Giáo án Hóa học 10 - Bài 23: Hidro clorua- Axit clohiđric và muối clorua

Giáo án Hóa học 10 - Bài 23: Hidro clorua- Axit clohiđric và muối clorua

Bài 23: HIDRO CLORUA- AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA

A. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết:

+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của hidro clorua và axit clohidric.

+ Nguyên tắc điều chế HCl trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

+ Tính chất và ứng dụng của một số muối clorua, nhận biết ion clorua.

- Hiểu:

+ Tính chất hóa học của dd HCl là tính axit mạnh và tính khử.

2. Về kĩ năng:

- Viết phương trình hóa học của phản ứng dd HCl tác dụng với kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối, chất oxi hóa mạnh.

- Biết cách nhận biết muối clorua, không chỉ lí thuyết mà cả thực hành.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập

- Bộ dụng cụ thí nghiệm và hóa chất

- Hóa chất: dd H2SO4 đặc, quì tím (quì tím xanh), Fe, Cu, Cu(OH)2( dùng CuSO4 và NaOH điều chế), KMnO4, dd NaCl, tinh thể NaCl, dd AgNO3.

- Tranh hoặc sơ đồ thiết bị sản xuất axit clohiđric trong công nghiệp.

- Một số hình ảnh về ứng dụng của axit clohiđric, muối clorua.

 

