Giáo án Hóa học 10 - Chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học 10 - Chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chuyên đề: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC: (4 tiết) gồm 4 chủ đề

- Tiết 7,: Chủ đề: CẤU HÌNH ELECTRON – VỊ TRÍ

 NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN Ngày soạn / / 2016

I. Mục Tiêu:

 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức cấu hình electron, vị trí nguyên tố trong BTH các NTHH.

 2. Kĩ năng - Hs vận dụng làm bài tập viết cấu hình electron → vị trí nguyên tố và ngược lại.

II. Chuẩn bị:

- Gv: Hệ thống bài tập liên quan nội dung

- Hs: Ôn tập, làm các dạng bài tập về viết cấu hình electron, xác định vị trí và ngược lại.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp.

 2. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của lớp CB + TN

Hoạt động 1- Củng cố kiến thức cơ bản

Phiếu học số 1

Câu 1:

a. Xác định số thứ tự, chu kì, nhóm của các nguyên tử có cấu hình electron sau:

 A: 1s2 2s22p63s1 B: 1s2 2s22p63s23p5

b. A, B thuộc loại nguyên tố hoá học nào (là kim loại, phi kim hay khí hiếm)?

 

doc 14 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1731Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC: (4 tiết) gồm 4 chủ đề
- Tiết 7,: 	Chủ đề: CẤU HÌNH ELECTRON – VỊ TRÍ 	
	 NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN Ngày soạn / / 2016
I. Mục Tiêu: 
 1. Kiến thức 	- Củng cố kiến thức cấu hình electron, vị trí nguyên tố trong BTH các NTHH.
 2. Kĩ năng	- Hs vận dụng làm bài tập viết cấu hình electron → vị trí nguyên tố và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
- Gv:	Hệ thống bài tập liên quan nội dung 
- Hs: 	Ôn tập, làm các dạng bài tập về viết cấu hình electron, xác định vị trí và ngược lại.
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định lớp.
 2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của lớp CB + TN
Hoạt động 1- Củng cố kiến thức cơ bản
Phiếu học số 1
Câu 1: 
a. Xác định số thứ tự, chu kì, nhóm của các nguyên tử có cấu hình electron sau:
 A: 1s2 2s22p63s1 B: 1s2 2s22p63s23p5 
b. A, B thuộc loại nguyên tố hoá học nào (là kim loại, phi kim hay khí hiếm)?
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
a. A: 1s2 2s22p63s1 
Số thứ tự : 11, Chu kì 3 (vì có 3 lớp e), Nhóm IA (vì A là nguyên tố s và có 1e hóa trị).
 B: 1s2 2s22p63s23p5 
 Số thứ tự : 17, Chu kì : 3 (vì có 3 lớp e), Nhóm VIIA (vì B là nguyên tố p và có 7e hóa trị).
b. A là Natri có tính kim loại vì có 1e ngoài cùng. 
 B là Clo có tính phi kim vì có 7e ngoài cùng.
Nhóm IA có 1e ở LNC
Nhóm VIIA có 7e ở LNC
Hoạt động 2- Bài tập áp dụng
Phiếu học số 2
Câu 1: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: 14, 18, 24, 29.
a. Viết cấu hình electron. b. Xác định chu kì, nhóm. Giải thích?
c. Đó là những nguyên tố gì?
d. Các nguyên tố nhóm A, nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm. Giải thích?
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
* Xác định STT nhóm A:
 Cấu hình electron hoá trị: nsanpb.
 STT nhóm A = a + b.
BT:
Z = 14: 1s22s22p63s23p2.
- Chu kì 3: có 3 lớp electron. 
- Nhóm IVA: có 4 electron hoá trị ở phân lớp s và p.
- Là nguyên tố p.
- Là phi kim: có 4 electron hoá trị và Z<18.
Xác định STT của nhóm
 nguyên tố d:
 Cấu hình electron chung: (n – 1)dxnsy
STT nhóm B
 = x + y.
3 (x + y) 7 thì thuộc nhóm (x + y)B
(x + y) = 8, 9, 10 thì thuộc nhóm VIIIB
(x = y) = 11, 12 thì thuộc nhóm IB, IIB. 
Hoạt động 3- Bài tập vận dụng
Phiếu học số 3:
Câu 1 : Cho 2 nguyên tố A và B cùng nằm trong một nhóm A của 2 chu kỳ liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 24.
