Giáo án Hóa học 10 - Bài 18: Sự lai hóa các obitan nguyên tử. sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi, và liên kết ba

Giáo án Hóa học 10 - Bài 18: Sự lai hóa các obitan nguyên tử. sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi, và liên kết ba

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết khái niện về sự lai hóa các obitan nguyên tử

- Biết một số kiểu lai hóa thường gặp

- Hiểu thế nào là liên kết đơn, liên hết đôi, liên kết ba

- Hiểu sự hình thành liên kết xich ma (σ), liên kết pi (π)

- Vận dụng kiểu lai hóa để giải thích dạng hình học của phân tử.

2. Kĩ năng

- Vẽ mô hình lai hóa sp, sp2, sp3.

- Vẽ sự xen phủ trục, xen phủ bên.

3. Thái độ

Có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc nghiên cứu khoa học.

II. Phương pháp

- Vấn đáp – gợi mở

- Giải thích minh họa.

 

doc 5 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2909Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 18: Sự lai hóa các obitan nguyên tử. sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi, và liên kết ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh kiến tập : Ngô Thị Hiền
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thu Hằng
 Giáo án bài dạy
Bài 18: SỰ LAI HÓA CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ.
SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ĐƠN, LIÊN KẾT ĐÔI, 
 VÀ LIÊN KẾT BA
Mục tiêu
Kiến thức
Biết khái niện về sự lai hóa các obitan nguyên tử
Biết một số kiểu lai hóa thường gặp
Hiểu thế nào là liên kết đơn, liên hết đôi, liên kết ba
Hiểu sự hình thành liên kết xich ma (σ), liên kết pi (π)
Vận dụng kiểu lai hóa để giải thích dạng hình học của phân tử.
Kĩ năng
Vẽ mô hình lai hóa sp, sp2, sp3.
Vẽ sự xen phủ trục, xen phủ bên.
Thái độ
Có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc nghiên cứu khoa học.
Phương pháp
Vấn đáp – gợi mở
 Giải thích minh họa.
Chuẩn bị
Giáo viên
Mô hinh lai hóa sp, sp2, sp3
Mô hình sự xen phủ trục
Học sinh
Đọc SGK, nghiên cứu hình vẽ trong sách
Tiến trình giảng dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các obitan trong phân tử HCl?
Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
I. Khái niệm về sự lai hóa
Trình bày nguyên nhân xuất hiện hiện tượng lai hóa.
Khái niệm lai hóa được dùng để giải thích dạng hình học các phân tử.
- Đặc điểm các obitan lai hóa?
Hoạt động 2
II. Các kiểu lai hóa thường gặp
Treo tranh vẽ các kiểu lai hóa.
Gọi học sinh nhận xét:
hình dạng mỗi kiểu lai hóa.
Sự tổ hợp mỗi kiểu lai hóa của các obitan nào.
Lai hóa sp là nguyên nhân dẫn đến tính thẳng hàng của các liên kết trong phân tử
Lai hóa sp2 là nguyên nhân dẫn đến các góc liên kết phẳng 1200
Chú ý: các obitan chỉ lai hóa được với nhau khi năng lượng của chúng xấp xỉ bằng nhau
Hoạt động 3
III. Nhận vét chung về thuyết lai hóa
Giải thích cho hóc sinh thấy thuyết lai hóa có ý nghĩa giải thích dạng hình học của các phân tử.
Hoạt động 4
IV. Sự xen phủ trục và xen phủ bên
Cho học sinh quan sát hình vẽ 3.10 a SGK và yêu cầu nhận xét
Kl: sự xen phủ trục tạo liên kết σ
Cho học sinh quan sát hình 3.10 b và rút ra nhận xét
Kl: sự xen phủ bên tạo liên kết π.
Liên kết π kém bền hơn liên kết σ
Hoạt động 5
V. Sự tạo thành liên kết ion, liên kết đôi và liên kết ba
Sự hình thành liên kết trong phân tử H2, HCl?
Liên kết đơn còn gọi là liên kết σ bền vững.
Yêu cầu học sinh quan sát hinh 3.11 và nhận xét:
trạng thái lai hóa của nguyên tử C
sự xen phủ giữa các obitan lai hóa của 2 nguyên tử C với nhau và với nguyên tử H
sự xen phủ giữa các obitan không lai hóa của nguyên tử C
Mô tả sự hình thành phân tử N2 theo quy tắc bát tử?
Liên kết ba được hình thành từ mấy cặp e?
Liên kết giữa hai nguyên tử được thực hiện bởi một liên kết σ và một hay hai liên kết π được gọi là liên kết bội
I. Khái niệm về sự lai hóa
KN: Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp (“trộn lẫn”) một số obitan trong một nguyên tử để được từng ấy obitan lai hóa giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian.
II. Các kiểu lai hóa thường gặp
Quan sát tranh vẽ và SGK nhận xét
1. Lai hóa sp
Là sự tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 2 obitan lai hóa sp nằm ngang hàng với nhau hướng về 2 phía đối xứng nhau.
2. Lai hóa sp2
Là sự tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 3 obitan lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng, định hướng từ tâm tới đỉnh của tam giác đều.
3. Lai hóa sp3
Là sự tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 định hướng từ tâm đến 4 đỉnh của hình tứ diện đều, các trục đói xứng của chúng tạo với nhau 1 góc 109028’
III. Nhận vét chung về thuyết lai hóa
Nghiên cứu SGK
IV. Sự xen phủ trục và xen phủ bên
1. Sự xen phủ trục
Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết trùng với đường nối tâm của 2 nguyên tử liên kết được gọi là sự xen phủ trục.
2. Sự xen phủ bên
Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của 2 nguyên tử liên kết được gọi là sự xen phủ bên. 
V. Sự tạo thành liên kết ion, liên kết đôi và liên kết ba
1. Liên kết đơn
Liên kết đơn là liên kết được tạo thành từ 1 cặp e chung
2. Liên kết đôi
Liên kết đôi được hình thành bằng 2 cặp e chung. Trong đó có 1 liên kết σ, 1 liên kết π 
3. Liên kết ba
Liên kết ba được tạo thành từ 3 cặp e chung gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
Phân tử N2:
Cấu hình e lớp ngoài cùng
2s 2p
 px py pz
 1obitan (pz) xen phủ trục tạo liên kết σ
2 obitan (px, py) xen phủ bên tạo 2 liên kết π
CTCT của N2: N≡N
Củng cố
- Nhắc lại các kiểu lai hóa
- Sự hình thành liên kết đơn, đôi và ba
Về nhà làm bài tập 3, 4 và 8 tr. 78-SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 18 SU LAI HOA CAC OBITAN NGUYEN TU.doc