docx 7 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 8042Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 23: Hidro clorua- Axit clohiđric và muối clorua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23: HIDRO CLORUA- AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA
MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
Biết:
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học của hidro clorua và axit clohidric.
+ Nguyên tắc điều chế HCl trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. 
+ Tính chất và ứng dụng của một số muối clorua, nhận biết ion clorua. 
Hiểu:
+ Tính chất hóa học của dd HCl là tính axit mạnh và tính khử.
Về kĩ năng:
Viết phương trình hóa học của phản ứng dd HCl tác dụng với kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối, chất oxi hóa mạnh.
Biết cách nhận biết muối clorua, không chỉ lí thuyết mà cả thực hành.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
Phiếu học tập
Bộ dụng cụ thí nghiệm và hóa chất
Hóa chất: dd H2SO4 đặc, quì tím (quì tím xanh), Fe, Cu, Cu(OH)2( dùng CuSO4 và NaOH điều chế), KMnO4, dd NaCl, tinh thể NaCl, dd AgNO3.
Tranh hoặc sơ đồ thiết bị sản xuất axit clohiđric trong công nghiệp.
Một số hình ảnh về ứng dụng của axit clohiđric, muối clorua.
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập 1: Nghiên cứu tính chất vật lí: Khí HCl
 - Trạng thái? - Màu sắc? Mùi?
- Độc hay không?
- Tỉ khối? Nặng hơn hay nhẹ hơn không khí? 
- Thí nghiệm thử tính tan của HCl
Tên thí nghiệm
Cách làm
Hiện tượng
Giải thích và kết luận
Tính tan của khí HCl
Một bình thủy tinh đậy bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn, nhúng đầu ống thủy tinh vào nước có pha vài giọt dd quỳ tím
Phiếu học tập số 2: Lý tính của dd HCl:
- Nồng độ dd đậm đặc nhất (200C) đạt ở bao nhiêu? 
- Tại sao dd HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm? 
 Phiếu học tập số 3: Nghiên cứu tính chất hóa học
 1/ Tính chất hóa học thông thường của một axit? Suy ra tính chất hóa học 
 của dd HCl?
 2/ Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học đó? Tính chất hóa học khác?
 Phiếu học tập số 4: Điều chế HCl
 - Quan sát hình 5.6 SGK và cho biết trong phòng thí nghiệm HCl được điều 
 chế từ những hóa chất nào?
 - Điều kiện xảy ra phản ứng ra sao?
 - Viết PTHH. 
 Phiếu học tập số 5: Nhận biết ion clorua
Tên thí nghiệm
Cách làm
Hiện tượng
Giải thích và kết luận
NaCl + AgNO3
Nhỏ từ từ từng giọt dd AgNO3 vào 1 ml dd NaCl
HCl + AgNO3
Nhỏ từ từ từng giọt dd AgNO3 vào 1 ml dd HCl
 Thuốc thử nhận ra ion clorua là gì?
 Phiếu học tập số 6: Bài tập củng cố
 Na 1 NaCl 2 HCl 3 Cl2 4 HCl 5 NaNO3
Học sinh: Ôn lại tính chất hóa học của một axit thông thường.
Phương pháp chung: đàm thoại, trực quan ( biểu diễn bằng thí nghiệm), gợi mở.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 1: Cho biết hóa tính đặc trưng của clo? Viết các phản ứng minh họa? 
Câu 2: . Tại sao nước clo có tính tẩy màu? Phương pháp điều chế clo?
 BÀI GIẢNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Trong dạ dày của chúng ta có một lượng axit clohiđric nhất định giúp tiêu hóa thức ăn, trong công nghiệp axit clohiđric dùng để điều chế nhiều hóa chất quan trọng khác. Để tìm hiểu tại sao HCl có những tính chất như vậy, ngoài ra còn có những tính chất nào quan trọng nữa không? Chúng ta cùng tìm hiểu về bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử HCl.
- GV:Cho ZH = 1, ZCl = 7, yêu cầu HS viết CTe, CTCT? 
- GV yêu cầu học sinh trả lời về loại liên kết của HCl. 
( GV nói thêm về cặp e chung của HCl và GV thông báo cặp e chung đó lệch về phía Cl)
Hoạt động 3: Lý tính của HCl.
- GV cho HS quan sát bình đựng khí HCl, (thông báo khí hidro clorua có mùi xốc, độc,có thể làm ngạt thở, khi làm thí nghiệm phải cẩn thận, khi có dấu hiệu có khí hidro clorua cần mở cửa, thực hiện khẩn trương các biện pháp phòng độc...)
- GV làm thí nghiệm thử tính tan trong nước của hidro clorua.
Hoạt động 4: Tính chất vật lí của dd HCl.
- GV cho HS quan sát dd HCl đặc?
Hoạt động 5: Tính chất hóa học của dd HCl.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 trong phiếu học tập số 3.
- GV yêu cầu HS viết PTHH giữa Fe, Zn với dd HCl. Xác định số oxi hóa của từng chất. Đâu là chất khử, chất oxi hóa.( GV thông báo Pb không phản ứng với dd HCl).
- Phản ứng giữa Fe với dd HCl có gì khác so với Cl2.
-GV yêu cầu học sinh viết phản ứng giữa dd HCl với Cu(OH)2, CuO, Fe2O3. 
- Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit?
- GV yêu cầu HS viết PTHH giữa dd HCl với Na2CO3, AgNO3.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 trong phiếu học tập số 3.
- GV viết PTHH của MnO2 với dd HCl. Yêu cầu học sinh cân bằng PTHH, xác định số oxi hóa của từng chất và đâu là chất khử và đâu là chất oxi hóa?
