỉ phương
=(0 ; 1) và đi qua B (2;-1) nên có phương trình tham số Phương trình tổng quát x – 2 = 0 
Đường thẳng không có phương trình chính tắc .
c) Véctơ pháp tuyến = (5 ; -7) của d cũng là véctơ chỉ phương của dt D . Do đó phương trình tham số của D là , phương trình chính tắc là 
Từ phương trình chính tắc ta được phương trình tổng quát là 7x + 5y – 19 = 0 
3: Đường thẳng D đi qua M(-4 ; 3) và nhận = (5; -5) làm véctơ chỉ phương nên có ptrình tham số và phương trình chính tắc 
 là 	
Từ phương trình chính tắc, ta có phương trình tổng quát x + y + 1 = 0 
28’
HĐ 2 :Luyện Tập 
GV cho Hs làm bài 7 trg 83 SGK 
GV cho HS làm bài 8 trg 84 SGK 
GV cho HS làm BT 10 
+ Bài toán có yêu cầu ta viết theo dạng phương trình nào hay không ? 
a)Tìm véctơ chỉ phương của (d1)
b) Tìm véctơ pháp tuyến của đường thẳng (d2) 
GV cho HS làm BT 11 
Gợi ý : Tìm véctơ chỉ phương của các đường thẳng . Nếu chúng không cùng phương thì hai đường thẳng đó cắt nhau . Nếu chúng cùng phương thì hai đường thẳng đó song song hoặc trùng nhaổcTong trường hợp này nếu hai đường thẳng này có một điểm chung thì chúng trùng nhau .
GV hướng dẫn HS làm câu a 
HS làm tương tự cho các câu b, c .
GV hướng dẫn HS các bước tìm hình chiếu của một điểm P lên đường thẳng D cho trước 
+ Lập đường thẳng đi qua P và vuông góc với đường thẳng D .
+ Giải hệ phương trình gồm phương trình của đường thẳng D và phương trình của đường thẳng vừa tìm được . Nghiệm của hệ phương trình này là toạ độ hình chiếu của điểm P lên đường thẳng D .
HS đứng tại chỗ trả lời . Nếu sai thì giải thích vì sao sai ? đưa ra ví dụ minh họa 
HS làm tương tự cho bài 8 
HS đọc đề và làm BT 10 theo gợi ý của GV 
2 HS lên bảng trình bày 
a) Đường thẳng (d1) đi qua A(-5 ; 2) và có véctơ chỉ phương = (1 ; -2) 
b) Đường thẳng (d2) đi qua A(-5 ; 2) và vuông góc với D nên có véctơ pháp tuyến là = (1 ; -2) 
HS làm BT 11 với sự gợi ý của GV 
a) = (-2 ; 1) 
 = (6 ; -3) 
Ta thấy hai véctơ này cùng phương nên chúng song song hoặc trùng nhau 
HS lấy điểm thuộc đường thẳng thứ nhất và thế vào đường thẳng thứ hai và nêu kết quả tìm được .
HS nghe GV nêu các bước làm BT 12 
Làm bài a theo các bước trên 
+) d có véctơ pháp tuyến là = (1 ; 0) 
 Phương trình đường thẳng d: x - 3 = 0 
+ Giao điểm cuat D và d là H(3 ; 1 ) 
Bài 7: 
a) Sai . Vì hệ phương trình vô nghiệm 
b) , d) , e) , f) : Đúng 
c) Sai . Vì D có véctơ pháp tuyến là = (2 ; 1) 
Bài 8 :
Các mệnh đề đúng : a) , b) , d) , e) 
Mệnh đề c) sai . Vì véctơ chỉ phương là 
=(-kb; ka) với k ¹ 0 
Bài 10 :
Véctơ chỉ phương của D là = (1 ; -2) 
a) Đường thẳng (d1) đi qua A(-5 ; 2) và song song với D nên véctơ chỉ phương = (1 ; -2) . Do đó (d1 ) có phương trình tham số là 
b) Đường thẳng (d2) đi qua A và vuông góc với D nên có véctơ pháp tuyến là = (1 ; -2) , đo đó (d2) có phương trình (x + 5) – 2(y – 2 ) = 0 
Û x – 2y + 9 = 0
Bài 11:
 a) = (-2 ; 1) ; = (6 ; -3) 
Ta thấy hai véctơ này cùng phương nên chúng song song hoặc trùng nhau 
Vì M(4 ; 5) thuộc đường thẳng thứ nhất ( với t = 0) nhưng không thuộc đường thẳng thứ hai . Do đó hai đường thẳng này song song nhau.
b) Hai đường thẳng cắt nhau 
c) Hai đường thẳng trùng nhau 
Bài 12a: 
Gọi d là đường thẳng đi qua P(3 ; -2 ) và vuông góc với đường thẳng D : 
Khi đó d có véctơ pháp tuyến là = (1 ; 0) 
Phương trình đường thẳng d: x - 3 = 0 
Giao điểm của đường thẳng D và đường thẳng d là điểm H(3 ; 1 ) . Vậy H(3 ; 1 ) là hình chiếu của điểm P(3 ; -2) lên đường thẳng D .
	d) Hướng dẫn về nhà ( 2’)
+ Nắm vững các dạng phương trình của đường thẳng : phương trình tổng quát , phương trình tham số , phương trình chính tắc (nếu có ) .
+ Biết cách chuyển đổi qua lại giữa các loại phương trình đó .
+ Làm các BT 9 – 14 trg 84, 85 SGK 
+ Chuẩn bị trước bài “Khoảng cách và góc ”
IV.RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet30.doc