→ Xác định các nguyên tố trên và viết cấu hình electron của chúng.
→ Xác định STT, chu kỳ trong BTH.
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
- Xác định A, B:
Trường hợp 1: PA + PB = 24 và PA –PB = 8
 ZA = 8: oxi. ZB = 16: Lưu huỳnh.
Trường hợp 2: PA + PB = 24 và PA – PB = 18
 ZA = 3. ZB = 21
B là Sc không thoả mãn điều kiện trên.
O : 1s22s22p4. S:1s22s22p63s23p4
Gv lưu ý: 2 nguyên tố ở 2 chu kì liên tiếp hơn nhau 8 đơn vị (nếu ở chu kỳ nhỏ) hoặc 18 đơn vị (nếu ở chu kỳ lớn).
Hoạt động của lớp TN
Phiếu học số 4: 
Câu 1 : Cho 2 nguyên tố A và B cùng nằm trong một nhóm A của 2 chu kỳ liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 32.
→ Xác định các nguyên tố trên và viết cấu hình electron của chúng.
→ Xác định STT, chu kỳ trong BTH.
Câu 2: Viết cấu hình electron của S , Fe, S2-, Fe3+. Biết STT của S, Fe lần lượt là16 và 26
Câu 3: Hai nguyên tố A, B thuộc cùng một chu kỳ và hai nhóm liên tiếp trong bảng tuần hoàn tổng số hiệu nguyên tử của A, B là 31. Xác định Z, viết cấu hình e và nêu tính chất cơ bản của A, B.
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Câu 1 : - Trường hợp 1: 
 ZX = 12: là Mg ZY = 20: là Ca. Phù hợp.
- Trường hợp 2: ZX = 7: Nitơ. ZY = 25: Mn. 
Không phù hợp, không phải 2 chu kì liên tiếp
Câu 2: S: 1s22s22p63s23p4.. S2-: 1s22s22p63s23p6
Fe : 1s22s22p63s23p63p64s2.
Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5. 
Câu 3: Giả sử ZA < ZB ta có: ZA + 1 = ZB và ZA + ZB = 31
→ ZA = 15 (P) và ZB = 16 (S)
 15P: 1s22s22p63s23p3 , là phi kim, dễ nhận e
16S: 1s22s22p63s23p4, là phi kim, dễ nhận e.
Nguyên tử nhận e thành ion âm
X + m(e) → Xm−
Nguyên tử nhường e thành ion dương
A → Aa+ + a(e) 
4- Củng cố dặn dò ::-- Làm BT SGK và chuẩn bị bài mới )
5- Bài tập làm thêm:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác trong 1 chu kỳ:
A. Đi từ trái qua phải, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều Z tăng dần.
B. Đi từ trái qua phải, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
C. Tất cả đều có cùng số lớp e. D. Đi từ trái qua phải, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều χ tăng dần.
Câu 2: Theo qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BTH thì: 
A. Phi kim mạnh nhất là Iot.	B. Kim loại mạnh nhất là Liti.C. Phi kim mạnh nhất là Flo. D. Kim loại yếu nhất là Xesi.
Câu 3: ion R+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm IA	B. Chu kì 2, nhóm IIAC. Chu kì 2, nhóm VIIA 	D. Chu kì 3, nhóm VIIA
Câu 4: Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn:
A. Số lớp electron 	B. Số electron lớp ngoài cùng C. Khối lượng nguyên tử	D. Điện tích hạt nhân
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học ?
A. Na ở ô thứ 11 trong bảng HTTH 	B. Mg ở ô thứ 12 trong bảng HTTH
C. Al ở ô thứ 13 trong bảng HTTH 	D. Si ở ô thứ 14 trong bảng HTTH
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử nhỏ nhất ?
A. Nitơ (Z = 7) 	B. Photpho (Z = 15) 	C. Asen (Z = 33) 	D. Bitmut (Z = 83)
5- Bài tập cho học sinh khá giỏi:
Câu 1: Khi cho 8,8g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 6,72lít khí hidro ở đktc. Hai kim loại đó là kim loại nào?
Câu2: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B ở hai chu kỳ kế tiếp nhau của nhóm IIA. Lấy 0,88g X cho hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m và tên của hai kim loại A, B?
6- Rút kinh nghiệm:
...
Duyệt của tổ trưởng
- Tiết 8,9: Chủ đề:CẤU HÌNH ELECTRON – SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ ...
	 	Ngày soạn: / / 2016
I. Mục Tiêu: 