Hoạt động 6: Điều chế.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về điều chế HCl trong phiếu học tập số 4.
(GV thông báo phương pháp điều chế HCl trong PTN là pp Sunfat).
-GV: Hãy cho biết:
a) Nếu thay NaCl khan bằng dd NaCl, H2SO4 đặc thành H2SO4 loãng thì phản ứng xảy ra như thế nào?
b) Tại sao không dùng axit khác mà phải dùng axit H2SO4 đặc?
- GV giới thiệu về qui trình sản xuất axit clohiđric trong công nghiệp.( kết hợp với tranh ảnh hoặc hình 5.7/104 SGK).
Hoạt động 7: Muối clorua và nhận biết ion clorua.
- Cho biết tính tan của các muối clorua? Ứng dụng của một số muối clorua quan trọng?
- GV làm hai thí nghiệm: dd NaCl tác dụng với dd AgNO3, dd HCl tác dụng với dd AgNO3.
- GV: Có thể dùng hóa chất nào để nhận biết ion clorua?
(GV lưu ý: AgCl là chất kết tủa màu trắng khi gặp đk đủ ánh sáng sẽ bị thủy phân ra Ag màu đen)
- HS viết được:
H : hay H - Cl
- HS trả lời: liên kết cộng hóa trị phân cực.
- HS quan sát bình đựng khí HCl và hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. 
- HS quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- HS quan sát dd HCl đặc, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
- Tác dụng kim loại đứng trước H, bazơ, oxit bazơ, muối và làm đổi màu quì tím.
+2Clà Cl2 + 
+ 2ClàCl2 +
(Fe,Zn là chất khử, HCl là chất oxi hóa)
- HCl: Fe hóa trị II. Cl2: Fe hóa trị III.
-Cu(OH)2+2HClà CuCl2+2H2O.
CuO+ 2HClà CuCl2+2H2O.
Fe2O3+6HClà2FeCl3
+ 3H2O.
- Muối ít hay không tan trong nước, axit dễ bay hơi hoặc axit yếu hơn. 
Na2CO3 + 2HCl à 2NaCl + CO2­ + H2O
AgNO3 + HCl à AgCl¯trắng + HNO3
- Trong phân tử HCl, số oxi hóa H(+1), Cl(-1) nên khi HCl phản ứng với kim loại thể hiện tính oxi hóa, còn phản ứng với chất oxi hóa mạnh thể hiện tính khử.
-O2+ 4Ht0 
(C’ oxh) (C’ khử)
Cl2 + + 2H2O
- HS hoàn thành nội dung ở phiếu học tập số 4.( kết hợp với hình ảnh SGK)
- HS trả lời: Không xảy ra phản ứng.
- HS trả lời
- HS sử dụng bảng tính tan và tham khảo SGK để trả lời câu hỏi.
- HS quan sát, nêu hiện tượng giải thích, viết PTHH ở phiếu học tập số 5.
- HS nêu được thuốc thử để nhận biết ion clorua là dd AgNO3, hoặc các chất oxi hóa mạnh sinh ra khí Cl2 màu vàng thoát ra khỏi dd.
A/ HIDRO CLORUA
I/ Cấu tạo phân tử:
- Hidro clorua là hợp chất cộng hóa trị, phân tử có cực ( hiệu độ âm điện giữa nguyên tử clo và hidro: 3,16-2,20=0,96)
H : hay H - Cl
II/ Tính chất:
- Là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, là khí độc.
- Khí HCl tan nhiều trong nước
- HCl tan trong nước tạo thành dd axit ( làm quỳ tím ngả sang màu đỏ).
B/ AXIT CLOHIĐRIC
I/ Tính chất vật lí:
- Hidro clorua tan vào nước tạo thành dd axit clohidric. Đó là chất lỏng không màu, mùi xốc.
- Dd HCl đặc “ bốc khói” trong không khí ẩm.
II/ Tính chất hóa học:
- Có tính axit mạnh.
 1/ Tác dụng với chất chỉ thị màu:
 - Làm quì tím (quì xanh) hóa đỏ.
 2/ Tác dụng với kim loại: (trước H, trừ Pb)
 (chất khöû) (chất oxi hoùa) 
3/ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ:	
Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + 2H2O
Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl3 + 3H2O
 4/ Tác dụng với muối:
Na2CO3 + 2HCl à 2NaCl + CO2­ + H2O
AgNO3 + HCl à AgCl¯ trắng + HNO3
 * Lưu ý: điều kiện xảy ra phản ứng là muối ít hay không tan trong nước, axit dễ bay hơi hoặc axit yếu hơn. 
 5/ Tính khử: Tác dụng với chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2,...
(Chất oxi hóa) (chất khử)
III/ Điều chế:
 1/ Phương pháp Sunfat: (trong PTN)
 - Đun nóng NaCl (tinh thể) với H2SO4 đặc
 NaCl + H2SO4 đặc <250oC NaHSO4 + HCl­
	(tỉ lệ mol NaCl : H2SO4 đ = 1 : 1)
 2NaCl + H2SO4 đặc ≥4000C Na2SO4 + 2HCl­
 (tỉ lệ mol NaCl : H2SO4 đ = 2 : 1)
 2/ Phương pháp tổng hợp: (trong công nghiệp)
 - Đốt H2 trong Cl2 (hai khí này được lấy ra từ điện phân dd NaCl có màng ngăn).
H2 + Cl2 t0 2HCl
 - Lượng lớn HCl cũng thu được trong quá trình clo hóa các hợp chất hữu cơ.
C. MUỐI CLORUA VÀ NHẬN BIẾT ION CLORUA.
I/ Một số muối clorua:
- Đa số tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan và PbCl2, CuCl ít tan.
- NaCl: muối ăn, dùng điều chế Cl2, NaOH.
- KCl: làm phân bón., CaCl2: dùng để hút ẩm.
- ZnCl2: quét lên gỗ để chống mục.
- AlCl3: làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
- BaCl2: độc, dùng làm thuốc trừ sâu.
II/ Nhận biết ion clorua:
- Thuốc thử: dd AgNO3.
MUOÁI CLORUA
hoaëc + dd AgNO3 ® AgCl¯ traéng.
Axit HCl 	(khoâng tan trong dd axit)
Vd: NaCl + AgNO3 " AgCl¯ trắng + NaNO3
 HCl + AgNO3 " AgCl¯ trắng + HNO3
* Lưu ý: ­
CỦNG CỐ:
Câu 1: Cho biết các tính chất hóa học của axit HCl? Viết PTHH minh họa.
Câu 2: Phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và công nghiệp? 
Câu 3: Làm nội dung của phiếu học tập số 6.
BÀI TẬP VỀ NHÀ- DẶN DÒ:
Bài 1,6,7 / Trang 106 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_23_Hidro_clorua_Axit_clohidric_va_muoi_clorua.docx