1. Kiến thức. - Biết viết cấu hình electron, dựa vào đặc điểm lớp e ngoài cùng để dự đoán tính chất của các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn.
2. Kỹ năng. - Từ vị trí suy ra cấu tạo, dự đoán tính chất và ngược lại. 
- So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
3. Chuẩn bị: - Gv: Hệ thống câu hỏi bài tập chuẩn vị cho tiết làm bài tập.
- Hs: Hệ thống lại thức về cấu tạo – vị trí – tính chất của các ng.hóa học trong bảng tuần hoàn.
II. Phương pháp:- Đàm thoại, nêu vấn đề.
III. Tiến trình lên lớp:
1-Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ: Phát biểu sự biển đổi theo qui luật các tính chất ( kim loại, phi kim, bazo, axit ..) trong chu kì, trong nhóm A? 
3-Bài mới:
Hoạt động của lớp CB + TN
Hoạt động 1- Củng cố kiến thức cơ bản
Phiếu học số 1:
Bài 1: Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F lần lượt có cấu hình electron như sau.
A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p64s1 C. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p63s23p5
E. 1s22s22p63s23p63d64s2 F. 1s22s22p63s23p1. Các nguyên tố nào có tính kim loại:
 a. A, D, F. b. B, C, E. c. A, B, C, D, F d. A, B, F. e. A, B, C, E, F.
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
-Gv: gợi ý: Dựa vào số electron để xác định.
- Hs chọn đ.a 1. e.
Lớp ngoài cùng có 1,2,3 (e) thì thuộc kim loại trừ H, He, Bo
H, là PK
He, là KH 
Bo là PK
Hoạt động 2- Bài tập áp dụng
Phiếu học số 2:
Bài 1: Ion R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R là:
 A. ng.tố s, có tính PK. B. ng.tố p, có tính PK. C. ng.tố s, có tính KL. D. ng.tố p, có tính KL.
Bài 2: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s2 thì ion tạo nên từ X sẽ có cấu hình electron nào sau đây:
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s23p6
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Bài 1 - Gv: từ cấu hình ion, viết cấu hình nguyên tử → xác định
- Hs: 1s22s22p63s23p64s1 → chọn đ.a 2. C
Bài 2 - Gv: Kim loại, Phi kim có ? e LNC.
Gv nhấn mạnh: Kl sẽ nhường e, phi kim nhận e
- Hs: X có 2e nên nhường 2e → chọn đ.a 3. C 
 Nguyên tử nhận e thành ion âm
X + m(e) → Xm−
Nguyên tử nhường e thành ion dương
A → Aa+ + a(e) 
Hoạt động 3- Bài tập vận dụng
Phiếu học số 3:
Bài 1: Cho nguyên tố , X có đặc điểm
A. Nguyên tố thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA B. Số nơtron trong nhân nguyên tử X là 20
C. X là nguyên tố kim loại có tính khử mạnh, có cấu hình ion X2+ là 1s22s22p63s23p6. D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 2: Biết cấu hình electron của các nguyên tố X, Y, Z, T, E như sau:
X. 1s22s22p63s23p64s1 Y. 1s22s22p63s1 Z. 1s22s22p63s23p4 T. 1s22s22p4 E. 1s22s22p5
Thứ tự tăng tính Kim loại của các nguyên tố là trường hợp nào sau đây:
 A. E, T, Z, Y, X. B. T, E, Z, Y, X. C. X, Y, Z, T, E. D. E, T, Z, X, Y
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Bài 1 : - Gv: gợi ý: viết cấu hình e để xác định.
- Hs: 1s22s22p63s23p64s2. → chọn đ.a 4. D
- Gv: ? nhắc lại sự biến đổi tính KL – PK trong chu kì và nhóm A khi Z tăng.
- Hs: khi Z tăng, trong chu kì, tính KL giảm, tính PK tăng. Trong nhóm A, tính KL tăng, tính PK giảm.
Bài 2 : → Hs vận dụng, chọn đ.a 5. A
Hoạt động 4- Bài tập vận dụng
Phiếu học số 4:
Bài 1: Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F lần lượt có cấu hình electron như sau.
A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p64s1 C. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p63s23p5
E. 1s22s22p63s23p63d64s2 F. 1s22s22p63s23p1. Các nguyên tố nào thuộc cùng chu kì
 a. A, D, F. b. B, C, E. c. C, D d. A, B, F. e. Cả a, b, đúng
Bài 2: Ion R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc:
A. Chu kỳ 2, nhóm VIA. B. Chu kỳ 3, nhóm IA. C. Chu kỳ 4, nhóm IA. D. Chu kỳ 4, nhóm VIA
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Bài 1 : - ? Gv: Các nguyên tố có đặc điểm gì xếp cùng chu kì?
→ Hs: có cùng số lớp electron.
Hs chọn đáp án 1. e.
Bài 2 : Viết cấu hình đầy đủ của ion ... . Liên kết hóa học giữa X và Y là:
A. Liên kết cộng hóa trị không cực.	B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết ion.	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành do
A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.	B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung một electron.
C. Cl nhường 1e và Na nhận 1e thành các ion trái dấu hút nhau
D. Na ® Na+ + 1e; Cl + 1e ® Cl-; sau đó Na+ + Cl- ® NaCl.
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Hướng dẫn:
câu 1: a/ B
b/ C
c/ C
câu 2: D
Nhóm nguyên tử mang điện tích gọi là ion đa nguyên tử
Hoạt động của lớp TN
Hoạt động 6- Bài tập áp dụng
Phiếu học số 6:
Câu 1 : Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 115 trong đó số hạt không mang điện chiếm 39,13% tổng 
số hạt. Trong hợp chất ion giữa M và X số hạt mang điện của M chiếm 14,63% tổng số hạt mang điện của phân tử. M là 
 	A. Na 	 B.Mg	C. Al	D. K
Câu 2: Hai nguyên tố X, Y thuộc hai nhóm A liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton trong 2 hạt nhân X, Y bằng 23. Nếu X ở nhóm VA thì Y là nguyên tố nào, biết X, Y không phản ứng với nhau?
A. C (cacbon) 	B. Si (silic)	C. O (oxi) 	 D. S (lưu huỳnh)
Câu 3 : Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 62 trong đó số hạt mang điện chiếm 54,84% tổng 
số hạt. Trong hợp chất ion giữa M và X số hạt mang điện của M chiếm 39,29% tổng số hạt mang điện của phân tử. Phân tử khối của hợp chất ion là ( trong M số hạt n nhiều hon cố hạt p 1 đơn vị)
 	A. 74 	 B.58	C. 94	D. 132
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Hướng dẫn:
câu 1: Từ số liệu Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 115 trong đó số hạt không mang điện chiếm 39,13% tổng 
số hạt. => X là Br
Vì có nguyên tố sẵn thì dùng phương án thử ĐA
Khi không có các nguyên tố thì sử dụng 
MBra ( a = 1,2 hay 3) 
và 2p : ( 2p + 70a) = 0,3913
Kết quả M là Mg
câu 2: D
Nhóm nguyên tử mang điện tích gọi là ion đa nguyên tử
4- Củng cố dặn dò :
Khi nào nguyên tử trở thành ion? Ion dương? Ion âm?
Vì sao các nguyên tử kim loại lại có khuynh hướng nhường electron để trở thành các ion dương?
Vì sao các nguyên tử phi kim lại có khuynh hướng nhận electron để trở thành các ion âm?
Hãy cho biết thế nào là liên kết ion? Bản chất lực liên kết ion là gì?
Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion?
5- Bài tập làm thêm:
Câu 1: Cho các hợp chất : NaCl, AlCl3, MgCl2, BCl3 .Tính ion của liên kết xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. AlCl3, MgCl2, BCl3, NaCl. B. MgCl2, AlCl3, BCl3, NaCl
C. BCl3, AlCl3, MgCl2, NaCl D. NaCl, MgCl2,AlCl3, BCl3 .
Câu 2: Giữa hai nguyên tố 8X và 16Y có thể tạo được mối liên kết :
A. Ion 	B. Cộng hoá trị không phân cực C. Cộng hoá trị phân cực. 	D. Kim loại
Câu 3: Công thức electron của HCl là 
A. H: Cl.	B. H : Cl.	C. H :Cl.	D. H::Cl.
Câu 4: Liên kết hóa học trong phân tử flo, clo, brom, iot, oxi đều là:
A. Liên kết ion.	B. Liên kết cộng hóa trị có cực. C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết đôi.
Câu 5: Liên kết trong phân tử HF, HCl, HBr, HI, H2O đều là
A. liên kết ion. 	B. liên kết cộng hóa trị có cực. C. liên kết cộng hóa trị không cực.	D. liên kết đôi.
6- Bài tập cho học sinh khá giỏi:
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong oxit cao nhất chứa 74,07 % O về khối lượng. Thành phần % khối lượng của R trong hợp chất hidroxit tương ứng là
A. 22,22 	 B. 76,19	C. 22,58 	 D. 44,44
Câu 2: Một nguyên tố thuộc nhóm VIIA có tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử bằng 28. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là
A. 1s22s22p63s23p63d84s2	B.  1s22s22p5 	 C. 1s2 2s22p6	D. 1s22s22p63s23p5
Câu 3: Cho 1,95g một kim loại tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại đó là
A. Na 	 B. K	C.  Mg 	 D. Al
7- Rút kinh nghiệm:
....
Duyệt của tổ trưởng
- Tiết 13: 	Chủ đề: 	HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ Ngày soạn / / 2016
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức. - Ôn tập lí thuyết về hoá trị và số oxi hoá.
- 4 qui tắc xác định số oxi hoá của chất và ion.
2. Kỹ năng. - Hs vận dụng: Làm được một số bài tập về xác định số oxi hoá của đơn chất, hợp chất và ion.
3. Chuẩn bị- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi bài tập chuẩn bị cho tiết làm bài tập.
- Học sinh: Hệ thống lại thức 4 qui tắc xác định số oxi hoá của chất và ion, làm bài tập.
II. Phương pháp:- Đàm thoại, nêu vấn đề.
III. Tiến trình lên lớp:
1-Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ: 	Xác định số oxi hoá của S trong các hợp chất và ion sau: S, H2S, H2SO3, H2SO4, SO42-
 3-Bài mới:
Hoạt động của lớp CB + TN
Hoạt động 1- Bài tập áp dụng
Phiếu học số 1:
1. Xác định số oxi hoá của lưu huỳnh, Cl, Mn, N trong các chất và ion sau:
 a) S, H2SO3, H2SO4, SO3.	 b) HCl, HClO, NaClO3, HClO4.
 c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.	 d) MnO4-, SO42-, NH4+, ClO4-.
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Đáp án:
- Cho đề bài, Hs Thảo luận nhóm → Hs đại diện lên bảng giải.
a. 0, +4, +6, +6
b. -1, +1, +3, +7
c. 0, +2, +4, +7
d. +7, +6, -3, +7
Các qui tắc:
- Số oxi hoá trong đơn chất bằng 0.
- Tổng số số oxi hoá trong hợp chất bằng 0.
- Số oxi hoá của các ion bằng điện tích của ion đó.
- Trong hợp chất: Số H: 1+; O: -2 (trừ NaH, CaH2, H2O2, OF2)
Hoạt động 2- Bài tập áp dụng
Phiếu học số 2:
1. Số oxi hoá của Mn trong K2MnO4 là: A+7; 	 B+6; 	 C-6; 	 D+5.
2. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, NH3, NO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+.
3. Xác định số oxi hoá của nitơ trong: NH4+; NO2- và HNO3 lần lượt là:
a) + 5, -3, +3. 	b) -3, +3, +5. 	 c) +3, -3, +5. 	d) +3, +5, -3.
4. Quá trình ion NO3- chuyển thành NH3 có sự dịch chuyển electron là: A. 1 B. 8 C. 7 D. 5
5. Xác định điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất Al2O3, KF, CaCl2
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
*GV: ra bài tập cho HS thảo luận nhóm và làm.
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Hs: câu 1 Đáp án : b)
Hs: câu 2 
 (+4 -2); (-3 +1); (+4 -2) +1; +2; +2; +3
Hs: câu 3 Đáp án : b)
Hs: câu 4 Đáp án : b)
NO + 8e ® NH3.
Hs: câu 5
 (+3 và -2); (+1 và -1); (+2 và -1)
 - Xác định hoá trị trong hợp chất ion.
 Vd: CaF2: Điện hoá trị: Ca (2+) và F (1-).
 Qui ước: ĐHT: Số trước, dấu sau.
- Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị.
 VD: CH4: CHT của C = 4 và H = 1.
Hoạt động 3- Bài tập vận dụng
Phiếu học số 3: Áp dụng: BT 8 / SGK – 76
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong oxit cao nhất: 
RO2
R2O5
RO3
R2O7
Si, C
P, N
S, Se
Cl, Br
Nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro: 
RH4
RH3
RH2
RH
Si
N, P, As
S,Te
F, Cl
Hoạt động của lớp TN
Hoạt động 4- Bài tập vận dụng
Phiếu học số 4: 
Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp e lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có phân lớp e lớp ngoài cùng là 3s. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết rằng X và Y dễ phản ứng với nhau. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là A. 13 và 15	B. 17 và 12	C. 18 và 11	D. 12 và 16
Câu 2: Cho KLNT Au là 196,97. Ở 250C, khối lượng riêng Au kim loại là 19,32 g/cm3. Giả thiết các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích của kim loại, còn 25% là các khe rỗng. Bán kính gần đúng Au là:
A. 1,34 A0. B. 1,45 A0.	 C. 1,18 A0.	 D. 1,29 A0.
Hoạt động GV - HS
Kiến thức cơ bản 
Kiến thức tham khảo
- HS lên bảng trình bày
-GV: sửa lại và giải thích ,nhấn mạnh những điểm quan trọng
Câu 1: X: 1s22s22p63s23px 
Y: 1s22s22p63sy
x + y = 7
Kết quả B
Câu 2: D
Coi nguyên tử là 1 khối cầu thì V = 4ЛR3:3
4- Củng cố dặn dò : VN làm các bài tập còn lại trong SGK và Sách bài tập Hóa 10.
5- Bài tập làm thêm:
Câu 1: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là
A. +5, -3, +3.	B. -3, +3, 5.	C. +3, -3, +5.	D. +3, +5, -3.
Câu 2: Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO43- lần lượt là:
A. 0, +3, +6, +5.	B. 0, +3,+5 ,+6.	C. +3, +5, 0, +6.	D. +5, +6, +3, 0.
Câu 3: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị?
A. LiCl.	B. NaF.	C. KBr.	D. CaF2.	E. CCl4.
Câu 4: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion?
A. HCl.	B. H2O.	C. NH3.	D. CCl4.	E. CsCl.
Câu 5: Công thức electron đúng của hợp chất PH3 là: 
	B. 	C. 
Câu 6: Số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4 là:
A. +1.	B. -1.	C. -5.	D. +5.	E. +7.
Câu 7: Số oxi hóa của nitơ trong NO2-, NO3- và NH3 lần lượt là
A. -3, +3, +5.	B. +3, -3, -5.	C. +3, +5, -3.	D. +4, +6, +3.
Câu 8: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2S, SO2, SO32-, SO42- lần lượt là
A. 0, +4, +3, +8.	B. -2, +4, +6, +8.	C. -2, +4, +4, +6.	D. +2, +4, +8, +10.
Câu 9: Số oxi hóa của mangan trong Mn, MnO, MnCl4, MnO4- lần lượt là
A. +2, -2, -4, +8.	B. 0, +2, +4, +7.	C. 0, -2, -4, -7.	D. 0, +2, -4, -7.
6- Bài tập cho học sinh khá giỏi:
Câu 1. Dãy nào trong các dãy hợp chất hoá học dưới đây chỉ chứa các hợp chất có liên kết cộng hoá trị:
	A. BaCl2, CdCl2, LiF	B. H2O, SiO2, CH3COOH C. NaCl, CuSO4, Fe(OH)3	D. N2, HNO3, NaNO3
Câu 2: Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau: O(3,44), Cl(3,16), Mg(1,31), C(2,55), H(2,2) 
Trong các phân tử: MgO, CO2, CH4, Cl2O. Số chất có kiểu liên kết cộng hóa trị có cực là
A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 3: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là 
A. AlN.	 B. MgO.	C. LiF. 	D. NaF.
Câu 4: Có 4 Phát biểu sau:	(1).. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất.	 
(2).. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi.(3).. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử.	 (4).. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
Số phát biểu sai là: A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 5: Một lít khí hiđro giàu đơteri D ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10 gam. Phần trăm về số lượng nguyên tử D trong loại khí hiđro đó là (coi hiđro chỉ có hai loại đồng vị H và D)
A. 12,0%	B. 0,2%	C. 99,8%	D. 88%.
Câu 6. Nguyên tử X và Y có cấu hình electron ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3py. Biết phân lớp 3s của hai nguyên tử hơn kém nhau 1 electron. Hợp chất của X và Y có dạng X2Y. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X và Y lần lượt là:
A. 3s2 và 3s23p1	B. 3s1 và 3s23p4	C. 3s2 và 3s23p2	D. 3s1 và 3s23p2
7- Rút kinh nghiệm:
....
Duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doc2-Khoi 10 -2016 - chuong 2 + 3.doc